Những việc ai cũng nghĩ là vô hại nhưng thực chất lại tuyệt đối không nên làm trong căn bếp để tránh “rước hoạ vào người” (Phần 2)
Chuyện bếp núc sẽ mãi là thảm hoạ nếu chúng ta duy trì những thói quen này.
Sự thật là kể cả những đầu bếp lâu năm nhất, vẫn sai những lỗi cơ bản khi chế biến thức ăn . Đôi khi do được chỉ bảo, hoặc “nghe theo ai đó” mà chúng ta vô tình duy trì những thói quen không thực sự có lợi ở trong bếp.
Tờ Brightside của Mỹ đã tổng hợp những việc mà chúng ta cần phải thay đổi trong bếp, nhiều người luôn lầm tưởng bấy lâu nay.
9. Rã đông thịt ngoài trời
Trong khoảng từ 5 độ C đến 60 độ C là phạm vi nhiệt độ rủi ro để bảo quản thực phẩm . Ở nhiệt độ này, vi khuẩn có hại có thể phát triển nhanh chóng. Thế nên, bạn chỉ nên rã đông thịt trong tủ lạnh hoặc lò vi sóng thay vì để tiếp xúc với không khí trong nhiệt độ phòng/ ở ngoài trời.
10. Để nguội thức ăn trước khi bỏ vào tủ lạnh
Lý do tương tự với trường hợp rã đông thịt ngoài trời. Trong mức 5 độ C đến 60 độ C, vi khuẩn thực phẩm có thể phát triển mạnh trong thực phẩm/ món ăn chỉ sau 1 – 2 giờ để ngoài trời.
11. Ướp thịt cá ở nhiệt độ phòng hoặc ngoài trời
Đây là quan niệm nấu nướng sai lầm điển hình, có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Một lần nữa, hãy luôn nhớ tới phạm vi nhiệt độ nguy hiểm (5 độ C đến 60 độ C) sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển. Khi bạn ướp thịt ngoài tủ lạnh, bạn đã vi phạm quy tắc này.
12. Trụng mì quá lâu
Chúng ta thường biết các loại mì làm từ bột nói chung khi trụng trong nước nóng quá lâu sẽ bị nhũn, nhão, mất đi vị ngon khi ăn. Trên thực tế, các loại mì nên được vớt ngay ra khỏi nước chỉ sau vài phút, bởi khi vừa tiếp xúc với nước nóng, lượng tinh bột sẽ được giải phóng và nhiều khả năng các sợi mì sẽ kết dính với nhau ngay lập tức.
13. Không để thịt nghỉ trước khi thái
Khi bạn nấu thịt, hầu hết phần nước sẽ tập trung lại ở chính giữa. Vì vậy, bạn nên đợi một chút trước khi cắt/ thái để phần nước ngọt có thể lan đều ra hai bên và không bị tràn ra ngoài (khi cắt vào chính giữa).
14. Khuấy gạo
Trừ khi bạn nấu cháo/ súp thì đừng bao giờ khuấy/ đảo gạo trong nồi. Lượng tinh bột sẽ được giải phóng nhanh hơn và khiến cơm bị nhão.
15. Xào rau khi còn ướt
Sau khi bạn rửa sạch rau, hãy để chúng khô trước khi nấu. Lượng nước thừa sẽ bốc hơi và khiến rau sẽ bị nhão sau khi nấu (tưởng tượng, chiếc nồi nấu của bạn sẽ biến thành 1 cái nồi hấp). Rau cũng sẽ bị mất đi hương vị và các chất bổ dưỡng.
16. Cho tỏi vào quá sớm
Nhiều người thường có thói quen thi tỏi, hành trước khi nấu các món xào, sau đó mới bỏ rau/ thịt vào. Nhưng trên thực tế, tỏi rất dễ cháy và làm biến đổi hương vị của món ăn. Vì thế bạn có thể bỏ tỏi vào sau cùng hoặc vớt bỏ sau khi đã phi xong để tránh bị cháy.
Điểm mặt những “sát thủ” của ung thư, 99% người Việt đều vô tình ngó lơ
Do thói quen lúc chế biến thức ăn nên đa số các bà nội trợ chẳng những không tận dụng được mà còn đem vứt đi một cách lãng phí.
- Cà chua
Cà chua là loại thực phẩm phổ biến ở Việt Nam, còn có tên gọi là trái táo vàng. Một số nghiên cứu cho thấy trong cà chua có một loại sắc tố tạo nên màu đỏ là Lycopene cùng với Beta carôten (Vitamin A tự nhiên) có nhiều trong cà chua, có tác dụng chống oxy hóa tế bào; Do vậy cà chua có tác dụng tốt trong dự phòng các bệnh ung thư.
- Nghệ
Đây là loại gia vị thường thấy trong ẩm thực Ấn Độ. Nghệ có chứa chất curcumin, một chất có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa mạnh.
Một số nghiên cứu cho thấy chất curcumin có thể giúp giảm tác dụng độc hại của một số tế bào ung thư vú và có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Liều lượng khuyến cáo hàng ngày dao động từ 200 đến 500 miligam curcumin mỗi ngày.
- Vảy cá
Nghiên cứu của nhiều nhà dinh dưỡng đã cho thấy trong vảy cá chứa chất lecithin. Lecithin tham gia vào quá trình cấu tạo nên màng tế bào và có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa cũng như tăng cường trí nhớ. Ngoài ra, chúng còn giúp ngăn ngừa cao huyết áp, bệnh tim và tăng khả năng hấp thụ thức ăn.
- Bã đậu nành
Bã đậu nành nên dùng cho những người mắc chứng cao huyết áp hay mỡ máu bởi chúng không chứa cholesterol. Hơn nữa, hàm lượng chất xơ cao còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc ung thư ruột kết, ung thư đại tràng hay tiểu đường nữa đấy!
- Phần xơ của cam quýt
Nhiều người có thói quen bóc hết xơ cam, quýt rồi mới ăn. Nhưng chúng ta lại lỡ bỏ đi phần chứa rất nhiều dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Hàm lượng rutin cao trong xơ của những trái cây này giúp duy trì hoạt động của mao mạch. Nhờ đó mà những chứng bệnh như: tăng huyết áp, đột quỵ, xuất huyết võng mạc,...được ngăn ngừa đáng kể.
Kháng thể là gì? Cấu trúc và vai trò của kháng thể Kháng thể là gì, các vi khuẩn, virus xâm nhập vào bên trong cơ thể, kháng thể sẽ chống lại chúng. Kháng nguyên và kháng thể giúp kích hoạt hệ thống bổ thể và huy động các tế bào miễn dịch. 1. Kháng thể là gì? Kháng thể là gì, kháng thể là các loại sinh vật xâm nhập vào cơ thể con...