Những yêu cầu mới đối với môn Ngữ văn liệu có thành hiện thực?
Mấu chốt, “sống còn” của môn Ngữ văn nằm ở cách biên soạn nội dung, chương trình, sách giáo khoa và chất lượng, phương pháp dạy học của người thầy.
Giảng dạy bộ môn Ngữ văn (Ảnh minh họa: Anh Khôi).
LTS: Là giáo viên đang giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở bậc trung học phổ thông (22 năm), trước những yêu cầu mới về chương trình môn Ngữ văn, tác giả Đỗ Tấn Ngọc đã đôi điều và phân tích.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Mới đây, trao đổi với báo Tuổi trẻ nhân việc Bộ Giáo dục và Đào tạo sắp công bố chương trình môn học mới, về môn Ngữ văn, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới đặc biệt lưu ý tới các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
Theo Giáo sư Thuyết, Chương đến những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp.
Sẽ chỉ có 6 tác phẩm đưa vào chương trình mang tính bắt buộc là bài thơ Thần, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Truyện Kiều, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và Tuyên ngôn độc lập. Các tác phẩm văn học khác đưa vào phụ lục.
Các nhóm tác giả viết sách giáo khoa có thể chủ động lựa chọn các tác phẩm khác nhau đưa vào sách giáo khoa, nhưng đều hướng đến việc thông qua các ngữ liệu để phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.
Việc thi cử ở bộ môn này cũng có sự đổi mới. Trước đây đề thi môn ngữ văn chỉ gói gọn trong một số tác phẩm văn học có trong sách giáo khoa.
Nhưng khi đề thi hướng đến kiểm tra năng lực, phẩm chất người học, chứ không kiểm tra nội dung kiến thức học thuộc, thì thí sinh hoàn toàn có thể sử dụng các ngữ liệu khác nhau để đáp ứng yêu cầu của đề thi.
Chương trình môn Ngữ văn sẽ chú trọng hình thành phương pháp đọc hiểu, cách tạo lập văn bản, thực hành, vận dụng nhiều kiểu loại văn bản khác nhau, cách trình bày, nhằm phát triển năng lực giao tiếp, năng lực thẩm mỹ của người học.
Trong yêu cầu của môn học, nhóm soạn thảo cũng đặt ra điều kiện dạy học tối thiểu là ngoài sách giáo khoa các nhà trường cần có tủ sách tham khảo với nhiều loại sách, có đủ các văn bản từ tác phẩm văn học đến văn bản thông tin.
Video đang HOT
Trong 6 tác phẩm mang tính chất bắt buộc ở bộ môn Ngữ Văn bậc trung học phổ thông thì có đến 5 tác phẩm thuộc Văn học trung đại, 1 tác phẩm (Tuyên ngôn độc lập, thực ra là văn bản chính luận) thuộc Văn học hiện đại. Chủ nghĩa yêu nước và cảm hứng nhân đạo vẫn là nội dung, tư tưởng chủ đạo của các tác phẩm trên.
Là giáo viên đang giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở bậc trung học phổ thông (22 năm), xin nói thật, tôi không thích 3 tác phẩm: bài thơ Thần, Hịch tướng sĩ, Văn nghĩa sĩ Cần Giuộc…cho lắm.
Hơn nữa, 2 tác phẩm: Hịch tướng sĩ, Văn nghĩa sĩ Cần Giuộc thật sự nặng nề, khó hiểu, nhiều điển tích, điển cố, thi liệu, văn liệu của văn hóa, văn học Trung Hoa. Thầy cô và học sinh từng chán ngán, mỏi mệt khi dạy học 2 tác phẩm này.
Tôi mong các nhà soạn thảo chương trình nên chọn những tác phẩm khác thuộc văn học hiện đại và nội dung, tư tưởng phong phú, đa dạng (như yêu nước và nhân đạo) để thầy – trò dễ cảm nhận, dạy và học trong môi trường văn hóa – giáo dục hiện đại.
Các nhà soạn chương trình, sách giáo khoa nên hỏi ý kiến giáo viên dạy văn bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông cả nước, có mấy người thích thú và dạy tốt những tác phẩm văn học trung đại ấy?
Theo tôi, trước hết, trong thiết kế, biên soạn chương trình, sách giáo khoa mới bộ môn này ở thời gian sắp tới, các nhà viết chương trình, viết sách cần toát lên được đặc trưng, chức năng của môn học khoa học, môn học công cụ và môn học giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, nhân văn.
Cắt bỏ những thông tin, kiến thức, tác phẩm lạc hậu, trùng lặp, hàn lâm, vô bổ, xa rời thực tế, ít có tính ứng dụng, không phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh.
Cụ thể bớt đi những tác phẩm Văn học trung đại, Thơ Đường (Văn học Trung Quốc) đang chiếm một khối lượng, tỉ lệ khá lớn ở chương trình, sách giáo khoa trung học cơ sở và trung học phổ thông hiện hành.
Đặc điểm của nó sử dụng thi pháp Trung đại, có nhiều điển tích, điển cổ, ngữ liệu, thi liệu cổ nên rất khó tiếp nhận đối với lứa tuổi học sinh, nhất là các em ở bậc trung học cơ sở.
Cần chọn lọc, bổ sung thêm những văn bản, tác phẩm văn học hay, tiêu biểu, có giá trị, đa dạng về thể loại…của thời kỳ hiện đại.
Các em học sinh đọc lên cảm thấy phù hợp, gần gũi, dễ chạm vào cảm xúc, trái tim thì chắc chắn sẽ yêu thích, hứng thú với các tiết dạy – học văn ở trên lớp.
Mặt khác, chương trình, sách giáo khoa nên tăng cường thời lượng thực hành ở phần làm văn và tiếng Việt để rèn luyện, trau dồi kỹ hơn khả năng hiểu – nói – viết cho học sinh, vì đây đang là điểm yếu nhất của không ít học sinh hiện nay (đúng như tinh thần của chương trình mới).
Hơn nữa, trong dạy học bộ môn văn, vai trò “truyền lửa”, định hướng cảm thụ văn học của thầy, cô giáo vô cùng quan trọng.
Thực ra môn văn, các tiết đọc – hiểu văn bản luôn rất hấp dẫn, dễ lôi cuốn học trò, nếu như người thầy biết cách dạy, biết cách khai thác, gợi mở vấn đề bằng cách vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học hiện đại.
Bởi trong nhiều thế hệ học sinh và giáo viên trước đây từng “thấm” câu nói quen thuộc: “Học văn, dạy toán, ăn thể dục”. Tức là, học văn là thích nhất, sướng nhất.
Đầu tiên, giáo viên phải được đào tạo bài bản từ các trường sư phạm. Trong quá trình dạy – học, các thầy cô giáo không ngừng rèn luyện và luôn có ý thức tự làm mới mình, làm mới tiết dạy tiết trên lớp, tránh lối dạy áp đặt, gò bó, rập khuôn, máy móc (lúc nào cũng theo trình tự 5 bước, theo văn mẫu…).
Để chất lượng đội ngũ giáo viên được đồng đều, nâng lên, đáp ứng tốt yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới, các cấp quản lý giáo dục cần chú trọng đến việc bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu và tăng cường công tác trao đổi, về chuyên môn.
Thực tế, hiện nay, thiết kế giáo án và dạy học theo lối cũ vẫn phổ biến ở nhà trường phổ thông mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều yêu cầu, hướng dẫn về thay đổi cách soạn giáo án, tiến trình bài dạy và cách đánh giá tiết dạy của giáo viên ở trên lớp trong 7 năm nay.
Mấu chốt, “sống còn” của môn Ngữ văn nằm ở cách biên soạn nội dung, chương trình, sách giáo khoa và chất lượng, phương pháp dạy học của người thầy.
Cách kiểm tra, đánh giá theo phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh cũng do chương trình và vai trò của giáo viên mà ra cả.
Yêu cầu về tủ sách, đủ các loại sách đối với các nhà trường phổ thông, có đủ nguồn kinh phí thì không gặp bất cứ khó khăn gì.
Vấn đề đặt ra là cách quản lý, bảo quản và sử dụng sao cho hiệu quả, tất cả các em đều yêu sách, đọc sách.
Không có tình trạng lãng phí tái diễn như hiện nay, mua về để đầy trên thư viện, chẳng có mấy học sinh đến mượn, đọc sách, các văn bản.
Theo Giaoduc.net
"Chí Phèo" không phải là tác phẩm bắt buộc trong chương trình Ngữ văn mới
Đây là khẳng định của GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông tổng thể - về những thay đổi của môn Ngữ Văn trong chương trình phổ thông mới.
Việc đưa tác phẩm Chí Phèo vào sách giáo khoa như thế nào sẽ tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người viết sách.
Theo đó, trong Chương trình trung học phổ thông mới chỉ còn 6 tác phẩm văn học bắt buộc gồm: "Bài thơ Thần", "Hịch tướng sĩ", "Bình Ngô đại cáo", "Truyện Kiều", "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" và "Tuyên ngôn độc lập".
Tất cả các tác phẩm còn lại chỉ nêu trong một danh mục gợi ý giúp các tác giả SGK và giáo viên hình dung ra đề tài, kiểu loại văn bản và mức độ khó theo từng lớp và nhóm lớp; không bắt buộc đưa vào SGK.
Tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao cũng nằm trong danh mục tác phẩm gợi ý đó.
Như vậy, việc đưa tác phẩm Chí Phèo vào dạy trong nhà trường như thế nào, có nên đưa đầy đủ, toàn vẹn hay có thể cắt bỏ một vài đoạn sẽ tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người viết SGK.
Ngoài ra, một trong những điểm khác biệt so với các chương trình trước đây là môn Ngữ văn được xây dựng xuất phát từ các phẩm chất và năng lực cần có của người học, để lựa chọn nội dung dạy học. Các yêu cầu cần đạt của mỗi lớp tập trung vào 4 kỹ năng lớn là nghe, nói, đọc, viết.
Trước đó, cuối năm 2017, ông Nguyễn Sóng Hiền - nghiên cứu sinh tiến sĩ Trường ĐH Newcastle (Australia) đưa ra ý kiến loại bỏ tác phẩm "Chí Phèo" ra khỏi sách giáo khoa để tránh tác động xấu đến mặt nhận thức của học sinh. Ngay sau đó đã khiến dư luận bùng nổ làn sóng tranh cãi gay gắt.
Theo ông Nguyễn Sóng Hiền, nhiều nhà phê bình văn học đã cho rằng Chí Phèo đại diện cho tầng lớp nông dân bị lưu manh hoá, nhưng đây là một nhận xét phiến diện, mang tính áp đặt. Về khía cạnh giáo dục, hành động của Chí Phèo là đáng lên án và cần phê phán.
Ông cho rằng việc Chí Phèo giết Bá Kiến sau khi uống rượu say là một hành động không thể dung thứ, cho dù nhiều học giả và nhà phê bình hình tượng hóa nó là sự phản kháng của tầng lớp bần nông đối với giai cấp cường hào, ác bá. Thậm chí đó là sự quy chụp và áp đặt khiên cưỡng.
"Chí đã giết người trong lúc say, đó là hành vi không phải của một con người. Cho dù ở bất kỳ xã hội nào, những hành động đó đều đáng bị lên án và cách ly ra khỏi đời sống xã hội" - ông Hiền phân tích.
Ông cũng cho rằng "Chí Phèo" có thể tác động tiêu cực đến nhận thức của người học nên kiến nghị nên bỏ tác phẩm này ra khỏi sách giáo khoa. Bởi giáo dục phải hướng tới hạn chế tối thiểu những mặt trái, tác động tiêu cực đối với trẻ em.
Tuy nhiên, rất nhiều người cho rằng đề xuất của ông Hiền là không thể thực hiện, bởi tác phẩm đã mang ý nghĩa thời đại, tiêu biểu cho giai tầng khi nó ra đời.
Theo Laodong.vn
Môn Ngữ văn mới ảnh hưởng đến giáo viên, học sinh như thế nào? Chương trình Ngữ văn mới sẽ hướng tới việc coi trọng sự sáng tạo của học sinh; giáo viên phải thay đổi cách thức giảng dạy. Chương trình Ngữ văn trong sách giáo khoa mới sẽ có một số thay đổi (ảnh minh họa) Bộ GD-ĐT sắp công bố dự thảo chương trình các môn học mới để lấy ý kiến giáo viên...



Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Indonesia: Xe ô-tô lao xuống sông, 6 người thiệt mạng, 9 người mất tích
Thế giới
13:17:06 24/02/2025
Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại Đà Nẵng, Phú Yên và Đắk Lắk
Tin nổi bật
13:15:06 24/02/2025
Nhóm đối tượng lừa đảo hơn 1 tỷ đến tận nhà bị hại lấy tiền, vàng
Pháp luật
13:14:42 24/02/2025
Nữ giảng viên bị quay lén khi đứng lớp, xem video netizen phải cảm thán: "Giờ vẫn có giáo viên như vậy sao?"
Netizen
13:03:03 24/02/2025
Thời điểm chính xác để chuẩn đoán bệnh mất trí nhớ Alzheimer
Sức khỏe
13:02:51 24/02/2025
'Anh tài' Neko Lê nói lý do 'bắt tay' với Tăng Phúc trong MV mới
Nhạc việt
12:35:29 24/02/2025
Mỹ Linh làm 'bà chủ spa', tiết lộ cuộc sống gia đình sau ánh đèn sân khấu
Tv show
12:27:08 24/02/2025
Pep Guardiola được đề nghị rất nhiều tiền để 'chạy' khỏi Man City
Sao thể thao
12:26:16 24/02/2025
Dự báo tử vi tuổi Tuất năm Ất Tỵ 2025 các phương diện tài lộc, sự nghiệp
Trắc nghiệm
12:22:06 24/02/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 4: Việt hiểu chuyện đến đau lòng
Phim việt
12:18:01 24/02/2025