Những yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng sống của bệnh xơ gan mất bù
Xơ gan mất bù là một trong những căn bệnh nguy hiểm và phổ biến hiện nay. So với xơ gan còn bù, tiên lượng sống của bệnh xơ gan mất bù thường thấp hơn rất nhiều.
Xơ gan là một căn bệnh nguy hiểm và có tiên lượng sống khá thấp. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể kéo dài thời gian sống nhờ phương pháp điều trị và chăm sóc. Vậy làm thế nào để cải thiện tiên lượng sống của bệnh xơ gan mất bù?
1. Tiên lượng sống của bệnh xơ gan mất bù
Xơ gan mất bù được xem là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh xơ gan. Ở giai đoạn này, gan của người bệnh thường bị tổn thương ở mức độ nghiêm trọng. Nguyên nhân là bởi các mô sẹo đã bắt đầu tăng lên về số lượng và diện tích gan. Do đó các chức năng của gan cũng sẽ bị ảnh hưởng và trở nên suy yếu.
Tiên lượng sống của bệnh xơ gan mất bù ngắn hơn rất nhiều so với bệnh xơ gan còn bù. Người bệnh xơ gan mất bù thường chỉ sống được từ 1 đến 3 năm kể từ khi chẩn đoán.
Trong khi đó, tiên lượng sống của xơ gan còn bù có thể lên đến 10 – 20 năm. Tuy nhiên, tiên lượng sống của bệnh xơ gan mất bù cũng có thể tăng lên hoặc giảm xuống. Thậm chí, nhiều trường hợp bệnh nhân chỉ sống được khoảng 1 năm từ khi được chẩn đoán.
Tiên lượng sống của bệnh xơ gan mất bù thường phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:
- Tình trạng sức khỏe tổng quát của bệnh nhân.
- Mức độ nghiêm trọng của các biến chứng.
- Phương pháp điều trị xơ gan mất bù được sử dụng.
- Mức độ tương thích của người bệnh đối với phương pháp điều trị.
- Khả năng đáp ứng với thuốc điều trị.
- Các biện pháp tự chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân.
2. Các phương pháp điều trị giúp kéo dài tiên lượng sống của bệnh xơ gan mất bù
So với xơ gan còn bù, xơ gan mất bù thường gây ra các triệu chứng cụ thể và rõ ràng. Đặc biệt, xơ gan mất bù còn có thể gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Điều trị xơ gan mất bù thường không triệt để, nhưng nó lại giúp giảm đau, ngăn biến chứng và cải thiện tình trạng xơ hóa. Trong một số trường hợp, điều trị còn có thể giúp bệnh nhân xơ gan mất bù kéo dài sự sống.
Video đang HOT
Các phương pháp điều trị xơ gan mất bù phổ biến nhất hiện nay bao gồm:
- Sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
- Phương pháp chọc dịch ổ bụng.
- Phương pháp ghép gan.
Trong đó, sử dụng thuốc và chọc dịch ổ bụng chỉ mang tính chất kiểm soát tình trạng bệnh. Những phương pháp này sẽ giúp làm giảm các triệu chứng và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Ngược lại, ghép gan lại là phương pháp điều trị khá hiệu quả. Bởi ghép gan sẽ giúp loại bỏ các mô sẹo một cách triệt để nhất.
Tuy nhiên, ghép gan lại là một ca phẫu thuật vô cùng phức tạp và có chi phí khá cao. Nó đòi hỏi các kỹ thuật y học hiện đại và người bệnh phải tìm được phần gan tương thích.
Trong tất cả các phương pháp, ghép gan cũng là phương pháp có tiên lượng sống cao nhất. Trên lý thuyết, nếu được ghép gan thành công, người bệnh kéo dài sự sống thêm 20 năm. Trên thực tế, thống kê cũng cho thấy 70% người bệnh có thể sống trên 5 năm sau phẫu thuật.
3. Các phương pháp chăm sóc giúp kéo dài tiên lượng sống của bệnh xơ gan mất bù
Ngoài các phương pháp điều trị, người bệnh cũng cần có ý thức tự chăm sóc sức khỏe. Bởi một lối sống lành mạnh sẽ giúp bệnh nhân khỏe mạnh và kiểm soát bệnh tốt hơn. Để chăm sóc tốt cho sức khỏe, bệnh nhân xơ gan mất bù cần lưu ý các vấn đề sau:
- Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý.
- Hạn chế việc tiêu thụ muối và các loại chất béo trong bữa ăn hàng ngày.
- Thường xuyên vận động và tập luyện và các môn thể thao phù hợp với sức khỏe.
- Hạn chế các công việc nặng nhọc hoặc lao động quá sức.
- Tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị.
- Tránh tự ý sử dụng các loại thực phẩm chức năng hoặc thảo dược khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
Tiên lượng sống của bệnh xơ gan mất bù thường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Do đó, người bệnh cần có ý thức chăm sóc, điều trị để cải thiện tiên lượng sống của bệnh.
Tất tần tật những thứ mà mẹ cần chuẩn bị trước khi mang thai
Lên kế hoạch và có sự chuẩn bị trước khi mang thai thật kỹ càng sẽ giúp người mẹ có thai kỳ thật khỏe mạnh. Tìm hiểu về thai kỳ, khám sức khỏe, uống thuốc bổ, thay đổi lối sống,... là những điều mà mẹ cần theo dõi và chuẩn bị trước khi mang thai.
1. Đi kiểm tra sức khỏe
1.1. Khám sức khỏe tổng quát
Khám sức khỏe trước khi mang thai thường được gọi chung là khám tiền sản. Trong gói khám tiền sản chuẩn bị trước khi mang thai, thông thường bác sĩ sẽ kiểm tra thể lực, xem lịch sử y tế của bạn và gia đình, loại thuốc bạn đang sử dụng,.. Bác sĩ sẽ đặc biệt kiểm tra các bệnh lây qua đường tình dục và bệnh nhiễm trùng. Bởi đây là những căn bệnh có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.
Để chuẩn bị trước khi mang thai, bạn cũng nên đến gặp nha sĩ. Tưởng như không liên quan, nhưng đây là việc rất quan trọng. Khi mang thai, nội tiết tố thay đổi, nồng độ progesterone và estrogen tăng cao có thể ảnh hưởng đến nướu răng, khiến bạn dễ mắc các bệnh lý nha khoa. Mặt khác, các bệnh nhiễm trùng răng miệng có thể theo đường máu tác động trực tiếp lên sức khỏe thai nhi.
1.2. Kiểm tra di truyền
Kiểm tra di truyền là công việc chuẩn bị trước khi mang thai mà cả 2 vợ chồng cần thực hiện. Bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm để chắc chắn không ai trong 2 vợ chồng bị các bệnh lý có thể di truyền cho thai nhi. Các bệnh lý di truyền nghiêm trọng có thể kể đến như bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm, bệnh thiếu máu tán huyết, bệnh teo cơ tủy, bệnh Tay-Sachs,...
Xét nghiệm kiểm tra di truyền là công việc chuẩn bị trước khi mang thai - Ảnh Internet
Các xét nghiệm kiểm tra di truyền chủ yếu được thực hiện trên mẫu nước bọt hoặc mẫu máu, là công việc chuẩn bị trước khi mang thai khá đơn giản. Nhưng nó có ý nghĩa rất to lớn, giúp xác định nguy cơ bị dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Từ đó, giúp bố mẹ phòng tránh, hoặc theo dõi và can thiệp sớm đảm bảo thai nhi phát triển bình thường.
2. Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học
Để chuẩn bị trước khi mang thai, cơ thể của người mẹ cần được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và đều đặn, tạo môi trường tối ưu nhất để nuôi dưỡng một đứa bé. Mà hầu hết các chất dinh dưỡng đều được cung cấp từ những món ăn hàng ngày. Do đó, việc thiết kế chế độ ăn uống khoa học là vô cùng cần thiết.
Bạn có thể tìm hiểu các chất và hàm lượng dinh dưỡng có trong từng loại thực phẩm để tính toán và thiết kế thực đơn ăn uống hợp lý nhất. Nếu cảm thấy khó khăn và hoang mang, bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của các chuyên gia dinh dưỡng.
Ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung dinh dưỡng bằng thuốc bổ cũng là việc cần thiết trong quá trình chuẩn bị trước khi mang thai. Những loại thuốc bổ mẹ nên uống trước khi mang thai là Acid folic, Canxi, Sắt, Vitamin tổng hợp,... Tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định uống bất kỳ loại thuốc bổ nào. Tùy vào tình trạng cơ thể mỗi người mà bác sĩ sẽ tư vấn loại thuốc và liều lượng thích hợp.
3. Thay đổi lối sống
- Tập thể dục giúp mẹ nâng cao sức khỏe, xương khớp và cơ bắp dẻo dai, sẵn sàng cho việc mang bầu. Thực tế, tình trạng cân nặng của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Nếu mẹ bị thừa cân có thể làm tăng nguy cơ dị tật ở bộ phận sinh dục và hệ thần kinh của bé, gây tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, huyết áp cao, sinh non,.... Hoặc mẹ bị thiếu cân có thể làm tăng nguy cơ sinh con bị nhẹ cân hoặc sinh non, suy giảm sức khỏe của mẹ và bé. Tập thể dục sẽ giúp mẹ duy trì cân nặng khỏe mạnh.
- Uống rượu bia và hút thuốc lá làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Do đó trước khi có ý định mang thai mẹ cần bỏ uống rượu, cai thuốc lá và tránh xa môi trường có nhiều khói thuốc lá.
Trước khi có ý định mang thai phụ nữ cần bỏ thuốc lá - Ảnh Internet
- Bỏ hoặc giảm liều lượng caffein sẽ giúp bạn tăng khả năng thụ thai.
- Khi chuẩn bị trước khi mang thai, bạn không đến nơi không khí ô nhiễm hoặc có nhiều loại hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, sơn màu, chất phóng xạ,...
- Cẩn trọng khi sử dụng son môi và mỹ phẩm, bởi hàng không đảm bảo có chứa rất nhiều chì. Chì có khả năng lưu lại rất lâu trong cơ thể. Trong tương lai sẽ gây hại cho thai nhi. Ngoài ra, việc sử dụng các hóa chất tẩy rửa, thuốc tẩy,... cũng cần được hạn chế tối đa.
- Các bệnh nhiễm trùng không những gây hại cho mẹ, mà còn có thể gây dị tật bẩm sinh. Do đó, mẹ cần thay đổi lối sống vệ sinh hơn để phòng tránh các căn bệnh nhiễm trùng. Lưu ý ăn chín uống sôi, rửa tay thường xuyên, mang găng tay khi làm vườn hoặc đổ rác, tiêm vacxin phòng bệnh,....
- Ngưng uống thuốc tránh thai ngay khi bạn có kế hoạch chuẩn bị trước khi mang thai. Đợi đến khi chu kỳ kinh nguyệt ổn định trở lại thì bạn có thể thực hiện thụ thai.
4. Chuẩn bị tài chính
Có một đứa trẻ sẽ làm giảm thu nhập của người mẹ, đồng thời gia tăng các khoản phải chi tiêu. Đảm bảo tài chính vững vàng sẽ giúp tâm lý bố mẹ thoải mái hơn, em bé được chăm sóc tốt hơn. Những việc bạn có thể chuẩn bị trước khi mang thai để đảm bảo tài chính là:
- Vợ chồng tính toán đổi việc hoặc làm thêm công việc để có thu nhập cao hơn.
- Mua bảo hiểm thai sản.
- Lựa chọn bệnh viện phụ sản phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình để khám thai và đăng ký sinh. Tốt nhất nên chọn bệnh viện có áp dụng loại bảo hiểm thai sản mà bạn đang tham gia.
- Để ra một khoản tiền tiết kiệm đủ để chi tiêu trong khoảng thời gian mẹ mang bầu và nghỉ thai sản.
5. Chuẩn bị trước khi mang thai về tâm lý
Đây là bước chuẩn bị trước khi mang thai vô cùng quan trọng. Do đó, cả bố và mẹ cần chuẩn bị tâm lý trước khi có ý định sinh con. Bạn cần tự hỏi, cả 2 vợ chồng đã sẵn sàng có thêm một thành viên mới hay chưa? Điều kiện gia đình có thể gánh vác thêm một đứa trẻ không? Bố và mẹ đã chuẩn bị những gì cho việc có con? Bố mẹ có thể cân bằng giữa công việc và gia đình hay không? Bố mẹ có chấp nhận hi sinh nhiều thú vui khác để dành thời gian cho con hay không?......
Sinh con có thể làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời của người phụ nữ. Nhan sắc, công việc, thời gian,..... tất cả đều có biến đổi lớn. Do đó việc chuẩn bị trước khi mang thai là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng, bởi mang thai còn là một quá trình đầy thú vị và hạnh phúc!
Mai Nhung
3 điều nên làm khi chăm sóc cho bệnh nhân xơ gan còn bù Cũng như nhiều căn bệnh khác, bệnh xơ gan còn bù cần một chế độ chăm sóc đặc biệt. Một chế độ chăm sóc cho bệnh nhân xơ gan còn bù tốt sẽ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục hơn. Điều trị và chăm sóc là những vấn đề cần được quan tâm hàng đầu của xơ gan còn bù. Tuy nhiên,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ký sinh trùng đáng sợ tấn công nhiều nam giới Việt

5 tác dụng bất ngờ khi ăn chuối vào buổi tối

Ăn cá nước ngọt hay cá nước mặn bổ dưỡng hơn?

Đừng bỏ lỡ 'thời gian vàng' chữa tự kỷ cho trẻ

Ăn sáng bằng trái cây để giảm cân, lợi hại thế nào?

Ăn trứng thường xuyên có giúp bạn khỏe hơn?

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

5 loại đồ uống giảm cholesterol cao tại nhà

Thuốc và các biện pháp điều trị Hội chứng Bartter

Sự thật bất ngờ: Loại thảo dược quý bị người Việt bỏ quên

Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng bệnh sởi, đáp ứng điều trị tốt nhất

Thời gian ủ bệnh của người mắc sởi
Có thể bạn quan tâm

Lừa hơn 1,6 tỷ đồng bằng chiêu thức cần tiền chữa bệnh
Pháp luật
10:57:20 02/04/2025
Ảnh nét căng dàn sao thế giới quy tụ tại sinh nhật David Beckham: Victoria cực gợi cảm, tiểu thư Harper chiếm trọn "spotlight"
Sao thể thao
10:54:43 02/04/2025
Đón đầu xu hướng với những chiếc túi xách 'làm mưa làm gió' ngày hè
Thời trang
10:44:40 02/04/2025
Hiện trường vụ cháy 2 căn nhà làm 3 người tử vong ở TPHCM
Tin nổi bật
10:39:59 02/04/2025
2 họp báo scandal chấn động showbiz châu Á: Chỉ cần 5 phút và 1 tuyên bố, Trần Quán Hy ăn đứt Kim Soo Hyun!
Sao châu á
10:37:43 02/04/2025
Mỹ thông qua thương vụ bán 20 chiếc F-16 cho Philippines
Thế giới
10:33:18 02/04/2025
"Cha tôi, người ở lại" tập 21: Việt về nước, gặp lại mẹ ruột
Phim việt
09:38:29 02/04/2025
Hoàng Thuỳ Linh trực tiếp nhắc chuyện có bầu, yêu cầu ekip làm gấp 1 chuyện giữa nơi công cộng!
Sao việt
09:32:18 02/04/2025
Vườn cúc họa mi Thung Nham khiến bạn có thêm một lý do để đi Ninh Bình
Du lịch
09:20:41 02/04/2025