Những việc nhà phù hợp cho trẻ mẫu giáo
Theo bác sĩ nhi khoa Kereese Gayle-Farias, trẻ có thể chăm sóc, cho vật nuôi ăn để học về lòng tốt và tôn trọng sự sống của các loài vật.
Cất đồ chơi và sách
Bạn hãy thiết kế một vài thùng carton, kệ hoặc giá sách để cho trẻ phân loại các món đồ chơi của mình. Bạn có thể phân biệt chúng bằng màu sắc hoặc nhãn dán in hình động vật để trẻ tập ghi nhớ vị trí các món đồ.
Các chuyên gia khuyên bạn nên mở nhạc, đọc một bài vè hoặc tự sáng tác những câu hát ngẫu hứng để việc dọn dẹp trở nên thú vị. Đôi khi, bạn có thể tạo ra một vài trò chơi nhỏ như xem ai cất được nhiều đồ chơi hơn hoặc trẻ có phân loại đúng đồ chơi hay không. Việc này không chỉ giúp trẻ gọn gàng và có ý thức bảo quản đồ hơn mà còn rèn kỹ năng nhận biết và ghi nhớ.
Hỗ trợ việc giặt là
Trẻ có thể làm những việc đơn giản như cho quần áo bẩn vào máy giặt, lấy mắc, gấp những món đồ nhỏ như tất hoặc khăn lau. Khi trẻ làm những việc này, bạn có thể lồng ghép các bài học về họa tiết, màu sắc, thậm chị là chữ cái và số in trên quần áo để trẻ ghi nhớ nhiều hơn.
Chăm sóc vật nuôi
Trẻ ở độ tuổi trước khi vào mẫu giáo (khoảng 4-5) có thể mang nước, thức ăn cho chó, mèo hoặc tắm cho chúng nếu như vật nuôi nhà bạn đã quen với việc được tắm rửa. Nếu muốn giữ an toàn cho trẻ hơn, bạn sẽ là người tắm và sấy khô lông, trẻ sẽ dùng khăn lau để hỗ trợ.
Trong quá trình chăm sóc, bạn cần nói cho trẻ biết những loại thức ăn mà vật nuôi thích hoặc không ăn được. Khi tận tâm chăm sóc và yêu quý vật nuôi, trẻ sẽ được nuôi dưỡng lòng tốt và tôn trọng sự sống của loài vật.
Video đang HOT
Ảnh: Family Education
Lau dọn
Bạn có thể để trẻ tham gia vào việc lau dọn bằng cách giặt sẵn một chiếc giẻ, khuyến khích trẻ làm sạch bất kỳ đâu thấy bẩn. Hiện nay, nhiều thiết bị mini của các đồ dùng gia đình như máy hút bụi, khăn lau được sản xuất khá nhiều. Bạn có thể tìm mua hoặc biến việc lau dọn thành trò chơi tương tự khi cất sách, đồ chơi.
Ngoài ra, sau mỗi bữa ăn, bạn có thể cho trẻ cất dọn những vật dụng không có cạnh sắc như thìa, khăn… vào đúng vị trí sau khi dùng.
Mang vác đồ
Khi đi siêu thị, bạn có thể cho trẻ mang một số món đồ nhẹ và không dễ vỡ. Tiến sĩ Gayle-Farias chia sẻ, đây là hoạt động ưa thích của cô và con gái. Cô thường để con xách hoa quả và rau, những nguyên liệu chuẩn bị nấu ăn.
“Để trẻ em tham gia vào việc chọn thức ăn, sau đó rửa hoặc cất vào tủ lạnh có thể khuyến khích chúng trải nghiệm những thứ mới mẻ, đồng thời hình thành niềm yêu thích nấu nướng”, cô nói.
Dọn giường ngủ
Trẻ có thể gặp khó khăn khi kéo căng ga trải giường nhưng sẽ sắp xếp được gối, để gọn thú bông đồng thời học cách gấp chăn. Bạn cũng có thể dạy trẻ thay vỏ gối, cho vào máy giặt hoặc gấp gọn để trong tủ.
Bạn hãy nhấn mạnh giường ngủ là nơi riêng tư, trẻ sẽ có giấc ngủ thật ngon nếu giường luôn gọn gàng, sạch sẽ. Kereese Gayle-Farias khẳng định nếu được rèn thói quen làm việc nhà ngay từ nhỏ, trẻ sẽ gọn gàng và có trách nhiệm với gia đình hơn khi lớn lên.
Đề xuất dạy tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo: Nỗi lo nở rộ liên kết đào tạo
Những ngày qua, cả phụ huynh và giáo viên vẫn chưa hết "rối như tơ vò" vì chạy không nổi chương trình lớp 1 mới năm nay, thì Bộ GD&ĐT lại công bố dự thảo về đưa tiếng Anh vào giảng dạy cho trẻ mẫu giáo.
Thêm gánh nặng cho phụ huynh...
Thông tư ban hành Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo ngay lập tức thu hút sự quan tâm của dư luận khi việc đưa tiếng Anh vào giảng dạy chính thức tại trường mầm non có khiến phụ huynh và giáo viên thêm gánh nặng cả về kiến thức lẫn học phí?
Bà Trần Thị Hương - người sáng lập một hệ thống trường mầm non dân lập tại Hà Nội - cho hay, việc triển khai dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non ở các trường tư thì không có khó khăn vì lâu nay việc này vẫn đang thực hiện tốt. Chi phí cho việc học tiếng Anh tính vào chi phí học phí chung để trường tư có được những giáo viên giỏi nhất, có kỹ năng sư phạm dạy tiếng Anh cho trẻ. "Hiện nay giáo viên tiếng Anh tại hệ thống trường của tôi có mức lương 12 - 18 triệu đồng/tháng, chúng tôi tuyển chọn những giáo viên tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Anh từ những trường có thương hiệu", bà Hương cho hay.
Tuy nhiên, theo bà Hương, việc triển khai dạy tiếng Anh ở cơ sở giáo dục mầm non công lập sẽ khó khăn hơn gấp nhiều lần. Bởi lẽ dạy tiếng Anh cho trẻ, ngay cả dạy tích hợp, thì yếu tố quan trọng nhất là giáo viên.
"Hiện nay đa số giáo viên mầm non trong các trường công lập trình độ tiếng Anh còn hạn chế, thậm chí nhiều người gần như không thể giảng dạy được cho học sinh. Để việc dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non triển khai được chỉ còn cách nhà trường liên kết với các trung tâm ngoại ngữ. Nhưng việc liên kết này còn liên quan đến kinh phí, đương nhiên nhà trường không thể lo hết mà phụ huynh phải chia sẻ gánh nặng kinh phí này với nhà trường.
Bộ GD&ĐT lấy ý kiến về việc đưa tiếng Anh vào trường mầm non. (Ảnh minh hoạ)
Còn việc đào tạo, tập huấn cho giáo viên mầm non để dạy được tiếng Anh theo tôi là việc không thể. Bởi lẽ, để dạy được tiếng Anh cần một quá trình học tập và rèn luyện dài chứ không phải tập huấn vài buổi hay vài cuốn giáo trình là mình làm được hiệu quả", bà Hương cho biết.
...và cả cho học sinh
Có con đang học tại trường mầm non trên địa bàn quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) anh Nguyễn Thế Minh chia sẻ: "Tôi chọn trường công lập cho con là không muốn quá áp lực về vấn đề học phí, bởi
vợ chồng tôi chỉ là công nhân, viên chức bình thường. Tôi muốn ở bậc mầm non các con tôi học theo chương trình hiện hành dừng ở mức nhận biết tiếng Việt thôi.
Chẳng ai có thể đảm bảo được việc đưa tiếng Anh vào trường mầm non sẽ không nở rộ việc dạy tiếng Anh liên kết rồi các trường lại thu mỗi nơi một kiểu, áp lực về học phí.Trong khi đó cũng là áp lực học tập cho các con, chẳng biết con học được bao nhiêu hay mỗi ngày đến trường lại là một ngày sợ".
Theo anh Minh, với các trường công, phụ huynh đăng ký cho con học tiếng Anh phải trả thêm một khoản phí không nhỏ mỗi khóa học hoặc theo từng tháng do chương trình là liên kết giữa nhà trường với trung tâm, nhưng chất lượng lại không ai kiểm soát thì khó tránh được nhiều cơ sở giáo dục sẽ tranh thủ đây là cơ hội để...thu tiền.
"Việc làm quen với tiếng Anh ở cấp học mầm non chỉ nên dừng lại như một cuộc dạo chơi giúp trẻ có khả năng hấp thụ ngôn ngữ một cách tự nhiên thay vì phải học một cách bắt buộc, gò bó. Trẻ học qua chơi, qua bài hát, bài thơ qua các chương trình truyền hình ở nhà là đủ", anh Minh chia sẻ.
Thừa nhận trình độ giáo viên mầm non hiện nay không thể dạy tiếng Anh, cô Ngô Thị Linh - Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Đông Tân (huyện Đông Hưng, Thái Bình) cho biết nếu yêu cầu các giáo viên trường cô dạy tích hợp cả tiếng Anh thì điều này là không thể.
"Trường tôi có thiết kế phòng học riêng phục vụ cho dạy tiếng Anh, nhưng đến nay hoạt động này chưa thể triển khai vì người quản lý như tôi biết rõ giáo viên của mình không đủ trình độ dạy tiếng Anh. Nếu đã dạy là phải làm thực chất, làm có chất lượng chứ không phải chỉ đưa vào chương trình theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa được. Tôi cũng mong học sinh của mình sớm được tiếp cận với tiếng Anh nhưng hiện nay khó khăn và giáo viên, liên kết với trung tâm bên ngoài thì chưa có chủ trương", cô Linh cho biết.
Nói về phương án nếu không có giáo viên cơ hữu dạy tiếng Anh, các trường có thể thực hiện dạy tiếng Anh kiểu xã hội hóa kết hợp với các trung tâm tiếng Anh để thực hiện thì cô Linh chia sẻ: "Phụ huynh của tôi chủ yếu làm nghề nông, thu nhập rất thấp nên nếu nói đưa tiếng Anh vào dạy để thu tiền học sinh thì việc này rất khó thực hiện".
Theo cô Linh, chúng ta cần phân biệt rõ mục đích việc làm quen tiếng Anh của trẻ mầm non với mục đích học tiếng Anh của trẻ độ tuổi lớn hơn. Từ đó tạo cho môi trường cho trẻ làm quen một ngôn ngữ mới với những niềm vui, sự say mê chứ không phải bằng những giờ học như ở trường phổ thông.
"Tuy nhiên, kể cả làm quen cũng phải có một đội ngũ giáo viên thực sự chuyên nghiệp, có hướng dẫn cụ thể cho các nhà trường", cô Linh trăn trở.
Dự thảo Thông tư ban hành Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo được bộ GD-&ĐT xây dựng với mục đích nhằm đáp ứng nhu cầu làm quen tiếng Anh của trẻ từ 3 - 6 tuổi trong những cơ sở giáo dục mầm non có đủ điều kiện thực hiện và phụ huynh có nhu cầu.
Bộ GD-ĐT: Sẽ triển khai dạy tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo? Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến dự thảo thông tư Ban hành Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo. Theo Bộ GD-ĐT, chương trình làm quen tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu của phụ huynh và khả năng của trẻ đối với việc làm quen với tiếng...