Những vitamin cần thiết nuôi dưỡng tóc khô
Nuôi dưỡng tóc khô bằng các vitamin từ thực phẩm là cách hiệu quả nhất giúp khôi phục mái tóc trở về trạng thái mềm mại và óng mượt. Dưới đây là những vitamin cần để nuôi dưỡng tóc khô.
1. Vitamin E
Đây là loại vitamin “nổi tiếng” bởi khả năng tái tạo da và tác dụng chống lão hóa. Tuy nhiên, không chỉ là “thần dược” nuôi dưỡng da, vitamin E còn vô cùng hiệu quả giúp nuôi dưỡng da đầu, làm cho tóc chắc khỏe và mềm mượt hơn. Bạn nên tăng lượng vitamin E cho tóc bằng cách ăn nhiều rau lá xanh, các loại dầu thực vật, hạnh nhân, hạt dẻ… Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung thêm vitamin E bằng viên uống theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Vitamin E là một trong những dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng tóc khô
2. Vitamin C
Vitamin C có trong nhiều loại trái cây như họ cam quýt, kiwi, dâu tây, dứa… Vitamin này giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể bạn và rất hữu ích trong việc giúp tóc phát triển khỏe mạnh. Việc thiếu vitamin C có thể dẫn đến tóc khô và dễ gãy rụng. Vitamin C có thể giúp ngăn ngừa các gốc tự do trong quá trình oxy hóa của các nang tóc và ngăn ngừa rụng tóc. Theo khuyến cáo, bạn nên tiêu thụ 60 mg vitamin C mỗi ngày để có được mái tóc khỏe mạnh. Đây cũng là một trong những vitamin tốt nhất cho tóc khô mà mọi người nên sử dụng.
Video đang HOT
3. Vitamin A
Vitamin A giúp mái tóc của bạn sáng bóng và mềm mại hơn. Tuy nhiên, theo khuyến cáo bạn chỉ nên sử dụng một lượng vừa phải, lạm dụng vitamin A sẽ dẫn đến quá liều sẽ gây hại cho sức khỏe.
4. Vitamin B3
Vitamin B3 (còn gọi là niacin) là một loại vitamin mà khi nó được hấp thụ vào da đầu có thể giúp tăng cường sự lưu thông của các mạch máu. Do vậy, tăng lượng vitamin B3 cũng là một cách hiệu quả để giúp da đầu của bạn trở nên khỏe mạnh, nuôi dưỡng tóc tốt hơn và giữ cho tóc luôn chắc khỏe mạnh và óng ả. Các nhà khoa học khuyên mọi người tiêu thụ vừa đủ 15 mg vitamin B3 mỗi ngày. Các thực phẩm có chứa nhiều vitamin B3 là cá, thịt gà, lúa mì…
5. Vitamin B5
Vitamin B5 (còn được gọi là axit pantothenic) hoạt động để mang lại độ ẩm và làm cho mái tóc của bạn sáng bóng, mượt và mềm mại. Thông thường, liều lượng cần là khoảng 4-7 mg/ ngày. Các loại thực phẩm cung cấp vitamin B5 mà bạn có thể ăn hàng ngày là lòng đỏ trứng, nội tạng động vật, ngũ cốc.
6. Vitamin K
Vitamin K kết hợp với các loại vitamin khác giúp thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh của tóc và khôi phục mái tóc khô xơ trở nên khỏe và mềm mượt. Những loại thực phẩm có chứa hàm lượng cao vitamin K bao gồm: trứng, rau, quả sung, cải bắp và các loại sữa.
Theo ngôi sao
Vì sao nên bổ sung vitamin K?
Ai cũng biết, vitamin K là môt loại vitamin tan trong chât béo rât cân thiêt cho cơ thê chúng ta, tuy nhiên loại vitamin này có thể giúp con người phòng ngừa được căn bệnh gì không phải ai cũng biết.
Ảnh minh họa: Internet
Vitamin K có thể giúp giảm chứng chảy máu trong một vài trường hợp như bệnh gan, mắc chứng kém hấp thụ hoặc dùng kháng sinh trong thời gian dài. Vai trò chính của vitamin K là giúp cho quá trình đông máu diễn ra tốt và hạn chế lượng máu bị mất khi bị thương. Nếu cơ thể bị thiếu hụt vitamin K, máu của bạn sẽ không thể đông được và điều này có thể dẫn đến tử vong.
Vitamin K còn có thể kết hợp với calcium giúp cho xương chắc khỏe. Thiếu vitamin K có thể gây ra bệnh loãng xương. Ngoài ra, vitamin Kcó thể giúp ngăn ngừa sỏi thận. Do chế độ ăn của mình, những người ăn chay là những người hấp thu một lượng lớn vitamin K nên họ không mắc loại bệnh này. Vitamin K còn được dùng để điều trị vết thương ngoài da.
Xơ hoá động mạch là một bệnh lý nguy hiểm, dẫn đến cơn đau tim và đột quỵ. Bình thường động mạch mềm mại, gấp lại dễ dàng như ống nhựa mềm. Trong thành động mạch có lớp cơ trơn, khi co lại có tác dụng co bóp làm máu lưu thông.
Một động mạch bị xơ cứng thì không thể co bóp được. Tuổi cao là một nguyên nhân chính của xơ cứng động mạch. Vitamin K2 đặc biệt giữ không cho canxi và phospho lắng đọng vào động mạch chủ và làm đảo nghịch hiệu quả của thức ăn không tốt cho tim. Qua nghiên cứu các nhà khoa học cho thấy vitamin K dường như có tác dụng làm dừng quá trình vôi hoá và cứng thành mạch máu.
Người ta đã nghiên cứu, phát hiện ra nhiều tác dụng tích cực của vitamin K. Vitamin K có thể giúp phòng ngừa ung thư, tăng cường tỷ trọng xương, hạn chế bệnh tim mạch, hạn chế bệnh giãn tĩnh mạch, giảm bệnh tiểu đường. Vitamin K có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì quá trình bài tiết và sử dụng insulin của cơ thể và giảm được tới gần 20% rủi ro mắc bệnh tiểu đường týp 2 ở người lớn.
Tuy nhiên, bổ sung bao nhiêu vitamin K là hợp lý? Như ta đã biết, vitamin K có nhiều trong các loại rau xanh dạng lá (như rau bina, bắp cải, cải xoăn, súp lơ v.v...) chiếm khoảng 90% lượng vitamin K mà cơ thể hấp thu.
Vitamin K còn có trong thịt, pho-mat và trứng. Đừng quên bổ sung nguồn vitamin K cho cơ thể mình. Những người nào không ăn rau thường xuyên sẽ có nguy cơ thiếu hụt vitamin này, vì cơ thể có khả năng dự trữ loại vitamin K trong các tế bào mỡ nên bạn chỉ cần tiêu thụ các loại thức ăn cung cấp nó mà không cần phải tiêu thụ các loại thức ăn giàu vitamin K mỗi ngày.
Trong trường hợp không bổ sung vitamin K qua thực phẩm được thì buộc phải dùng theo đường uống. Liều lượng cũng phải theo chỉ định của bác sĩ.
Theo Sức khỏe & Đời sống
7 dinh dưỡng thiết yếu trong cà chua Cà chua là thực phẩm rất phổ biến nhưng ít ai biết đến những lợi ích của chúng với sức khỏe. Dưới đây là những chất dinh dưỡng thiết yếu có trong cà chua rất cần thiết cho sức khỏe của bạn: 1. Kali Bạn thường nghĩ tới chuối hoặc khoai tây là những thực vật chứa hàm lượng kali cao nhưng thực...