Những vụ rò rỉ tài liệu mật tai tiếng ở Mỹ
Tháng 4/2023, Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã bắt giữ một người bị tình nghi làm rò rỉ tài liệu mật của Lầu Năm Góc.
Theo ý kiến các cơ quan tình báo Mỹ, các tài liệu bí mật đã được Jack Teixeira, 21 tuổi, phi công Mỹ gốc Bồ Đào Nha công bố trên Internet. Nhân sự kiện này, xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc một số vụ rò rỉ tài liệu mật tai tiếng ở Mỹ.
12 lính đặc nhiệm tham gia bắt giữ
Truyền hình Mỹ liên tục chiếu cảnh Jack Teixeira bị các nhân viên Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) bắt giữ tại nhà riêng ở thành phố North Dayton. Cảnh quay từ trực thăng cho thấy rõ một nam thanh niên với mái tóc ngắn kiểu quân đội, mặc áo phông màu xanh ô liu và quần soóc màu đỏ đang bị một tốp lính đặc nhiệm dẫn đi. Một số binh sĩ khác được ngụy trang, đứng cạnh một xe bọc thép chở quân, mặc áo giáp và chĩa súng trường tự động M-16 vào người đàn ông bị bắt. Theo thông tin của báo chí Mỹ, tổng cộng có 12 lính đặc nhiệm Boston đã tham gia bắt giữ chàng trai không có vũ khí này.
Vậy, con người cực kỳ nguy hiểm đối với an ninh Mỹ này là ai? Sau đây là những thông tin được công bố trên báo chí phương Tây.
Chuyên gia công nghệ thông tin Jack Teixeira.
Một số phương tiện truyền thông của Nga gọi Jack Teixeira là phi công hạng nhất. Nhưng đây là lỗi phiên dịch từ tiếng Anh và thiếu hiểu biết về các loại cấp bậc trong lực lượng không quân Mỹ. Thực ra, người bị tình nghi làm phát tán rò rỉ tài liệu mật quân sự của Lầu Năm Góc đã phục vụ tại đơn vị tình báo 102, căn cứ không quân Otis, Lực lượng Vệ binh Quốc gia là “chuyên gia về hệ thống vận tải mạng”. Jack Teixeira không lái máy bay, mà chịu trách nhiệm đảm bảo hoạt động của Internet tại căn cứ không quân, thực chất anh ta là chuyên gia công nghệ thông tin, chịu trách nhiệm về các mạng liên lạc quân sự, bao gồm hệ thống cáp và trung tâm tiếp nhận thông tin từ nước ngoài.
Tháng 9/2019, ngay sau khi tốt nghiệp trường trung học, Jack Teixeira gia nhập Lực lượng Vệ binh Quốc gia đóng tại Cape Cod, bang Massachusetts. Trong quân đội, tuy không giành được thành tích nào đáng kể, nhưng anh cũng không vi phạm gì đặc biệt.
Trong các bức ảnh, Jack Teixeira trông thậm chí còn trẻ hơn so với tuổi của mình. Hàng xóm và người quen gọi anh là chàng trai sùng đạo, lễ phép, lịch sự và ít nói. Nhưng, Jack Teixeira khao khát trở thành thủ lĩnh. Bởi anh ta sinh ra và lớn lên trong một gia đình quân nhân. Cha dượng của anh là trung sĩ trong Lực lượng Không quân Hoa Kỳ. Mẹ anh làm việc cho một tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ các cựu quân nhân. Người anh cùng cha khác mẹ của anh cho đến nay vẫn phục vụ tại một căn cứ không quân của Mỹ.
Jack Teixeira mang trong mình dòng máu nóng của người miền Nam. Ông nội anh di cư đến nước Mỹ từ quần đảo Azores, thuộc địa của Bồ Đào Nha. Vì vậy, khi còn nhỏ, các bạn cùng lớp thường trêu chọc Jack, gọi anh là “kẻ cướp biển Bồ Đào Nha”. Anh không tha thứ cho những lời xúc phạm và thường xuyên đánh trả. Quả thật, anh chưa bao giờ sử dụng vũ khí, kể cả vũ khí lạnh, mặc dù từ nhỏ anh vốn rất mê súng.
Sau này, anh tìm kiếm niềm đam mê của mình trên Internet. Jack Teixeira công bố các tài liệu quân sự trong một nhóm trò chuyện có tên “Thug Shaker Central” trên nền tảng truyền thông xã hội Discord. Trang web này lưu trữ các cuộc trò chuyện bằng giọng nói, video và văn bản theo thời gian thực. Discord tự mô tả nó là “nơi bạn có thể tham gia câu lạc bộ trường học, nhóm trò chơi hay cộng đồng nghệ thuật trên toàn thế giới”.
Nhóm được thành lập trong thời kỳ đại dịch “COVID-19″ và quy tụ được những thanh thiếu niên quan tâm đến vũ khí. Tại đây, Jack Teixeira trở thành một thủ lĩnh không chính thức, anh muốn giới thiệu cho bạn bè mình biết “chiến tranh thực sự” như thế nào. Nhóm này gồm 20-30 người, họ coi Jack Teixeira là một “huyền thoại” và là người có uy tín thực sự trong lĩnh vực kiến thức quân sự.
Đồng thời, bản thân chàng lính Mỹ trẻ cũng say sưa với chút danh tiếng trên Internet. Để củng cố và mở rộng nó, anh ta bắt đầu đăng tải các tài liệu bí mật lên mạng “cho vui”. Theo kết quả điều tra sơ bộ, Jack Teixeira bắt đầu công bố các tài liệu này vào tháng 2/2022, ngay sau khi bắt đầu cuộc xung đột ở Ukraine.
Edward Snowden – người có thể nghe lén được bất kỳ ai?.
Những so sánh khập khiễng
Cựu Đại tá tính báo Liên Xô Igor Popov nhận xét rằng các phương tiện truyền thông phương Tây đang tích cực so sánh những gì diễn ra ở Boston với việc rò rỉ tài liệu mật của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) do cựu điệp viên CIA Edward Snowden gây ra. Igor Popov hoàn toàn phản đối điều đó. Theo ông, trong trường hợp này, sự so sánh là không hoàn toàn chính xác vì tầm cỡ hai nhân vật này rất khác nhau. Edward Snowden là một điệp viên thực thụ của CIA và NSA, được đào tạo bài bản, có tâm lý rất ổn định, trái với chàng quân nhân 21 tuổi háo danh làm việc ngoài biên chế tại căn cứ không quân của Lực lượng Vệ binh Quốc gia.
Theo đánh giá của cơ quan phản gián Mỹ, Edward Snowden đã gây thiệt hại hàng chục tỷ USD cho an ninh quốc gia Mỹ. Các chuyên gia của Lầu Năm Góc kết luận rằng anh ta đã đánh cắp khoảng 1,7 triệu tài liệu mật không chỉ liên quan đến hoạt động của các cơ quan tình báo mà còn các chiến dịch của tất cả các binh chủng trong lực lượng vũ trang Hoa Kỳ: Lục quân, Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến.
Theo Edward Snowden, trong hệ thống tình báo, anh đã thực hiện các nhiệm vụ ở cấp cao nhất. Cụ thể, anh đã phát triển một hệ thống an ninh để lưu giữ thông tin trong điều kiện tăng độ phức tạp.
Trả lời người dẫn chương trình NBC Brian Williams từ Moscow, nơi Edward Snowden đang sinh sống, cựu nhân viên tình báo Mỹ bác bỏ giải thích của Washington, theo đó anh chỉ là một “nhân viên cấp thấp”, mổ xẻ những thông tin tình báo thu thập được. Edward Snowden cho biết anh được đào tạo để trở thành một điệp viên và đã từng ra nước ngoài làm việc dưới những vỏ bọc khác nhau cho cả Cơ quan tình báo Hoa Kỳ CIA lẫn Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ. Snowden cũng đã từng tham gia đào tạo cho các nhân viên ngành tình báo quân sự.
Không phải vô cớ mà Edward Snowden được xếp vị trí thứ 22 trong danh sách những người có quyền tiếp cận những bí mật cao nhất của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ.
Trả lời phỏng vấn báo The Guardian, Snowden khẳng định rằng nếu muốn, anh có thể nghe lén bất kỳ ai, kể cả tổng thống Mỹ, rằng anh được phép truy cập không hạn chế các cơ sở dữ liệu bí mật, rằng, nếu muốn, anh có thể dễ dàng bán dữ liệu này cho chính nước Nga. Edward Snowden khẳng định: “Tôi có thể tiếp cận danh sách đầy đủ các nhân viên của NSA, toàn bộ cộng đồng tình báo cũng như mạng lưới điệp viên trên khắp thế giới, tôi có thông tin về địa điểm của các cơ sở tình báo đối ngoại và về công việc của họ…”.
Suy cho cùng, nếu có thể so sánh thì Jack Teixeira không giống Edward Snowden, mà giống Bradley Manning, người lính Mỹ đã chuyển hàng trăm ngàn trang tài liệu mật của quân đội Mỹ cho trang web WikiLeaks.
Bradley Manning, người được phép truy cập một số lượng lớn tài liệu quân sự bí mật, sao chép chúng vào đĩa CD-RW trước đây ghi các bài hát của Lady Gaga.
Năm 2007, Bradley Manning gia nhập quân đội Mỹ. Trước khi bị bắt, anh ta cũng là binh nhì. Nhưng sự trùng hợp của họ không kết thúc ở đây. Cũng như Jack Teixeira, Bradley Manning là chuyên gia phân tích thông tin tình báo của tiểu đoàn hỗ trợ thuộc Lữ đoàn 2, Sư đoàn miền núi phản ứng nhanh số 10, trong thành phần của quân đội Mỹ tại Iraq.
Là một chuyên gia được đào tạo bài bản về máy tính, công việc của Bradley Manning là phân tích thông tin tình báo quân sự, và anh ta có quyền truy cập những thông tin tuyệt mật. Trong khi làm việc, anh ta phát hiện được một đoạn băng ghi lại cảnh các binh sĩ Mỹ tại Iraq từ trên trực thăng đang xả súng xuống một nhóm người mà họ tưởng lầm là các tay súng nổi loạn. Vụ việc trên đã xảy ra từ năm 2007 với hậu quả là 18 người thiệt mạng, trong đó có 2 phóng viên của hãng Reuters.
Đầu tháng 4/2010, Bradley Manning đã công bố tài liệu này lên Internet. Việc đăng tải đoạn băng video này đã gây ra làn sóng phản đối dữ dội của công chúng. Chính quyền Mỹ tuyên bố rằng sẽ tiến hành điều tra kỹ lưỡng về vụ xả súng. Đồng thời, cơ quan phản gián Mỹ bắt đầu truy lùng người công bố băng video này.
Vào giữa tháng 5/2010, Bradley Manning liên lạc với nhà báo kiêm cựu tin tặc Adrian Lamo. Trong một cuộc trò chuyện riêng, Bradley Manning kể với anh ta rằng chính anh là người đã cung cấp cho trang web WikiLeaks đoạn băng ghi âm về vụ quân đội Mỹ bắn giết thường dân Iraq. Ngoài ra, theo Bradley Manning, anh ta còn được phép truy cập một số lượng lớn tài liệu quân sự bí mật, sao chép chúng vào đĩa CD-RW trước đây ghi các bài hát của Lady Gaga. “Tôi hy vọng thế giới sẽ bàn thảo, tranh luận và sẽ có sự thay đổi. Nếu không, thì nhân loại sẽ bị phán xử”, – Bradley Manning giải thích hành động của mình như vậy.
Cuối tháng 5/2010, Bradley Manning bị bắt theo lời chỉ điểm của Adrian Lamo. Không bị buộc tội, anh ta bị giam tại căn cứ quân sự Mỹ Camp Arifjan ở Kuwait hai tháng, sau đó, vào tháng 7/2010, Bradley Manning bị đưa về Mỹ. Bradley Manning bị buộc tội theo Điều 92 và 134 của Bộ luật Tư pháp Quân sự Mỹ. Thời hạn tù tối đa áp dụng cho tội danh này là 52 năm. Nhưng anh ta chỉ chịu hình phạt 35 năm tù.
Trong tù, Bradley Manning tuyên bố đổi tên từ Bradley thành Chelsea và bắt đầu thủ tục chuyển đổi giới tính. Ngày 17/1/2017, Chelsea Manning được Tổng thống Mỹ Barack Obama ân xá và được trả tự do vào tháng 5/2017. Tuy nhiên, tháng 3/2019, Bradley Manning lại bị bắt tại Mỹ vì từ chối làm chứng chống lại người sáng lập WikiLeaks Julian Assange. Bradley Manning được trả tự do vào tháng 3/2020.
Theo Đại tá Igor Popov, mặc dù chưa bị tuyên án, nhưng chưa chắc bài học của Bradley-Chelsea Manning có thể giúp Jack Teixeira giảm mức án đang đe dọa anh ta. Cái thủ thuật thay đổi giới tính và sự ủng hộ của cộng đồng LGBT có thế lực ở Mỹ không phát huy tác dụng hai lần.
Giải mật tài liệu: Triều Tiên từng chủ động tìm cách 'phá băng' quan hệ hai miền
Hàn Quốc vừa công bố các tài liệu mới được giải mật cho thấy khái quát về mối quan hệ với CHDCND Triều Tiên từ năm 1979-1981, khi Seoul đang quay cuồng trong bối rối chính trị sau vụ ám sát nhà lãnh đạo Park Chung-hee.
Theo hãng tin Yonhap ngày 28.12, hồ sơ do Bộ Thống nhất Hàn Quốc công bố bao gồm bản ghi các cuộc liên lạc giữa Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên từ tháng 1.1979 đến tháng 12.1981, bao gồm cả đề xuất của Bình Nhưỡng về việc tổ chức các cuộc họp với các quan chức chủ chốt, khôi phục đường dây nóng điện thoại liên Triều và thảo luận về việc thành lập một đội vận động viên thống nhất liên Triều để tham dự Thế vận hội mùa hè ở Moscow (Nga) năm 1980.
Binh sĩ Triều Tiên (phía xa) quay phim binh sĩ Hàn Quốc tại làng Bàn Môn Điếm ở giới tuyến liên Triều hồi năm 2013. Ảnh REUTERS
Những đề xuất như vậy được đưa ra khi tình hình chính trị ở Hàn Quốc rơi vào tình trạng hỗn loạn sau vụ ám sát nhà lãnh đạo Park Chung-hee vào ngày 26.10.1979, chấm dứt chế độ kéo dài 18 năm của ông. Tình hình còn phức tạp hơn vào ngày 12.12 cùng năm khi ông Chun Doo-hwan, người sau này trở thành tổng thống, lãnh đạo một cuộc đảo chính quân sự.
Giữa tình trạng hỗn loạn đó, Triều Tiên đã chuyển sang lập trường hòa giải trong mối quan hệ với Hàn Quốc. Trước đó, Triều Tiên đơn phương cắt đứt đường dây nóng điện thoại liên Triều sau khi hai sĩ quan quân đội Mỹ bị lính biên phòng Triều Tiên chém chết bằng rìu tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm vào năm 1976.
Vào tháng 1.1980, Triều Tiên đã gửi thư đề nghị đàm phán tới 12 nhân vật chính trị chủ chốt, trong đó có Thủ tướng Hàn Quốc Shin Hyun-hwak cũng như các ông Kim Young-sam và Kim Dae-jung, những người sau này đều trở thành tổng thống.
Tháng sau đó, trong các cuộc đàm phán liên Triều, Triều Tiên đồng ý khôi phục đường dây nóng điện thoại bị đình chỉ từ năm 1976.
Một quan chức Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho rằng Bình Nhưỡng khi đó đánh giá đã đến lúc để chuyển sang thái độ đối thoại vì điều đó có thể tạo điều kiện thuận lợi để lực lượng Mỹ rút khỏi Hàn Quốc. "Họ sử dụng cuộc đối thoại liên Triều như một phương tiện cho chiến lược thống nhất", vị quan chức nói.
Seoul tổ chức diễn tập phòng thủ hiếm có
Tuy nhiên, thái độ hòa nhã của Triều Tiên nhanh chóng kết thúc khi ông Chun Doo-hwan lên nắm quyền và đàn áp cuộc nổi dậy Gwangju vào năm 1980. Triều Tiên lên án sự kiện này và gọi việc Seoul áp đặt thiết quân luật là điều "đáng hổ thẹn". Năm 1981, ông Chun đề nghị các chuyến thăm qua lại và đối thoại với lãnh đạo Kim Nhật Thành, (ông nội của nhà lãnh đạo Kim Jong-un) nhưng miền Bắc bác bỏ đề xuất.
C.I.N Mạng lưới cựu điệp viên CIA Mạng lợi ích chung (C.I.N) tự gọi họ là một "Cộng đồng tình báo phi chính thức". Một tài liệu trong khu lưu trữ của Hiệp hội hưu trí trực thuộc Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) đã hé lộ sự tồn tại của một "Mạng lưới lợi ích chung" phi chính thức được thành lập bởi các sĩ quan tình báo...