Những việc ai cũng nghĩ là vô hại nhưng thực chất lại tuyệt đối không nên làm trong căn bếp để tránh “rước hoạ vào người” (Phần 2)
Chuyện bếp núc sẽ mãi là thảm hoạ nếu chúng ta duy trì những thói quen này.
Sự thật là kể cả những đầu bếp lâu năm nhất, vẫn sai những lỗi cơ bản khi chế biến thức ăn. Đôi khi do được chỉ bảo, hoặc “nghe theo ai đó” mà chúng ta vô tình duy trì những thói quen không thực sự có lợi ở trong bếp.
Tờ Brightside của Mỹ đã tổng hợp những việc mà chúng ta cần phải thay đổi trong bếp, nhiều người luôn lầm tưởng bấy lâu nay.
9. Rã đông thịt ngoài trời
Trong khoảng từ 5 độ C đến 60 độ C là phạm vi nhiệt độ rủi ro để bảo quản thực phẩm. Ở nhiệt độ này, vi khuẩn có hại có thể phát triển nhanh chóng. Thế nên, bạn chỉ nên rã đông thịt trong tủ lạnh hoặc lò vi sóng thay vì để tiếp xúc với không khí trong nhiệt độ phòng/ ở ngoài trời.
10. Để nguội thức ăn trước khi bỏ vào tủ lạnh
Lý do tương tự với trường hợp rã đông thịt ngoài trời. Trong mức 5 độ C đến 60 độ C, vi khuẩn thực phẩm có thể phát triển mạnh trong thực phẩm/ món ăn chỉ sau 1 – 2 giờ để ngoài trời.
11. Ướp thịt cá ở nhiệt độ phòng hoặc ngoài trời
Đây là quan niệm nấu nướng sai lầm điển hình, có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Một lần nữa, hãy luôn nhớ tới phạm vi nhiệt độ nguy hiểm (5 độ C đến 60 độ C) sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển. Khi bạn ướp thịt ngoài tủ lạnh, bạn đã vi phạm quy tắc này.
12. Trụng mì quá lâu
Chúng ta thường biết các loại mì làm từ bột nói chung khi trụng trong nước nóng quá lâu sẽ bị nhũn, nhão, mất đi vị ngon khi ăn. Trên thực tế, các loại mì nên được vớt ngay ra khỏi nước chỉ sau vài phút, bởi khi vừa tiếp xúc với nước nóng, lượng tinh bột sẽ được giải phóng và nhiều khả năng các sợi mì sẽ kết dính với nhau ngay lập tức.
Video đang HOT
13. Không để thịt nghỉ trước khi thái
Khi bạn nấu thịt, hầu hết phần nước sẽ tập trung lại ở chính giữa. Vì vậy, bạn nên đợi một chút trước khi cắt/ thái để phần nước ngọt có thể lan đều ra hai bên và không bị tràn ra ngoài (khi cắt vào chính giữa).
14. Khuấy gạo
Trừ khi bạn nấu cháo/ súp thì đừng bao giờ khuấy/ đảo gạo trong nồi. Lượng tinh bột sẽ được giải phóng nhanh hơn và khiến cơm bị nhão.
15. Xào rau khi còn ướt
Sau khi bạn rửa sạch rau, hãy để chúng khô trước khi nấu. Lượng nước thừa sẽ bốc hơi và khiến rau sẽ bị nhão sau khi nấu (tưởng tượng, chiếc nồi nấu của bạn sẽ biến thành 1 cái nồi hấp). Rau cũng sẽ bị mất đi hương vị và các chất bổ dưỡng.
16. Cho tỏi vào quá sớm
Nhiều người thường có thói quen thi tỏi, hành trước khi nấu các món xào, sau đó mới bỏ rau/ thịt vào. Nhưng trên thực tế, tỏi rất dễ cháy và làm biến đổi hương vị của món ăn. Vì thế bạn có thể bỏ tỏi vào sau cùng hoặc vớt bỏ sau khi đã phi xong để tránh bị cháy.
Mẹ 9X mách nhỏ mẹo trữ thực phẩm cả tuần vẫn 'tươi rói', nấu cho con nhanh chóng chẳng mất nhiều thời gian
Theo chị Thuỳ Dương (sinh năm 1997, sống tại Sóc Trăng), nếu hiểu được bản chất của việc trữ đông, trữ mát, thì chúng ta sẽ biết cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh cho con một cách dễ dàng hơn.
Nấu ăn cho bé thực sự là vấn đề đau đầu của các mẹ hiện nay, vì ngoài công việc kinh tế, các mẹ còn vô số các việc không tên cho nhà cửa, con cái mất rất nhiều thời gian. Vì vậy, việc trữ đồ ăn ra đời, cũng vì xuất phát từ nhu cầu thực tế. Vẫn đảm bảo các bữa ăn cho bé đầy đủ chất dinh dưỡng, cần thiết cho sự phát triển của bé.
Bé Sâm vô cùng bụ bẫm và đáng yêu (Ảnh: NVCC)
"Cũng như bao các bà mẹ khác, mình phải phân chia thời gian để cân đối giữa công việc và gia đình. Trước đây, khi chưa biết trữ thực phẩm, mình lúc nào cũng bận bịu, không có thời gian chăm sóc cho bản thân, rất mệt mỏi vì tốn nhiều thời gian.
Vì luôn muốn chăm chút cho con từng bữa ăn, nên mình đã nghiên cứu và áp dụng nhiều hơn việc sơ chế, trữ thức ăn. Đi làm về, chỉ cần nấu chứ không cần nghĩ đến con ăn gì, cần mua những thực phẩm nào", chị Thuỳ Dương chia sẻ.
Theo đó, bà mẹ trẻ đưa ra một số mẹo về sơ chế, trữ thực phẩm cho bé qua kinh nghiệm bản thân, cũng như học hỏi được như sau:
1. Về hộp trữ đông và trữ mát
- Bà mẹ Sóc Trăng cho biết, chị lựa chọn richell vì khá nhiều mẹ đánh giá tốt. Bộ trữ đông có 1 vài hộp nhỏ, chị trữ rau củ quả cho bé rất tiện, để được lâu mà vẫn tươi ngon. Bên cạnh đó, thực phẩm trữ đông lấy ra rất dễ, không dính vào hộp. Cảm nhận dùng hộp nhựa khá gọn tủ, không cồng kềnh như thủy tinh, thực phẩm sắp xếp khoa học khá dễ lấy.
2. Cách trữ đông thực phẩm tươi sống
- Nhóm thịt:
Với thực phẩm này, chị Dương luôn sơ chế, rã đông rồi nấu luôn.
Thịt nạc xay cho bé, chị ướp hành khô, nước mắm, bột canh trộn đều và chia thịt thành các phần bằng nhau. Tiếp đó, viên thành các miếng dẹt tròn như lòng bàn tay, cách các lớp thịt là màng bọc thực phẩm để khi lấy ra thịt không bị dính vào nhau.
Con luôn hào hứng với mỗi bữa ăn đa dạng được mẹ chuẩn bị (Ảnh: NVCC)
Các loại thịt khác (bò/gà/vịt) để thật thật ráo nước rồi cho vào hộp trữ đông để khi có xếp miếng thịt, thịt không dính vào nhau, tách ra dễ dàng khi trữ đông.
Tương tự như với hải sản và cá cũng vậy. Tôm rửa, loại bỏ phân và cặn ở đầu tôm và dọc sống lưng, cá cạo vẩy, bỏ ruột, vây. Tôm xếp tách con nhưng cá/thịt nếu xếp chồng lên nhau, chị Dương khuyên nên cho 1 lớp màng bọc thực phẩm ngăn cách giống như thịt xay ở trên, hoặc ngăn cách bằng lá chuối thì tách đông sẽ dễ dàng hơn.
3. Cách trữ mát rau củ/nấm
" Rau củ thì khá đơn giản. Các loại củ thường ít bảo quản tủ lạnh, để ngoài sẽ ngon hơn, các loại rau mình thường sơ chế sạch (bỏ rễ, lá úa), đỗ thì bỏ đầu đuôi rồi cất hộp.
Mình nhấn mạnh là không rửa nước, ăn bao nhiêu rửa bấy nhiêu, nếu không rau bị nát và úng hết. Riêng nấm, mình thường trữ hộp đông để ngăn mát, lót ít giấy ăn phía dưới để hút ẩm, nấm để được lâu và tươi", bà mẹ trẻ bày tỏ.
4. Về trữ mát hoa quả
Nguyên tắc chung đối với trữ hoa quả cũng giống như rau. Ăn bao nhiêu, rửa bấy nhiêu. Cụ thể chị Thuỳ Dương cho biết:
- Đối với loại quả vỏ mềm như dâu/nho, chị làm tương tự như trữ nấm, để lâu vẫn tươi ngon, việc lót giấy ăn để hút ẩm rất thích hợp trữ các loại quả này.
- Đối với dưa lưới là khó bảo quản nhất, khi đã bổ quả, chị bỏ hết ruột dưa đi, cắt phần nào ăn sẽ bọc màng bọc thực phẩm mới, cất hộp để đảm bảo vệ sinh, lại giữ dưa luôn tươi.
- Các loại quả như xoài, đu đủ, chị mua về chưa đủ độ chín. Nên để ngoài để quả chín cho bé ăn một lần, còn đu đủ ăn không hết cũng thực hiện trữ giống dưa lưới, chỉ trữ không quá hai lần ăn.
5. Thời gian bảo quản:
Theo chị Thuỳ Dương, thực phẩm tươi sống đã ướp gia vị chị để ngăn mát trong 5 ngày. Trong khi đó, ở ngăn đông chị để hơn nửa tháng thịt vẫn thơm ngon. Tuy nhiên, hầu như chị chỉ sử dụng đến 1 tuần ở ngăn đông, mát thì 3 ngày, không để lâu.
"Thông thường, cứ một tuần mình dành thời gian khoảng 45 phút đi lựa chọn thực phẩm, khoảng 1 tiếng để sơ chế cho con. Do đó, cả tuần mình linh hoạt thay đổi bữa dễ dàng, không phải tốn công đi chợ. Bởi vậy nên, bữa cơm nào của con mình cũng đầy màu sắc", bà mẹ trẻ hào hứng chia sẻ.
4 sai lầm khi sử dụng khiến tủ lạnh mau hỏng Tủ lạnh là vật dụng rất cần thiết với nhiều gia đình. Giá thành của một chiếc tủ lạnh cũng không hề rẻ. Tuy nhiên, nhiều người đang không biết thói quen sử dụng của họ gây mất vệ sinh và làm rút ngắn tuổi thọ tủ lạnh. Để tăng tuổi thọ tủ lạnh, người dùng cần thường xuyên lau chùi cửa tủ...