Những vấn đề thai phụ gặp phải trong “mùa COVID-19″: Xử trí thế nào?
Phụ nữ mang thai khi nhiễm COVID-19 có tăng thêm nguy cơ so với phụ nữ không mang thai? Yếu tố nào sẽ làm tăng nguy cơ nhập viện? Vấn đề tiêm vắc-xin COVID-19 với phụ nữ mang thai ra sao?
Thai phụ có dễ bị nhiễm COVID-19?
Cho đến nay, phần lớn các nghiên cứu chưa cho thấy nguy cơ phát triển bệnh nặng hơn ở phụ nữ khi mang thai. Tuy nhiên, mang thai vốn luôn được coi là một nguy cơ trung bình nhìn về tổng thể. Hầu hết phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19 có các triệu chứng nhẹ hoặc trung bình, nhưng vẫn có nhiều trường hợp ngoại lệ. Ở những trường hợp có vấn đề thì phần lớn đã ở trong 3 tháng cuối của thai kỳ (từ 28 tuần trở lên).
Phụ nữ mang thai nên tuân thủ các hướng dẫn về giãn cách xã hội, đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên. Trong thời gian thai kỳ nên đề phòng hơn và cố gắng tránh tiếp xúc xã hội nhiều nhất có thể với những người không phải trong gia đình hoặc người không quen biết.
Nên ưu tiên tập trung vào việc có một thời kỳ thai kỳ an toàn và khỏe mạnh bằng việc tập thể dục thường xuyên, bổ sung axit folic và vitamin D.
Hầu hết các trường hợp nhiễm COVID-19 ở phụ nữ mang thai có xu hướng bị nhẹ hoặc trung bình, bên cạnh đó vẫn có một số trường hợp bệnh nặng phải chăm sóc đặc biệt khi nhập viện.
Phần lớn các trường hợp nặng đều có liên quan tới các yếu tố nguy cơ phổ biến làm phát triển bệnh nặng hơn như: chỉ số khối cơ thể cao, tuổi thai cao và các bệnh mạn tính kèm theo như tim mạch, phổi, tăng huyết áp và tiểu đường.
Vắc-xin COVID-19 được tiêm cho thai phụ khi có chỉ định của bác sĩ.
COVID-19 ảnh hưởng thế nào đến thai nhi và trẻ sơ sinh?
Video đang HOT
Chưa có bằng chứng cho thấy trẻ sơ sinh có nguy cơ gia tăng rủi ro trong thời gian thai kỳ do COVID-19. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, hầu như không tăng tỷ lệ thai chết lưu hoặc tử vong sơ sinh trong thai kỳ khi bị COVID-19, ngay cả khi mắc bệnh nặng.
Các bà mẹ được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt do bệnh nặng với xu hướng tỷ lệ sinh non cao hơn những bà mẹ có COVID-19 nhẹ hơn hoặc không có COVID-19. Điều này có thể liên quan đến COVID-19 trực tiếp gây ra các biến chứng hoặc có sự tư vấn của bác sĩ để đảm bảo một ca sinh an toàn.
Có rất ít bằng chứng về sự lây truyền COVID-19 từ mẹ sang con. Theo những chứng cứ ban đầu thì trẻ sơ sinh bị nhiễm COVID-19 là không phổ biến, nhưng đã có trường hợp trẻ sơ sinh xét nghiệm dương tính trong vòng 24 giờ sau khi sinh. Ở những trường hợp này, vẫn chưa biết liệu virus đã bị nhiễm trước, trong hay sau khi sinh. Trong số những trẻ sơ sinh có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, phần lớn có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng, rất ít trường hợp bị bệnh nặng.
Vắc-xin với thai phụ và bé
Các dữ liệu về tác dụng của việc tiêm vắc-xin COVID-19 trong khi mang thai vẫn còn ít, trong khi chờ các bằng chứng cụ thể thì hiện nay được cho không có ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và con.
Theo hướng dẫn của các cơ quan y tế trên thế giới, việc tiêm vắc-xin trong khi cho con bú không được cho là có nguy cơ đối với trẻ. Ngoài ra, xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 trong khi cho con bú không coi là có nguy cơ truyền COVID-19 cho con. Hiện tại, WHO khuyến cáo rằng phụ nữ mắc COVID-19 vẫn có thể cho con bú sữa mẹ.
Nếu người mẹ có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 sau khi sinh con, điều quan trọng là phải áp dụng các phương pháp phòng ngừa như giữ khoảng cách (càng nhiều càng tốt), đeo khẩu trang và giặt các vật dụng mà em bé thường xuyên sử dụng. Nếu có một người chăm sóc khỏe mạnh không có nguy cơ bị bệnh nặng và có thể chăm sóc trẻ sơ sinh tại nhà, thì đây là một lựa chọn, nhưng phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm.
Chắc chắn rằng nguy cơ mắc COVID-19 nặng ở trẻ sơ sinh là rất thấp và hầu hết trẻ sơ sinh sẽ chỉ có các triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng khi mắc bệnh.
Việc mang thai và nhiễm COVID-19 cùng lúc thường không làm tăng nguy cơ mắc bệnh nặng hơn ở phụ nữ trẻ khỏe mạnh (đặc biệt trong khoảng thời gian 3 tháng giữa thai kỳ). Ngoài ra, có rất ít rủi ro cho cả người mẹ và đứa trẻ trong hầu hết các trường hợp.
Luyện tập thể thao mùa Covid
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, việc tập thể dục thường xuyên, đúng cách, tích cực vận động cơ thể có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe thể lực lẫn sức khỏe tinh thần, phòng tránh dịch COVID-19.
Tập luyện thể dục thể thao là một trong những hoạt động quan trọng với tất cả mọi người để rèn luyện thể chất, tăng sức đề kháng cũng như duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, trong thời điểm dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, để duy trì tập thể dục hàng ngày, mỗi người cần tuân thủ các nguyên tắc để đảm bảo an toàn cho chính mình và cộng đồng như: Giữ khoảng cách với người khác khi tập luyện, rửa tay thường xuyên, tránh sờ vào mắt, mũi, miệng...
Trong giai đoạn cao điểm dịch bệnh COVID-19, người tập cần đeo khẩu trang khi tập luyện nơi công cộng và nghiêm túc thực hiện quy tắc "một chiều" trong tập luyện thể dục thể thao.
Quy tắc "một chiều" áp dụng cho người tập chạy, đi bộ, đứng tập luyện các bài thể dục và các loại hình tập luyện có đông người cùng tập bao gồm giữ cự ly cùng một chiều giãn cách tối thiểu 2 m trở lên và giãn cách trên cùng 1 chiều.
Một số hình ảnh PV Báo SK&ĐS ghi lại người dân tập luyện thể thao trên địa bàn Hà Nội.
Các em nhỏ thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang khi tham gia tập thể thao tại các khu vui chơi.
Tuy nhiên, bên cạnh những hình ảnh các em nhỏ và bố mẹ cùng nhau luyện tập thể thao, đeo khẩu trang nơi công cộng theo quy định của nhà nước thì vẫn còn một số ít người dân lơ là thiếu ý thức và chủ quan với dịch bệnh COVID-19.
Điều nguy hại gì xảy ra nếu không rửa tay sau khi đi vệ sinh? Câu trả lời hơi khác giữa việc ở nhà và ở nhà vệ sinh công cộng. Cần phải rửa tay thường xuyên, nhất là sau khi đi vệ sinh - ẢNH: SHUTTERSTOCK Một cuộc thăm dò của YouGov vào tháng 1.2020 cho thấy 42% người Mỹ không thường xuyên không rửa tay sau khi đi vệ sinh ở nhà, theo Live Strong. Bạn...