Những vấn đề sức khỏe khiến nỗ lực giảm cân của bạn trở thành công cốc
Cứ tự hỏi vì sao mình đã rất cố gắng nhưng cân nặng lại không xê dịch xuống chút nào. Hóa ra nguyên nhân lại đến từ một trong những bệnh lý sau đây.
Rất nhiều người thường tự hỏi rằng, họ đã rất cố gắng kiểm soát việc ăn uống và tập luyện đều đặn nhưng cân nặng vẫn không có dấu hiệu thay đổi. Trên thực tế, không phải cứ ăn nhiều hay lười vận động mới dẫn đến tình trạng béo phì, thừa cân. Bởi nguyên nhân khiến nỗ lực giảm cân của bạn trở thành công cốc có thể là do một trong những vấn đề sức khỏe dưới đây.
Bệnh tiểu đường loại 2 xuất phát từ quá trình rối loạn hấp thụ insulin trong cơ thể. Do đó, nó cũng trở thành một trong những nguyên nhân khiến bạn không thể kiểm soát được cân nặng của mình. Đáng lo hơn, bệnh này thường có dấu hiệu nhận biết rõ ràng và chỉ có thể phát hiện thông qua xét nghiệm máu. Chính vì vậy, bạn nên chủ động đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh kịp thời và kiểm soát bệnh từ sớm.
Gặp căng thẳng, lo âu quá mức
Những người luôn xoay vòng vòng trong hàng tá công việc mỗi ngày thường có nồng độ hormone cortisol trong cơ thể rất cao. Cortisol là một hormone được sản xuất từ các tuyến thượng thận, chịu trách kiểm soát sự trao đổi carbs và tham gia vào phản ứng stress.
Nếu cơ thể bạn dư thừa cortisol thì nó sẽ làm tăng lượng adrenaline trong cơ thể. Lúc này, cortisol sẽ chuyển hóa năng lượng thành chất béo và lưu trữ nó trong cơ thể, từ đó khiến bạn tăng cân, dư thừa nhiều mỡ.
Video đang HOT
Khi bạn thấy mình tăng cân mất kiểm soát, đi kèm với đó là tình trạng kinh nguyệt thất thường hàng tháng và thường xuyên bị đau nửa đầu thì nguyên nhân có thể là do bạn đã mắc hội chứng buồng trứng đa nang. Hội chứng này có thể gây mất cân bằng hormone và khiến bạn tăng cân nhanh chóng. Để cải thiện tình trạng bệnh, bạn nên thay đổi chế độ ăn, tập luyện thường xuyên và tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị cụ thể.
Ngoài hội chứng buồng trứng đa nang thì hội chứng Cushing cũng là một chứng bệnh có thể gây ảnh hưởng tới số cân nặng của bạn. Những người mắc hội chứng này thường có vùng mỡ ở bụng rất lớn, phần cổ, hay chân tay cũng phình to hơn người bình thường. Trong trường hợp thấy cơ thể sưng phù khác lạ, bạn nên nhanh chóng đi khám để tìm cách khắc phục bệnh sớm.
Tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp cũng có thể gây ảnh hưởng tới cân nặng của bạn. Khi cơ thể thiếu hormone tuyến giáp, quá trình trao đổi chất sẽ bị đình trệ và khiến bạn khó giảm cân. Nếu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đi kèm với đó là các dấu hiệu như khô da, móng tay dễ gãy, tóc rụng nhiều, hay bị buồn nôn, táo bón… thì nguyên nhân có thể là do bạn đang bị suy giáp. Khi gặp phải những dấu hiệu này, hãy nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được chữa trị sớm bạn nhé!
Có khối u ở tuyến yên
U tiết prolactin (prolactinoma) là một loại u tuyến yên lành tính ở não, có thể làm sản sinh nhiều hormone prolactin. Khi bạn dư thừa quá nhiều loại hormone này, mỡ thừa sẽ dễ tích tụ lại ở phần ngực và vai. Vì vậy, ngay khi thấy có sự thay đổi lớn ở cả hai vùng này, đi kèm với triệu chứng suy giảm thị lực, đau đầu… thì bạn nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ nội tiết để được chữa trị kịp thời.
Theo Helino
Giảm cân mãi không thành có thể là do bạn đã mắc phải một số căn bệnh tiềm ẩn sau
Nếu cứ băn khoăn tự hỏi vì sao mình đã cố gắng giảm cân nhưng lại chẳng thu về được kết quả gì thì nguyên nhân có thể là do một vài vấn đề sức khỏe dưới đây.
Chuyện giảm cân luôn là vấn đề nan giải của cả con trai lẫn con gái. Tuy nhiên, nếu thấy mình đã cố sức giảm cân mà vẫn không thu lại được kết quả gì thì nên tìm hiểu xem có phải mình đã mắc một trong các bệnh lý sau.
Hội chứng buồng trứng đa nang
Khi bạn nhận thấy mình cứ tăng cân liên tục, đồng thời kinh nguyệt lại thay đổi thất thường và kèm theo triệu chứng đau nửa đầu thì nên cẩn thận vì đó có thể là dấu hiệu của hội chứng buồng trứng đa nang. Hội chứng này sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng hormone và khiến con gái dễ lên cân. Để giải quyết vấn đề này, bạn cần thay đổi chế độ ăn và duy trì một lối sống lành mạnh, tích cực hơn.
Suy giảm tuyến giáp
Rối loạn chức năng tuyến giáp là một trong những vấn đề sức khỏe mà nhiều người rất hay gặp phải. Đặc biệt, khi cơ thể thiếu hormone tuyến giáp thì nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và gây cản trở việc giảm cân của bạn. Lúc này, bạn còn có thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe như da khô tái, móng tay giòn yếu, thiếu máu, buồn nôn, táo bón... Ngay khi gặp phải bất kỳ một dấu hiệu nào kể trên thì bạn cần chủ động đi khám ngay để điều trị khỏi bệnh sớm.
U tuyến yên
Tình trạng rối loạn hormone cũng có thể gây ra những khối u ở tuyến yên. Do lúc này, hormone prolactin sẽ tiết ra nhiều và khiến bạn dư thừa mỡ ở vùng ngực và vai. Vậy nên, nếu thấy có sự thay đổi bất thường ở hai khu vực này, lại kèm theo triệu chứng suy giảm thị lực, đau đầu... thì bạn nên chủ động đi khám chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Tiểu đường tuýp 2
Người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể bị rối loạn khả năng hấp thụ insulin - một trong những nguyên nhân gây ra bệnh béo phì. Thế nhưng, căn bệnh này chỉ có thể được phát hiện chuẩn xác nhất thông quá việc xét nghiệm máu chứ không có biểu hiện rõ ràng. Do đó, bạn nên hình thành thói quen đi kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm để phát hiện ra bệnh từ sớm và kiểm soát bệnh kịp thời.
Hội chứng Cushing
Khi bạn để cơ thể gặp căng thẳng quá mức thì nó có thể gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh của bạn, từ đó làm tăng cao nguy cơ mắc một số chứng bệnh khác, trong đó có hội chứng Cushing. Hội chứng này khiến bạn bị dư thừa mỡ ở vùng bụng và cổ, còn chân tay thì vẫn bình thường.
Theo Helino
Ăn kiêng và tập thể dục có thể cải thiện hội chứng buồng trứng đa nang không? Hội chứng buồng trứng đa nang là một dạng rối loạn nội tiết tố và có thể gây ra hàng loạt các triệu chứng bao gồm chu kỳ kinh nguyệt không đều, rụng tóc, bong da đầu và mọc mụn trứng cá. Một số người cho rằng ăn kiêng và tập thể dục có thể cải thiện hội chứng buồng trứng đa nang....