C.I.N Mạng lưới cựu điệp viên CIA
Mạng lợi ích chung (C.I.N) tự gọi họ là một “Cộng đồng tình báo phi chính thức”. Một tài liệu trong khu lưu trữ của Hiệp hội hưu trí trực thuộc Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) đã hé lộ sự tồn tại của một “Mạng lưới lợi ích chung” phi chính thức được thành lập bởi các sĩ quan tình báo về hưu.
Mạng lưới lợi ích chung
Theo một trong những nhà sáng lập thì C.I.N tồn tại nhằm điều phối những nỗ lực của các tổ chức khác nhau. Được mô tả là “Cộng đồng tình báo phi chính thức”, cơ cấu này không tồn tại ngoại trừ dưới dạng trừu tượng: không có chủ tịch, không có chương trình nghị sự và “không phải là hình thức luân phiên của danh sách chủ nhà”. Tuy nhiên, nó đã tồn tại, thường xuyên tổ chức các cuộc họp để gây ảnh hưởng đến Quốc hội và báo giới, tấn công thành công đạo Luật tự do thông tin (FIA), cũng như điều phối những nỗ lực của các tổ chức đã tạo nên C.I.N.
Đại úy Richard Bates, chủ tịch của 2 tổ chức cấu tạo nên C.I.N, cũng là một thành viên hội đồng quản trị của 3 tổ chức khác, và từng điều hành C.I.N trong một khoảng thời gian, đã viết lời giải thích rằng: “Nó là một mạng lưới, không phải là một tổ chức. Không có điều lệ. Không có danh sách cán bộ, Không có quy định. Không có nghĩa vụ thường xuyên. Và không có ý định mua bất kỳ thứ gì”. Theo ông Ray Cline (một thành viên chủ chốt của CIN) thì từ viết tắt này là phù hợp với chắc chắn nó sẽ được phát âm thành “sống trong tội lỗi’ (living-in-sin). Đại úy Richard Bates nói thêm rằng: “C.I.N là một mạng lưới…..lỏng lẻo, không chính thức, nhưng thường xuyên tập trung đại diện các tổ chức có văn phòng đóng ở khu vực Washington”.
Ông Adam Guillette, Chủ tịch truyền thông của A.I.M, cơ quan đóng vai trò bảo vệ CIA trong hoạt động báo chí. Ảnh nguồn: C-SPAN.org .
Theo Đại úy Richard Bates và sử gia viết về CIA – Thomas Troy thì tiền sử của C.I.N có thể là “phản ứng với những cáo buộc, điều tra, phanh phui, và lên án không ngừng các cơ quan tình báo”. Những cuộc điều tra do Quốc hội Mỹ tiến hành được cho là một trong nhân tố dẫn đến việc ra đời tổ chức các sĩ quan tình báo đã nghỉ hưu. Một số trong các cuộc điều tra này đi thẳng vào những hành vi sai trái của các cơ quan tình báo mà công luận cho rằng chúng đe dọa CIA. Các sĩ quan tình báo đã hưu trí tìm thấy những đồng minh tự nhiên cũng đã về vườn từ khối quân sự, các chuyên gia quốc phòng, một số học giả, và cả những công dân có tinh thần cộng đồng. Cũng theo ông Thomas Troy thì kết quả là có “hơn một tá các cơ quan tình báo mới hoặc những tổ chức cũ có mối bận tâm mới về tình báo.
Điều này dẫn đến rất nhiều cuộc nói chuyện, gặp gỡ, gây quỹ và thúc đẩy những mục tiêu cùng các dự án mà rằng cựu đại sứ Elbridge Durbrow cuối cùng đã kêu gọi “một số sự phối hợp nào đó”. Trong khi có một số thảo luận về một siêu tổ chức hoặc sự kết hợp các tổ chức thì những cuộc thảo luận này hầu như không đi đến đâu cho đến đầu thập niên 1980. Trong lần diễn ra Hội nghị tình báo quân sự quốc gia (NMIA) năm 1981 được tổ chức tại Đại học Quốc phòng quốc gia, lãnh đạo từ 4 nhóm tình báo lớn nhất “đã thảo luận về nghề nghiệp và đặc biệt là vai trò của các tổ chức của họ”. Được tham gia bởi Trung tâm Nghiên cứu tình báo quốc gia (NISC), Hiệp hội các cựu sĩ quan tình báo (AFIO) cùng Hiệp hội điện tử và truyền thông các lực lượng vũ trang Mỹ (AFCEA), 4 nhóm tình báo lớn đã có thể nhất trí rằng “có thể không có siêu tổ chức, nhưng cần phải có một số nỗ lực phối hợp thông tin”. Họ đề nghị “một cuộc họp ăn trưa định kỳ” nhằm đảm bảo tất cả cùng đồng điệu”.
Phải mất 14 tháng nữa thì Mạng lưới lợi ích chung (C.I.N) mới bắt đầu hình thành. Tháng 12/1982, AFIO gửi thư mời “các nhà lãnh đạo của một vài tổ chức tình báo hoặc có liên quan đến tình báo”. NISC hỗ trợ sáng kiến này và đề nghị sẽ đóng vai trò là “cơ quan cung cấp thông tin không chính thức và giúp điều phối việc lên lịch các cuộc họp của các tổ chức”. Tổng cộng có khoảng 15 người đã chấp nhận lời mời. Tới năm 1986 có ít nhất 15 tổ chức thành lập C.I.N, một nguồn tin nói rằng nó được thành lập từ 16 tổ chức tình báo. 14 tổ chức đầu tiên được biết đến là Ủy ban thường vụ về luật và an ninh quốc gia của Hiệp hội luật sư Mỹ, AFIO, Hội đồng an ninh Mỹ (ASC), AFCEA, Hiệp hội các cựu điệp viên của mật vụ Mỹ (AFA), Hiệp hội hưu trí tình báo trung ương (CIRA), Nhóm phân tích xung đột (CAG), Hiệp hội nghiên cứu tình báo (CSI), Qũy Hale, NISC, Các chuyên gia tình báo hải quân (NIP), Hiệp hội các cựu điệp viên đặc biệt của FBI (SFSA), NSIC và NMIA, là tất cả những cái tên tổ chức là một phần của C.I.N.
Video đang HOT
Mối quan hệ giữa AIM và CIA
Tuy nhiên người tham gia thường xuyên cuối cùng lại hết sức bất ngờ: Độ chính xác trong truyền thông (AIM). Việc đưa AIM nằm ngay trong C.I.N không chỉ đơn giản là lỗi thời mặc dù ban cố vấn quốc gia của nó bao gồm chính ngài đại sứ Elbridge Durbrow, người đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thành lập C.I.N. AIM không chỉ là một tổ chức truyền thông mà còn biết đến với việc thúc đẩy một số thuyết âm mưu, các giả thuyết chống giới đồng tính, những giả thuyết George Soros, chủ nghĩa sinh sản và luật Shariah. Bản chất bất ngờ của nó cũng hé lộ mức độ các hoạt động và phối hợp của C.I.N. Ông Ray Warnall. cựu sĩ quan tình báo và là một trong những thủ lĩnh của AFIO, đã có chuyến diễn thuyết vào năm 1984 do AIM tài trợ, một dịp dùng để giáng một đòn nào đó về phía tình báo. AIM đã vài lần xuất hiện trong các hồ sơ lưu trữ của CIA, với một số minh họa bao gồm cả thư từ riêng tư của AIM.
Một ví dụ vào năm 1985 khi AIM bảo vệ CIA và chỉ trích báo Bưu điện Washington, bản sao các lá thư được CIA sở hữu thông qua các kênh không xác định. Trong một diễn biến khác, bản sao các lá thư bảo vệ CIA đã được gửi cho giám đốc CIA, William Colby, với những bản sao bằng than mù được gửi cho ông Reed Irvine của AIM kèm lưu ý rằng “hy vọng ông sẽ tiếp tục việc này!” Dù mức độ tham gia của CIA với AIM ở mức độ nào đó thì đây vẫn là một chủ đề nhạy cảm. Năm 1976, AIM tiếp cận giám đốc CIA, George H.W. Bush (sau này là Tổng thống Mỹ), và hỏi ông gia nhập AIM. Ông Bush đã viết thư tuyên bố từ chối và lá thư đó chỉ ra rằng “giám đốc CIA không được tham gia bất kỳ hình thức nào vào văn bản tổ chức nào tìm cách gây ảnh hưởng đến hoạt động của các phương tiện truyền thông”. Đây có thể là sự tương tác quá nhiều giữa giám đốc CIA non trẻ dưới dạng một bản sao lá thư do người phụ tá của ông Bush ký và gửi đi.
Những tài liệu khác chỉ ra sự phối hợp bổ sung giữa AIM và những thành viên C.I.N khác. AIM hợp tác với Qũy Jamestown để cử một thành phần đào tẩu Liên Xô trong một chuyến diễn thuyết. Năm 1983, sáng lập viên của AIM đã từng diễn ra tại hội nghị thường niên của AFIO suốt vài tháng sau khi C.I.N được thành lập. Nhà sáng lập AIM, Reed Irvine, nhân cơ hội này đã bình luận về sự thù địch của truyền thông Mỹ nói chung đối với chính quyền Reagan”. Lúc đó, AIM đã khiến “công chúng nhạy cảm trước những bình luận và thành kiến không công bằng của các mạng lưới truyền hình lớn, trong đó cho rằng CBS là tồi tệ nhất”. Hóa ra cuộc chiến của AIM chống lại CBS cũng là cuộc chiến của CIA chống lại CBS. Do báo cáo của đài CBS về vụ Ron Rewald mà cả AIM và CIA cùng chống lại đài truyền hình này.
Đại úy Richard Bates, sĩ quan Tình báo Hải quân Mỹ, người đầu tiên lên ý tưởng thành lập Mạng lưới lợi ích chung (C.I.N). Ảnh nguồn: Military Times Hall Of Valor.
Ngoài việc AIM liên tục đưa tin về vụ việc và lên tiếng cáo buộc CBS, CIA cũng đệ đơn kiện “CBS nhắm chủ đích bóp méo tin tức vi phạm Học thuyết công bằng và các Quy tắc tấn công cá nhân thiết yếu” khi họ công bố trên màn ảnh nhỏ. Hồ sơ tòa án của CIA đã trích dẫn báo cáo của AIM trong đó cáo buộc một phần rằng “có điều gì đó rất sai trái với ban quản lý của đài ABC vì đã không kiên quyết tiến hành một cuộc điều tra thực sự và nhanh chóng thảo luận về phát hiện này ngay cả khi CIA phản đối báo cáo của mình”. Mối quan hệ gián tiếp giữa AIM và CIA và liên kết trực tiếp với C.I.N không phải là sai lầm chỉ xảy ra một lần. Hồi cuối năm 1986, AIM phối hợp với các thành viên khác của C.I.N để gây sức ép lên các hãng thông tấn báo chí nhằm thay đổi phạm vi đưa tin của họ.
Hồi năm 1984, ông Phil Nicolaides của AIM đóng vai trò là người điều hành “một buổi hội thảo chuyên sâu nhằm xử lý vai trò của tình báo trong chống chủ nghĩa khủng bố”. Ban hội thảo được thành lập bởi AFIO cho sự kiện hội thảo thường niên, được tổ chức bởi giám đốc CIA, William Casey. Bản tin của AFIO đã mô tả sự kiện đó là đề cập ngay lập tức đến những gì “chưa được nói ra” – cụ thể là “tăng cường nhắm mục tiêu truyền thông vào Casey sau những tiết lộ được dàn dựng”. Tại hội nghị AFIO năm 1984, ông Casey đã đề cập đến miễn trừ pháp luật gần đây đối với các hồ sơ hoạt động của CIA từ đạo Luật tự do thông tin (FOIA), cảm ơn AFIO “vì sự hậu thuẫn mạnh mẽ thông qua các nỗ lực lập pháp và truyền thông” nhằm thay đổi quan điểm và hiểu biết của công luận về vai trò đúng đắn của tình báo”.
Một thành viên khác của C.I.N là Qũy Hale cũng tham gia vào nỗ lực cấp những quyền miễn trừ mới từ FOIA cho CIA. Theo báo cáo có từ năm 1984 thì họ đã chỉ đạo những nỗ lực lớn hướng tới lập pháp. Qũy Hale “tự hào đã giúp đỡ trong suốt chặng đường”. Theo một dân biểu của đảng Dân chủ được trích dẫn trong báo cáo của Qũy Hale thì “Những nỗ lực của Qũy Hale thông báo cho Quốc hội về sự cần thiết phải sửa đổi FOIA của CIA đã được đánh giá rất cao”. Báo cáo tương tự cũng đề cập ngắn gọn sự tham gia của Qũy Hale đối với C.I.N. Theo ông Thomas Troy thì việc C.I.N nhắm tới FOIA không hề ngẫu nhiên vì đó là một trong những đề tài mà C.I.N tìm cách đạt được sự thống nhất ngay từ đầu. Các thành viên của C.I.N không chỉ thành công trong việc đạt được sự thống nhất mà còn rất thành công trong việc sửa đổi FOIA để miễn tiết lộ phần lớn hồ sơ của CIA.
Toàn cảnh Trung tâm Tình báo George Bush và khu vực xung quanh (còn gọi chung là Tổng hành dinh CIA). Ảnh nguồn: CIA.gov.
Tại mỗi cuộc họp hàng quý, các thành viên của C.I.N sẽ thảo luận về những hoạt động của nhiều tổ chức khác nhau của họ, so sánh các lưu ý trong những hoạt động của họ và phối hợp rằng “khi nào họ sẽ gặp nhau, những dự án mới, những nghị quyết được đưa ra cho các thành viên tại hội nghị và ai sẽ phát biểu tại cuộc họp”. Các thành viên của C.I.N cũng sẽ thảo luận về “lập pháp trước Quốc hội” như họ đã làm trong việc sửa đổi FOIA để miễn trừ cho CIA. Những chủ đề khác bao gồm cách báo chí đưa tin về những diễn tiến trong hoạt động tình báo, trong đó có thể giải thích một phần sự tham gia của AIM vào nó. Theo đại úy Richard Bates thì “Không có cuộc bỏ phiếu nào được thực hiện, song từ những cuộc họp này thì nỗ lực chung thường là kết quả”. C.I.N được xác định hoạt động lần cuối vào năm 2012 bởi ông Ronald Kessler, trong ấn phẩm duy nhất bên ngoài kho lưu trữ của CIA thảo luận về C.I.N.
Theo ông Kessler: “Có một số hiệp hội bao gồm các sĩ quan tình báo đã nghỉ hưu, và tất cả họ đều trao đổi thông tin thông qua một tổ chức thông tin được biết đến dưới cái tên Mạng lưới lợi ích chung (C.I.N)…”. Có vẻ như ông Kessler hầu như không làm xước bề mặt của C.I.N khi chốt vấn đề: “Là một cộng đồng tình báo phi chính thức, C.I.N không có ý định trở thành tiếng vang trong cộng đồng tình báo chính thức hay bất kỳ cơ quan cụ thể nào. Tuy nhiên để giáo dục công chúng và Quốc hội, C.I.N đang đứng sau tất cả”. Mặc dù C.I.N có thể là cái tên không được nhiều người ngoài biết đến, nhưng nó đã thúc đẩy chính sách của CIA, tấn công các kẻ thù của CIA, đồng thời cấp cho CIA những miễn trừ chưa từng có từ FOIA
Nghi vấn Mỹ có phi thuyền của người ngoài hành tinh
Tiết lộ chấn động mới từ giới tình báo cho rằng Mỹ đang tìm cách chế tạo vũ khí từ mảnh vỡ phi thuyền của người ngoài hành tinh rơi xuống trái đất.
Trang The Debrief ngày 5.6 dẫn lời cựu sĩ quan tình báo Mỹ David Charles Grusch cho rằng nước này có cả kho bộ phận và thiết bị từ những vật thể bay không xác định (UFO) và "không có nguồn gốc từ con người" đã rơi xuống trái đất. Theo ông, Mỹ và các nước khác còn tham gia hoạt động tối mật nhằm sao chép đảo ngược những mảnh vỡ để chế tạo vũ khí. Cựu sĩ quan này cho rằng thông tin đã không được báo cáo với Quốc hội theo quy định, trong khi chính phủ Mỹ âm thầm theo đuổi "cuộc chạy đua vũ trang suốt 80 năm" nhằm tận dụng lợi thế công nghệ này.
Hình ảnh một UFO được Hải quân Mỹ ghi lại vào tháng 4.2020. Ảnh AFP
Thông tin mật
Ông Grusch (36 tuổi), là một cựu sĩ quan chiến đấu tại Afghanistan và từng làm việc tại Văn phòng Trinh sát quốc gia (NRO) và Cơ quan Tình báo - Địa không gian quốc gia của Mỹ. Trong giai đoạn 2019 - 2021, ông là đại diện của NRO trong Nhóm công tác về hiện tượng không trung không xác định (UAP), tên gọi được Mỹ đặt lại cho UFO. Từ năm 2021 đến tháng 7.2022, ông dẫn đầu việc phân tích UFO cho Cơ quan Tình báo - Địa không gian quốc gia. Sau khi nghỉ việc ngày 7.4.2023, ông tiếp tục nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ và tín nhiệm trong nội bộ giới tình báo, nên những thông tin ông tiết lộ nhanh chóng thu hút sự chú ý.
Hiện ông đã cung cấp những thông tin liên quan cho Quốc hội và Tổng thanh tra Cộng đồng Tình báo Mỹ. Cựu sĩ quan này còn tiết lộ trên Đài NewsNation rằng Mỹ đã thu thập một phần của "phương tiện kỹ thuật không có nguồn gốc con người". Ông cho biết mình không thể đưa ra chứng cứ với NewsNation vì lý do an ninh quốc gia.
"Gọi nó là tàu vũ trụ nếu bạn muốn. Đó có lẽ không phải là cách nói đúng. Nhưng không đùa đâu, những phương tiện có nguồn gốc kỳ lạ không phải của con người đã hạ cánh hoặc bị rơi ở trái đất. Chúng tôi không nói về những thứ có nguồn gốc hay đặc điểm bình thường. Các vật liệu bao gồm những phi thuyền còn nguyên vẹn hoặc còn một phần", ông tiết lộ. Theo đó, những chứng cứ cho thấy chúng là tàu vũ trụ của một loài khác. Ông cho rằng không nên tiếp tục giữ bí mật về chương trình từ thế kỷ 20 của chính phủ Mỹ, nên đã khiếu nại Bộ Quốc phòng Mỹ và cho rằng mình bị tẩy chay vì quyết định lên tiếng.
Lầu Năm Góc, Nhà Trắng cũng như các tổ chức liên quan khác chưa đưa ra bình luận về những thông tin ông Grusch vừa hé lộ.
Vật thể lạ hình quả cầu do UAV của Mỹ ghi lại ngày 12.7.2022 ở Trung Đông. Ảnh Quân đội Mỹ
Người ngoài hành tinh?
Một số người trong cuộc khác gần đây đã sẵn sàng lên tiếng về chương trình bí mật của Mỹ nhằm thu thập những mảnh vỡ phi thuyền nghi ngờ là của người ngoài hành tinh. Một sĩ quan có bí danh Jonathan Grey hiện làm việc tại Trung tâm tình báo không gian quốc gia (NASIC) thuộc Không quân Mỹ khẳng định câu chuyện này có thật và "chúng ta không đơn độc".
Ông còn cho biết những chương trình dạng này không chỉ được triển khai ở Mỹ mà còn ở các nước khác, song chưa có một giải pháp chung trên phạm vi toàn cầu. Theo The Debrief, việc một nhân vật trong Không quân Mỹ lên tiếng là điều khá bất thường, do lực lượng này vốn kín tiếng hơn các cơ quan khác về vấn đề UFO.
Tài liệu giải mật tiết lộ lý do Mỹ không thể coi Nga là 'đồng minh' Theo biên bản một cuộc họp diễn ra vào năm 1992 vừa được giải mật, các vấn đề chưa được giải quyết khiến Washington không coi Moskva là 'đồng minh'. Tổng thống Nga Boris Yeltsin (trái) và Tổng thống Mỹ George Bush trong cuộc họp báo ở Trại David ngày 1/2/1992. Ảnh tư liệu: AP Đài RT ngày 2/2 dẫn một tài liệu...