Những việc cần làm để tránh nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ
Dưới đây là những cách đơn giản nhất giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.
1. Những cách đơn giản để tránh bệnh tim mạch và nguy cơ đột quỵ
Đạp xe: Hãy dành ít nhất 20 phút mỗi ngày để đạp xe, có thể trong phòng tập hay trên đường. Đây là một trong những bài tập tốt nhất giúp giảm nguy cơ bệnh tim và đột quỵ.
Ăn Sôcôla đen: Chất chống oxy hóa trong sôcôla đen có thể chống hình thành các cục máu đông, giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu. Tuy nhiên cũng không nên ăn quá nhiều, chỉ vài lần/tuần.
Uống bia: Với một cốc bia mỗi ngày có thể giảm nồng độ cholesterol trong máu và giữ một trái tim khỏe mạnh.
Bổ sung vitamin B: Nhờ việc bổ sung Vitamin B mỗi ngày giúp ngăn ngừa cục máu đông và giảm nguy cơ đột quỵ.
Ảnh minh họa
Cá: Trong cá có chứa nhiều vitamin E có thể làm giãn mạch máu, ngăn ngừa đông máu và cao huyết áp. Bạn nên ăn cá ít nhất một lần/tuần.
Video đang HOT
Bữa sáng nhiều chất xơ: Với một bữa sáng giàu chất xơ có thể giảm cholesterol trong máu, do đó ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ. Những thực phẩm giàu chất xơ phải kể đến như yến mạch, rau củ, nấm.
Ăn hai hoặc nhiều khẩu phần cá mỗi tuần có liên quan đến việc giảm nguy cơ phát triển bệnh mạch vành thấp hơn 30%. Cá – đặc biệt là cá hồi và cá ngừ chứa chất béo omega-3, làm giảm mức chất béo trung tính trong máu có thể góp phần làm đông máu. Omega-3 cũng làm giảm huyết áp nhẹ và có thể giúp ngăn nhịp tim bất thường. Không có loại cá thông thường nào cung cấp nhiều axit béo omega-3 hơn so với cá hồi. Dầu hạt lanh, dầu canola và quả óc chó cũng chứa chất béo omega-3.
Nho khô
Chất chống ôxy hóa trong nho khô chống lại sự phát triển của một loại vi khuẩn có thể gây viêm và bệnh nướu răng. Những người bị bệnh nướu răng có nguy cơ mắc bệnh tim gấp hai lần. Chọn các loại thực phẩm có lợi, chẳng hạn như nho khô, có thể giúp bạn bảo vệ cả nướu và trái tim của bạn.
Những người ăn nhiều ngũ cốc có xu hướng gầy hơn và có ít nguy cơ mắc bệnh tim hơn. Điều này có lẽ là do ngũ cốc nguyên hạt chứa chất chống ôxy hóa, phytoestrogen và phytosterol có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh mạch vành.
Chất xơ trong ngũ cốc nguyên hạt cũng có nhiều lợi ích: Theo một nghiên cứu ở Harvard, Mỹ, những người ăn một chế độ ăn nhiều chất xơ có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn 40% so với những người ăn chế độ ăn ít chất xơ. Bột yến mạch, lúa mạch, đậu là những loại ngũ cốc giàu chất xơ hòa tan.
Ăn đậu thường xuyên rất tốt cho tim của bạn. Chỉ cần 1/2 cốc đậu nấu chín hàng ngày có thể làm giảm cholesterol. Giống như tất cả các loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ hòa tan, đậu giúp liên kết cholesterol và giữ cho nó không bị hấp thụ trong ruột. Và, khi chất xơ được lên men, nó tạo ra những thay đổi trong các axit béo mạch ngắn có thể ức chế sự hình thành cholesterol. Các thành phần khác trong đậu cũng có tác dụng hạ cholesterol. Đậu chứa nhiều loại hóa chất bảo vệ tim, bao gồm cả flavonoid – một hợp chất cũng được tìm thấy trong rượu vang, quả mọng và sôcôla – có tác dụng ức chế sự kết dính của các tiểu cầu trong máu, có thể giúp giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Thời tiết lạnh sâu, nhiều người phải nhập viện vì bệnh đường hô hấp, tim mạch, đột quỵ
Miền Bắc đang bước vào đợt rét đậm, rét hại, tại các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ, nhiệt độ quan trắc được trong sáng 30/12 phổ biến từ 11-14 độ C, tại Hà Nội là 13 -13,5 độ C; ở vùng núi cao từ 1,7 đến 6,2 độ C.
Rét đậm, rét hại đã khiến nhiều người phải nhập viện cấp cứu.
Với người cao tuổi, nhập viện nhiều nhất là các bệnh lý về đường hô hấp, đột quỵ và tim mạch. Song, nhiều người khi có dấu hiệu bệnh lại chần chừ không đến viện ngay, bỏ lỡ "giai đoạn vàng" điều trị.
Bệnh nhân nặng điều trị tại Khoa Cấp cứu và Đột quỵ, Bệnh viện Lão Khoa Trung ương.
Tăng bệnh lý hô hấp, đột quỵ
Trao đổi với phóng viên Báo CAND, TS.BS Trần Quang Thắng, Trưởng Khoa Cấp cứu và Đột quỵ, Bệnh viện Lão Khoa Trung ương cho biết, trong 3 ngày đầu của đợt rét đậm, bệnh nhân vào nhập viện tăng nhẹ, khoảng 20-30 ca/ngày. Vào nhập viện cấp cứu thường gặp là nhóm bệnh về đường hô hấp như: Viêm phổi, phổi tắc nghẽn mãn tính, tai biến mạch máu não, tăng huyết áp...
Nguy hiểm của nhóm bệnh đường hô hấp trong mùa lạnh là khi nhiệt độ hạ thấp, khả năng bảo vệ đường thở kém, sức đề kháng giảm, diễn biến viêm phổi nhanh, có thể sáng chỉ ho, đến trưa đã tức ngực, khó thở, khi vào viện đã suy hô hấp. "Ở nhóm này viêm phổi diễn biến nhanh và rất nặng, vì vậy người cao tuổi phải hết sức thận trọng", BS Thắng khuyến cáo.
Tại Khoa Cấp cứu và Đột quỵ trong những ngày nhiệt độ xuống thấp đã ghi nhận nhiều ca cấp cứu đến viện trong tình trạng nặng, phần lớn phải thở oxy, thở máy, trong đó có một vài ca tử vong. Bà Nguyễn Thị H. (72 tuổi) mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, được chuyển từ tuyến dưới lên trong tình trạng viêm phổi, suy hô hấp. Do bệnh nhân không đáp ứng với thở oxy, các bác sĩ đã tiến hành đặt ống thở cho bệnh nhân. Theo người nhà bà H cho biết, bà mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đã nhiều năm. Mấy ngày trước bà mệt, ho và sốt, được gia đình đưa đến bệnh viện tuyến tỉnh, sau tình trạng không thuyên giảm mà ngày một nặng, bệnh viện tuyến dưới đã chuyển bà lên tuyến trên.
Tương tự, tại Bệnh viện Phổi Trung ương cũng tiếp nhận nhiều bệnh nhân mắc các bệnh lý về hô hấp đến viện trong tình trạng rất nặng. Tại Khoa Hồi sức tích cực các giường đều kín bệnh nhân, phần lớn đều mắc các bệnh về phổi rất nặng, phần lớn phải thở máy. Ông N.V.C (65 tuổi, Hoà Bình) phát hiện bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cách đây 4 năm. Trước khi vào nhập viện 1 tuần, ông sốt cao, điều trị tại bệnh viện huyện và tỉnh không đỡ. Khi lên tuyến Trung ương, ông viêm phổi rất nặng, sốc nhiễm khuẩn phải can thiệp ECMO và lọc máu. Sau gần 1 tuần điều trị tích cực, may mắn ông tỉnh táo, cai được ECMO.
Theo TS.BS Trần Quang Thắng, thời tiết lạnh làm cho mạch máu co lại, làm tăng kháng trở não gây huyết áp tăng, nguy cơ bị đột quỵ cao. Vì vậy, người cao tuổi tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột (tránh đang từ phòng ấm ra ngoài lạnh đột ngột) và phải kiểm soát huyết áp thường xuyên, nếu thấy bất thường phải kiểm tra ngay. Đột quỵ (tắc mạch máu não) phải đến viện vào "thời gian vàng" để được tái thông mạch não bằng thuốc là trong vòng 4,5 giờ kể từ khi khởi phát, không dùng biện pháp dân gian làm mất đi thời gian vàng chữa bệnh. Bệnh nhân tắc mạch máu lớn có thể can thiệp trong 6 giờ kể từ khi khởi phát, nếu để muộn hơn thì nguy cơ di chứng nặng.
Tại Bệnh viện Lão Khoa Trung ương, tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ được đưa đến viện cấp cứu trong giờ vàng rất thấp. Năm 2016 chỉ 1,5% bệnh nhân vào viện trong khung giờ vàng được điều trị bằng thuốc. Tỷ lệ này tăng lên 2,5% trong năm 2017 và năm 2018 là 3,5%.
Bảo vệ tim mạch khi trời lạnh
Theo TS.BS Ngô Tuấn Anh, Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trong những ngày giá lạnh, bệnh nhân mắc các bệnh lý về tim mạch đến khám và nhập viện gia tăng. Thời tiết lạnh làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, lý do là về mùa lạnh, huyết áp thường tăng cao so với mùa hè khoảng 5mmHg, sự duy trì liên tục mức tăng huyết áp này sẽ làm tăng 21% các biến chứng tim mạch. Thời tiết lạnh cũng làm tăng tiết các Catecholamin trong máu, dẫn đến co mạch ngoại biên, làm tăng lượng máu trở về tim và tăng huyết áp. Đa số người dân không biết hoặc chưa kiểm soát tốt huyết áp của mình, theo thống kê chỉ có khoảng 1/3 trong số bệnh nhân tăng huyết áp được điều trị và trong số những người được điều trị chỉ có 1/3 kiểm soát được huyết áp bằng thuốc.
BS Tuấn Anh cũng lưu ý, đối với bệnh nhân có bệnh mạch vành, khi trời lạnh, nhu cầu oxy cho cơ tim tăng hơn, vì thế cũng có nguy cơ xuất hiện dấu hiệu của các bệnh mạch vành như đau ngực, nhồi máu cơ tim cấp. Đặc biệt, thời tiết lạnh còn làm tăng số lượng tiểu cầu, tăng hồng cầu và độ nhớt của máu, làm tăng nguy cơ bệnh động mạch vành, tai biến mạch máu não và bệnh mạch máu ngoại vi.
Để phòng tránh và điều trị các bệnh tim mạch, bệnh về đường hô hấp trong mùa lạnh, TS.BS Trần Quang Thắng khuyến cáo, người dân cần được giữ ấm đầy đủ, đặc biệt người cao tuổi, phải giữ ấm khu vực cổ và ngực, tránh thay đổi môi trường một cách đột ngột. Khi tắm cần làm ấm phòng bằng đèn sưởi và dùng nước ấm, tránh tăng huyết áp đột ngột do lạnh; ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng và kiểm soát tốt bệnh nền. Theo bác sĩ, người cao tuổi có nhiều bệnh nền, nếu bị viêm phổi có thể gây ra biến chứng làm phức tạp thêm tình trạng bệnh.
"Khi có các dấu hiệu viêm phổi, tim mạch, tai biến mạch máu não phải đưa người bệnh vào cơ sở y tế gần nhất, không nên chần chừ. Đặc biệt không vận chuyển thẳng bệnh nhân từ tuyến dưới bằng xe gia đình lên tuyến Trung ương, vì nhiều trường hợp do không được khám, sơ cấp cứu ban đầu từ tuyến dưới, khi lên tới tuyến trên thì đã rất nặng, nguy kịch", BS Thắng nhấn mạnh.
Đối với những bệnh nhân có bệnh động mạch vành, các bác sĩ khuyến cáo nên được theo dõi định kỳ, nhất là khi chuyển mùa, khi thời tiết thay đổi để có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời. Với trẻ nhỏ mắc các bệnh tim bẩm sinh, thời tiết lạnh dễ làm bệnh tim nặng hơn, ngoài ra còn dễ khiến trẻ mắc các bệnh lý về hô hấp, nên phải giữ ấm cổ và cơ thể, quàng khăn, đeo khẩu trang và hạn chế ra ngoài trời lạnh, cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ. Khi trẻ có dấu hiệu của bệnh, cần được thăm khám và điều trị tại các chuyên khoa về tim mạch.
Người đàn ông đột qụy khi đang chơi thể thao Trong khi đang chơi thể thao, người đàn ông đột ngột ngã quỵ và được những người xung quanh sơ cứu rồi đưa vào bệnh viện. Bệnh nhân N.Đ.C. bị đột quỵ khi đang chơi thể thao. Ngay lập tức bệnh nhân đã được một nhân viên y tế của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đang cùng chơi thể thao thực hiện...