Những xu hướng nổi bật trên thị trường smartphone năm 2018
Năm 2018 tiếp tục là một năm sôi động của thị trường smartphone với sự xuất hiện của nhiều xu thế mới giúp định hình thị trường smartphone. Dưới đây là những xu thế thiết kế và công nghệ nổi bật nhất trên thị trường smartphone trong năm qua.
Vẫn như các năm trước đây, 2018 tiếp tục là một năm sôi động trên thị trường smartphone khi chứng kiến sự ra đời của rất nhiều mẫu smartphone “bom tấn”, nhiều công nghệ và tính năng mới cũng được xuất hiện trên các mẫu smartphone được ra mắt trong năm qua.
Dưới đây là những tính năng nổi bật và đáng chú ý nhất để được trang bị trên nhiều mẫu smartphone để giúp định hình thị trường di động trong năm 2018:
Thiết kế màn hình không viền và “tai thỏ”
Không phải là hãng đầu tiên trang bị kiểu thiết kế “tai thỏ”, nhưng kể từ thời điểm iPhone X được trình làng vào cuối năm 2017, màn hình “tai thỏ” đã trở thành một xu thế thiết kế của năm 2018, khi hầu hết các mẫu smartphone ra mắt trong năm nay đều được sở hữu thiết kế màn hình “tai thỏ”.
Hầu như mẫu smartphone nào ra mắt trong năm 2018 cũng đều sở hữu thiết kế “tai thỏ”
Các “ông lớn” trên thị trường smartphone đều trang bị “tai thỏ” như iPhone X trên các mẫu smartphone của mình, từ phân khúc tầm trung đến cao cấp, có thể kể đến như Oppo, Huawei, Xiaomi, LG hay thậm chí cả Google… Việc trang bị “tai thỏ” sẽ giúp smartphone sở hữu màn hình không viền khi có thể kéo dài màn hình ra sát các cạnh để tăng kích cỡ màn hình mà không làm tăng kích cỡ tổng thể của smartphone và đặc biệt tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
Tuy nhiên không phải hãng smartphone nào cũng lựa chọn kiểu thiết kế “tai thỏ” cho sản phẩm của mình, nổi bật trong đó có Samsung vẫn trung thành với kiểu thiết kế “màn hình vô cực”, khi kéo dài màn hình ra sát các cạnh nhưng vẫn giữ lại viền màn hình ở phía trên để bố trí camera trước và các cảm biến.
Một số hãng smartphone khác như Xiaomi và Oppo bên cạnh việc cho ra mắt smartphone màn hình “tai thỏ” vẫn cho ra mắt thêm kiểu thiết kế dạng trượt để giấu camera trước ở phía sau màn hình và chỉ trượt ra khi cần sử dụng. Với kiểu thiết kế này, các mẫu smartphone vẫn đảm bảo sở hữu thiết kế không viền màn hình, mà không cần phải có phần “tai thỏ” để bố trí camera trước.
Nhìn chung thiết kế không viền màn hình và “tai thỏ” chính là hai xu hướng thiết kế nổi bật nhất trong năm 2018 mà hầu hết các mẫu smartphone ra mắt trong năm nay đều sở hữu một trong hai kiểu thiết kế này.
Sự phổ biến của trí tuệ nhân tạo
Khi thị trường smartphone đang dần trở nên bão hòa khi thiết kế cũng như cấu hình các sản phẩm trên thị trường là tương tự nhau, một yếu tố được nhiều người dùng cân nhắc khi lựa chọn một sản phẩm đó là tính năng của sản phẩm đó, do vậy các hãng smartphone đã tập trung mạnh vào các tính năng phần mềm được trang bị trên sản phẩm của mình và trí tuệ nhân tạo (AI) là một trong những tính năng được các hãng đầu tư phát triển mạnh nhất.
Trí tuệ nhân tạo đã trở thành tính năng nổi bật trên nhiều smartphone trong năm 2018
Không quá khó để nhận ra các mẫu smartphone mới được ra mắt trong năm 2018, từ cao cấp đến tầm trung, đều được trang bị các tính năng trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ người dùng, từ các tính năng cơ bản như nhận diện khung cảnh chụp để tối ưu thiết lập giúp chụp ảnh tốt hơn đến việc tích hợp các chip xử lý trí tuệ nhân tạo để giúp xử lý các tác vụ của người dùng được hiệu quả hơn…
Thậm chí nhiều trang công nghệ còn cho rằng các hãng sản xuất smartphone đang lợi dụng quá đà khái niệm “trí tuệ nhân tạo” để quảng cáo cho các sản phẩm của hãng khi mà không phải tính năng nào được dán nhãn “trí tuệ nhân tạo” cũng hữu ích cho người dùng hoặc thực sự áp dụng các công nghệ máy học như đang được quảng cáo. Dù vậy, trí tuệ nhân tạo vẫn tạo nên một xu thế trên thị trường smartphone và được dự đoán sẽ tiếp tục là một xu thế “ nóng” trong những năm tới.
Video đang HOT
Xu thế thiết kế mặt lưng bằng gương
Thay vì lớp vỏ bằng kim loại như những năm gần đây, kính cường lực mới là chất liệu được nhiều hãng lựa chọn để làm mặt lưng cho các sản phẩm của mình trong năm 2018. Trước đây mặt gương thường chỉ được trang bị cho các mẫu smartphone cao cấp thì trong năm 2018, thiết kế mặt gương cũng đã xuất hiện trên các mẫu smartphone tầm trung và giá rẻ, có thể kể đến như Nokia 5.1 Plus, Honor 8x hay Realme C1…
Thiết kế mặt lưng bằng gương không chỉ xuất hiện trên các mẫu smartphone cao cấp như trước đây
Một trong những ưu điểm của thiết kế mặt gương đó là tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm, giúp tăng khả năng kết nối không dây mà không cần phải điều chỉnh lại ăn ten thu sóng và đặc biệt sẽ hỗ trợ chức năng sạc không dây trên các sản phẩm.
Tuy nhiên thiết kế mặt lưng bằng gương cũng không phải là không tồn tại các nhược điểm, có thể kể đến như dễ bám dấu vân tay và độ bền không thể so được với chất liệu kim loại hay bằng nhựa.
Tích hợp cảm biến vân tay vào trong màn hình
Năm 2017, việc tích hợp cảm biến vân tay vào trong màn hình vẫn được xem là “công nghệ của tương lai” và đến năm 2018, đây đã trở thành một công nghệ phổ biến xuất hiện trên nhiều mẫu smartphone.
Việc smartphone có xu hướng thiết kế không viền màn hình khiến cho việc bố trí cảm biến vân tay ở mặt trước (trên nút Home vật lý) đã trở nên bất khả thi, buộc các hãng smartphone phải đưa cảm biến vân tay ra mặt lưng của sản phẩm, tuy nhiên kiểu bố trí này lại gây nhiều bất tiện, chẳng hạn khi đặt smartphone trên bàn, nếu muốn mở khóa thiết bị bằng vân tay buộc người dùng phải cầm máy lên, thay vì có thể để nguyên máy và áp ngón tay để mở khóa như khi cảm biến vân tay đặt ở phía trước.
Để khắc phục nhược điểm này, công nghệ cảm biến vân tay tích hợp vào màn hình được ra đời. Giờ đây thay vì phải bố trí trên một nút bấm riêng, người dùng có thể chạm tay vào một khu vực trên màn hình để mở khóa thiết bị, tiện dụng và nhanh chóng hơn rất nhiều.
Hiện các hãng smartphone Trung Quốc như OnePlus, Vivo hay Huawei là những hãng tiên phong sử dụng cảm biến vân tay trên màn hình và dự đoán công nghệ này sẽ tiếp tục trở nên phổ biến hơn trong thời gian tới.
Sự phổ biến của cổng kết nối USB Type-C
Chuẩn USB Type-C được giới thiệu từ năm 2014 nhưng trong những năm gần đây, chuẩn kết nối này chủ yếu được trang bị trên các mẫu smartphone cao cấp. Tuy nhiên trong năm 2018, phần lớn các smartphone thuộc mọi phân khúc đều được trang bị cổng kết nối này.
Các ưu điểm của USB Type-C đã giúp chuẩn này trở nên phổ biến hơn
Ưu điểm của USB Type-C đó là có thể gắn vào dễ dàng (không phân biệt chiều kết nối như các chuẩn microUSB trước đây), tốc độ sạc và tốc độ truyền tải dữ liệu qua cổng USB Type-C nhanh hơn so với các chuẩn kết nối trước đây.
Cụm camera nhiều ống kính trở thành trang bị phổ thông
Tương tự USB Type-C, tính năng camera kép trước đây vốn chỉ được trang bị trên các mẫu smartphone cao cấp thì bước sang năm 2018, tính năng này dường như đã trở thành một tiêu chuẩn khi mọi smartphone thuộc phân khúc từ giá rẻ, tầm trung đến cao cấp đều mặc định được trang bị cụm camera kép.
Khi camera kép đã trở thành thiết kế tiêu chuẩn trên thị trường smartphone, nhiều hãng đã nghĩ đến chuyện ra mắt smartphone với nhiều camera hơn
Việc trang bị camera kép với các thông số khác nhau như độ phân giải, góc chụp, khẩu độ… sẽ giúp trang bị cho người dùng nhiều chế độ chụp khác nhau, như một cách để tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường.
Tuy nhiên khi camera kép đã trở thành tiêu chuẩn thì các hãng lại bắt đầu một cuộc đua mới, đó là cuộc đua về số lượng camera trên sản phẩm, khi có nhiều mẫu smartphone với 3 ống kính được ra đời trong năm qua, có thể kể đến như Samsung Galaxy A7, Oppo R17 Pro hay Huawei Mate 20… Không dừng lại ở đó, Samsung thậm chí còn cho ra mắt chiếc smartphone đầu tiên trên thế giới sở hữu đến 4 camera ở mặt sau, đó là chiếc smartphone Galaxy A9.
Dù vậy vẫn có một vài hãng smartphone trung thành với một camera trên sản phẩm của mình, nổi bật trong đó là Google với bộ đôi Pixel 3 và Pixel 3 XL được ra mắt trong năm 2018.
Tính năng sạc nhanh ngày càng trở nên phổ biến
Sạc nhanh cũng đã trở thành một tính năng phổ biến trên các mẫu smartphone trong năm 2018, thay vì một tính năng chỉ dành riêng cho các mẫu smartphone cao cấp như trước đây.
Sạc nhanh đã trở thành tính năng phổ biến, giúp người dùng không mất nhiều thời gian để chờ sạc pin
Qualcomm, hãng sản xuất chip di động lớn nhất thế giới, đã trang bị công nghệ sạc nhanh cho nhiều mẫu chip của mình, từ cao cấp đến tầm trung, điều này đã giúp các hãng smartphone có thể trang bị tính năng sạc nhanh cho sản phẩm của mình.
Ngoài ra nhiều hãng sản xuất smartphone cũng đã phát triển những công nghệ sạc nhanh của riêng mình như công nghệ sạc nhanh Adaptive Fast Charging của Samsung, VOOC của Oppo hay Wrap Charge của OnePlus… đặc biệt các hãng smartphone không chỉ dành các tính năng này để độc quyền cho các mẫu smartphone cao cấp mà còn dành cho cả các mẫu smartphone tầm trung, giúp đây trở thành một xu thế nổi bật trên thị trường smartphone trong năm qua.
Người dùng ngày càng dễ tiếp cận các tính năng cao cấp với mức giá “mềm” hơn
Một thực tế rằng giá bán smartphone ngày càng cao, khi mà xuất hiện ngày càng nhiều các mẫu smartphone có mức giá trên 1.000USD, nhưng ngược lại cũng đang xuất hiện ngày càng nhiều những mẫu smartphone giá “mềm” được trang bị cấu hình mạnh mẽ cùng nhiều tính năng cao cấp giúp người dùng dễ dàng sở hữu.
Ngày càng nhiều smartphone với nhiều tính năng cao cấp, nhưng có mức giá “mềm” để người dùng lựa chọn
Để chiếm thị phần và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, các hãng smartphone Trung Quốc đã ra mắt ngày càng nhiều mẫu sản phẩm với cấu hình mạnh mẽ trong năm 2018, nhưng có mức giá tương đương nhiều mẫu smartphone tầm trung. Các mẫu sản phẩm này chủ yếu nhắm đến các thị trường đang phát triển như Ấn Độ hay Việt Nam…
Bên cạnh đó như trên đã đề cập, nhiều tính năng vốn chỉ dành cho các sản phẩm cao cấp ở những năm trước đây đã trở nên phổ biến hơn trên thị trường smartphone trong năm 2018, giúp người dùng có thể trải nghiệm những tính năng này mà không phải bỏ ra một số tiền quá lớn như trước đây.
Nền tảng Android gốc trở thành ưu tiên lựa chọn của các hãng sản xuất
Android là nền tảng di động mở, do vậy nhiều hãng smartphone đã tùy biến nền tảng di động này, cài thêm vào những ứng dụng, giao diện hay các tính năng của riêng hãng để mang lên các sản phẩm của mình. Tuy nhiên không phải tính năng nào do các hãng cài vào cũng hữu ích và cần thiết cho người dùng, hậu quả dẫn đến các ứng dụng do các hãng cài vào chiếm dụng một phần dung lượng không cần thiết trên smartphone và thậm chí làm ảnh hưởng đến hiệu suất của thiết bị.
Việc cài đặt nền tảng Android gốc sẽ giúp smartphone giá rẻ, cấu hình thấp hoạt động mượt mà hơn
Trước thực tế này, ngày càng nhiều hãng smartphone giờ đây chuyển sang sử dụng nền tảng Android gốc, hạn chế việc cài đặt thêm các ứng dụng không cần thiết của mình mà chỉ tùy biến về giao diện hoặc các tính năng cần thiết để cài đặt lên sản phẩm của hãng, đặc biệt là các mẫu smartphone giá rẻ với cấu hình không quá mạnh mẽ. Sự thay đổi này dĩ nhiên đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía người dùng.
Theo dantri.com.vn
Thị trường smartphone sẽ phục hồi vào năm sau
Sự ra đời của thiết kế màn hình gập lại được và mạng 5G được triển khai trên quy mô rộng vào năm 2019 có thể làm thay đổi sự phát triển của ngành công nghiệp smartphone hiện tại.
Các công nghệ mới có thể giúp người tiêu dùng chịu chi tiêu mua sắm smartphone nhiều hơn - Ảnh chụp màn hình PhoneArena
Theo PhoneArena, dự báo từ hãng nghiên cứu IDC cho biết, mặc dù thiết kế gập lại và 5G có sức hút nhưng thị trường smartphone trong năm 2019 sẽ chỉ chứng kiến sự tăng trưởng ở mức chậm sau khi nó giảm 3% trong năm 2018.
IDC cho rằng sự sụt giảm 3% không phải là xấu khi xem xét thị trường tổng thể của quý 3 năm nay đã giảm 6% so với cùng quý năm ngoái. Trong khi Samsung tiếp tục các nỗ lực để chống lại sự nổi dậy của các thương hiệu smartphone giá phổ thông và tầm trung từ Trung Quốc thì những công ty như Huawei và Xiaomi có thể bù đắp phần lớn tổn thất doanh số mà Samsung gặp phải.
Cũng theo IDC, tốc độ tăng trưởng của smartphone cũng ở mức chậm trong khoảng thời gian từ 2019 đến 2020. Cả Trung Quốc và Mỹ đều được dự đoán sẽ dần hồi phục sau một vài năm không mấy tốt đẹp, trong khi Android tiếp tục duy trì vị thế lãnh đạo, thậm chí tạo ra khoảng cách xa hơn nữa về thị phần so với iOS.
Một chi tiết khá quan trọng trong dự báo của IDC đó là giá bán trung bình (ASP) của điện thoại Android có thể tăng 9,6% để đạt mức 258 USD trong năm 2018 này. Mức tăng giá ASP sẽ tiếp tục kéo dài đến năm 2022 nhưng tốc độ giảm nhẹ.
Không bất ngờ khi Apple vẫn là người anh cả trong phân khúc thị trường smartphone cao cấp trên toàn cầu, với mục tiêu tăng trưởng gộp hằng năm (CAGR) đạt 0,1%. Trong khi smartphone gập lại và 5G sẽ cần thêm thời gian để trở thành dòng sản phẩm chủ đạo thì các thiết bị có màn hình lớn hơn sẽ trở nên phổ biến hơn.
Cuối cùng, IDC ước tính 42,5% tổng số smartphone được bán trên toàn thế giới trong năm 2017 có kích thước 5,5 inch trở lên. Con số này dự đoán tăng lên 66,7% trong năm nay và 87,7% trong năm 2022.
Theo Báo Mới
Thị trường smartphone toàn cầu sụt giảm 3% trong năm 2018, sẽ tăng trưởng trở lại trong năm 2019 Năm nay, tổng số smartphone bán ra trên toàn cầu đạt 1,42 tỷ chiếc. Theo bao cao mơi nhât tư hang International Dât Corporation (IDC), doanh sô smartphone toan câu dư kiên sut giam 3% trong năm 2018 trươc khi tăng trương vơi mưc 1 con sô tư năm 2019 tơi năm 2022. IDC tin răng sư phat triên cua cac thi trương...