Những việc cần làm trước khi mang thai
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, thai phụ cần thực hiện một số khuyến nghị sau của các chuyên gia.
Ảnh minh họa: Internet
Đến bác sĩ
Bác sĩ có thể đánh giá tình hình của bạn thông qua việc kiểm tra sức khỏe và tiêm phòng thích hợp. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra khả năng miễn dịch của bạn với các bệnh nhiễm trùng: sởi và thủy đậu (trái rạ).
Nếu khả năng miễn dịch của bạn không có, bạn sẽ được chích ngừa (bạn cần phải chờ ít nhất 4 tuần sau khi tiêm phòng thủy đậu hoặc rubella trước khi cố gắng thụ thai).
Bác sĩ cũng có thể khuyên nên làm xét nghiệm Pap nếu bạn chưa thực hiện trong thời gian gần đây. Kiểm tra các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục và xét nghiệm máu để xác định nhóm máu… cũng được đề nghị thực hiện.
Nếu bạn (hoặc đối tác) có tiền sử gia đình về bệnh di truyền rất có thể ảnh hưởng sẽ đến con cháu tương lai. Đây là thời điểm thích hợp để thảo luận về những việc này với bác sĩ bởi họ có thể giới thiệu bạn với một cố vấn di truyền.
Bổ sung folate
Folate rất quan trọng cho sự phát triển ống thần kinh ở em bé. Ống thần kinh được hình thành và hoàn thiện trong 4-6 tuần đầu tiên của thai kỳ. Hầu hết phụ nữ không phát hiện họ mang thai cho đến khi thai kỳ được ít nhất sáu tuần.
Video đang HOT
Vì vậy, điều quan trọng là không nên chờ đợi cho đến khi phát hiện có em bé mà ngay khi có ý định thụ thại, hãy tăng cường bổ sung folate.
Theo Bodyandsoul, uống bổ sung axit folic có thể làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống ở em bé. Ngoài ra, axit folic cũng có mặt trong rất nhiều các loại thực phẩm, như: măng tây, rau bina, bông cải xanh, cam, chuối, dâu tây, các loại đậu, ngũ cốc, các loại hạt và các chiết xuất từ nấm men.
Đảm bảo đủ i-ốt
Bổ sung i-ốt cũng rất quan trọng đối với những phụ nữ sắp mang thai bởi tuyến giáp cần i-ốt để nạp vào hormone tuyến giáp – điều kiện cần thiết cho sự phát triển bộ não của em bé và hệ thần kinh trước và sau khi sinh.
Nếu lượng i-ốt không đủ trước khi thụ thai và cả trong khi mang thai, bộ não và hệ thần kinh của trẻ khó có khả năng phát triển tối ưu. Bất cứ điều gì làm ảnh hưởng đến sự phát triển của não và hệ thần kinh đều có thể dẫn đến hệ lụy nghiêm trọng là chỉ số IQ và năng lực tinh thần giảm sút đáng kể.
Các nguồn thực phẩm cung cấp i-ốt bao gồm: bánh mì, sữa và hải sản. Nếu i-ốt không được hấp thụ hiệu quả thông qua chế độ ăn uống, cần uống bổ sung i-ốt mỗi ngày. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn có vấn đề về tuyến giáp trước khi có ý định thụ thai.
Ngưng hút thuốc lá
Theo các chuyên gia bỏ thuốc lá có thể làm giảm nguy cơ sẩy thai, nguy cơ đẻ non, thiếu cân cùng dị tật hở hàm ếch cũng như tránh được nguy cơ phổi và hệ thống miễn dịch suy yếu. Việc bỏ thuốc lá hoặc ít nhất là cắt giảm càng sớm càng có lợi cho đứa con bạn sắp mang trong bụng.
Tránh rượu
Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh uống rượu quá mức trong thai kỳ có thể gây ra FAS (hội chứng rượu trong bào thai), với hệ lụy trẻ sinh ra thiếu cân với các dị tật đặc trưng trên khuôn mặt cũng như tăng nguy cơ bệnh tim, gặp vấn đề ngôn ngữ, thiếu khả năng chú ý, trí nhớ kém hay hiếu động thái quá. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ tránh uống rượu nếu đang có hoặc có thể có thai.
Hạn chế cà phê
Một lượng nhỏ caffeine (như một tách cà phê mỗi ngày) không có khả năng gây hại, nhưng uống quá nhiều có thể làm chậm quá trình thụ thai và có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai.
Theo Thanh niên
Tác nhân kích thích vẩy nến phát triển
Vẩy nến là bệnh tự miễn, xảy ra do rối loạn hệ miễn dịch của cơ thể, tuy nhiên, cũng có một số yếu tố nguy cơ khiến bệnh tái phát và nặng thêm
Vẩy nến có biểu hiện trên da bằng các mảng đỏ, giới hạn rõ với vùng da lành và đóng vẩy trắng đục như sáp nến, thường xuất hiện ở rìa chân tóc, da đầu, móng tay, móng chân, vùng nếp gấp, tì đè,... Những mảng này có thể gây ngứa, đau, đôi khi bị nứt và chảy máu.
Vẩy nến toàn thân gây khó chịu cho người bệnh
Một số tác nhân có thể làm cho bệnh nặng hơn hoặc tái phát, bao gồm:
- Tâm lý: Bệnh nhân vẩy nến thường có tâm lý căng thẳng, lo âu, mất tự tin. Chính điều này làm bệnh tái phát và nặng thêm.
- Tổn thương da: Ở một số người mắc bệnh vẩy nến, tổn thương da như bầm tím, bỏng, u bướu, tiêm chủng,... có thể làm cho vẩy nến xuất hiện ở chính vị trí bị tổn thương (Hội chứng Kobner).
- Các bệnh nhiễm trùng như viêm họng, viêm amiđan,... có thể làm cơ thể suy yếu, tạo điều kiện cho vẩy nến tiến triển.
- Mùa đông làm da bệnh nhân khô hơn, tạo cơ hội cho vẩy nến tái phát.
- Sử dụng chất có cồn (rượu), hút thuốc, các thực phẩm cay nóng, nhiều chất béo cũng là nguyên nhân khiến bệnh tái phát và ngày càng nặng hơn.
Ăn thực phẩm cay nóng khiến vẩy nến có nguy cơ tái phát cao
Việc điều trị vẩy nến thường chú trọng làm lành tổn thương da và ngăn bệnh tái phát, giảm biến chứng. Các biện pháp thường được áp dụng là dùng thuốc hoặc quang hóa trị liệu. Cụ thể, thuốc bôi như axit salicylic, thuốc uống ức chế miễn dịch (methotrexate, cyclosporine,...). Tuy nhiên, các thuốc này có thể gây ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, bệnh dễ tái phát khi ngừng thuốc. Quang hoá liệu pháp được áp dụng cho bệnh nhân mắc vẩy nến nặng (thể đỏ da toàn thân), phương pháp này tuy khá hiệu quả nhưng sau khi điều trị có nguy cơ dẫn đến ung thư da. Vì vậy, việc lựa chọn phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả là rất quan trọng đối với bệnh nhân vẩy nến.
Hiện nay, xu hướng sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả lâu dài trong phòng ngừa, hỗ trợ điều trị vẩy nến mà không gây tác dụng phụ đang được nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng lựa chọn. Trong đó, dẫn đầu các loại dược mỹ phẩm dạng kem bôi là Explaq, tiêu biểu cho sản phẩm đường uống là Kim Miễn Khang. Thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang có thành phần chính là cây sói rừng giúp chống tự miễn, kết hợp với các dược liệu quý khác như: bạch thược, nhàu, nhũ hương, hoàng bá, thổ phục linh,... có tác dụng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị vẩy nến, ngăn chặn tái phát ngay cả khi tiếp xúc với các tác nhân làm bệnh bùng phát.
Sử dụng kết hợp hai phương pháp trong uống - ngoài bôi như Kim Miễn Khang và Explaq sẽ giúp đạt được hiệu quả cao trong việc điều trị vẩy nến. Ngoài ra, bệnh nhân cần duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, đặc biệt, tránh các yếu tố nguy cơ làm vẩy nến tái phát.
Theo TPO
Bạn nên ăn bao nhiêu trứng mỗi tuần? Trứng là một nguồn dinh dưỡng tốt nhưng chúng cũng có chứa rất nhiều cholesterol. Một chế độ ăn uống lành mạnh là chế độ ăn uống cân bằng giữa các thành phần dinh dưỡng. Vì thế bạn nên quyết định sẽ ăn bao nhiêu trứng mỗi tuần để đảm bảo nhận được đủ lợi ích sức khỏe, mà không lo những tác...