Những vấn đề sức khoẻ có thể gặp nếu ngồi trong điều hoà cả ngày
Vào mùa hè, rất nhiều người có thói quen ngồi trong điều hoà một thời gian dài, đặc biệt là dân văn phòng. Thói quen sử dụng điều hoà sai cách này có thể khiến bạn gặp các vấn đề về sức khoẻ như khô da, bệnh dạ dày, các bệnh đường hô hấp,…
1. Những vấn đề về sức khoẻ có thể gặp nếu ngồi trong điều hoà cả ngày
Da bị khô, nứt nẻ
Việc ngồi trong phòng bật điều hoà cả ngày có thể khiến bạn bị khô da, đối với một số người có làn da nhạy cảm có thể bị nứt nẻ và bong tróc. Không chỉ gặp vấn đề về da, tóc của bạn cũng có thể bị khô xơ do điều hoà hút đi độ ẩm trên tóc của bạn.
Da khô, tóc xơ do ngồi điều hoà thời gian dài (Ảnh: Internet)
Làm tăng nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm
Các chuyên gia cho biết điều hoà làm tăng nguy cơ lây truyền các bệnh truyền nhiễm do virus, vi khuẩn bởi cơ chế lưu thông không khí quanh phòng đóng kín.
Bệnh mãn tính sẽ trầm trọng hơn
Nếu bạn đang mắc các bệnh mãn tính thì việc ngồi điều hoà trong thời gian dài các bệnh sẽ có nguy cơ bị trầm trọng hơn chẳng hạn như những triệu chứng của bênh viêm khớp hay người bị huyết áp thấp, đồng thời các cơn đau cũng khó kiểm soát hơn.
Sức đề kháng bị suy giảm
Ngồi trong điều hoà cả ngày sẽ khiến sức đề kháng của bạn bị suy giảm, bằng chứng là việc bạn dễ bị ốm, cảm cúm hơn. Nguyên nhân được giải thích là do cơ thể của bạn phải chịu sự thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Viêm xoang, các bệnh về đường hô hấp
Nhiều chuyên gia cho biết, nếu như ngồi điều hoà nhiều hơn 4 tiếng/1 ngày thì bạn có nguy cơ bị viêm xoang cao do không khí lạnh từ điều hoà phả ra làm xơ cứng các tuyến nhầy trong mũi.
Màn lọc điều hoà nếu như không được vệ sinh sạch sẽ định kỳ sẽ rất dễ bám bụi và sinh ra nấm mốc. Do việc lưu thông không khí qua màn lọc nên những bụi bẩn này rất dễ phát tán trong phòng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn dễ bị bệnh về đường hô hấp hơn.
Các triệu chứng phổ biến là ho, sổ mũi, hắt hơi thậm chí là viêm phổi.
Ngồi lâu trong phòng điều hoà dễ gây tổn thương đường hô hấp (Ảnh: Science ABC)
Các biểu hiện của người bị tổn thương đường hô hấp có thể thấy như: ho, sốt, sợ lạnh, cơ bị đau, ho có đờm hoặc không có đờm.
Nằm điều hòa nhiều có khả năng bị viêm mắt
Nếu ngồi trong điều hoà thời gian dài có thể khiến bạn gặp các vấn đề về mắt như viêm mí mắt, viêm màng kết; điều này cũng cần lưu ý với người sử dụng kính áp tròng.
Đau đầu, mệt mỏi, suy nhược thần kinh
Việc sử dụng điều hoà không đúng cách, để nhiệt độ trong phòng chênh lệch lớn với nhiệt độ bên ngoài có thể khiến bạn cảm thấy đau đầu hay liên tục bị mệt mỏi.
Các ion âm được ví như những vitamin trong không khí dưới khí lạnh của điều hoà gần như sẽ chuyển về 0 mà những ion âm này lại có tác dụng rất tốt cho sức khoẻ, nếu thiếu chúng bạn rất dễ gặp vấn đề về suy nhược thần kinh hay suy nhược cơ thể, các bệnh liên quan tới tim mạch như cao huyết áp, thiểu năng mạch vành tim hay thiểu năng tuần hoàn não,…
Video đang HOT
Nguy hiểm hơn là nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi di chuyển đột ngột từ trong phòng lạnh ra bên ngoài.
Đau khớp, căng cơ
Nếu như ngồi làm việc trong văn phòng bật điều hoà cả ngày, đặc biệt nếu để nhiệt độ dưới 24 độ thì các vấn đề đau khớp hay căng cơ rất dễ xảy ra. Nếu không điều chỉnh kịp thời có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm sau này.
Mắc bệnh dạ dày
Ngồi trong điều hoà quá lâu khiến dạ dày của bạn bị co thắt lại do lạnh và sẽ tác động tiêu cực tới hoạt động của dạ dày từ đó gia tăng nguy cơ bị bệnh.
Ngồi lâu dưới môi trường lạnh có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày (Ảnh: Internet)
2. Cách bảo vệ sức khoẻ nếu thường xuyên phải ở lâu trong phòng điều hoà
- Nên dùng điều hoà ở chế độ nhiệt thích hợp, không nên để quá thấp, thường là thấp hơn nhiệt độ bên ngoài 5 độ C và cũng không nên ngồi quá lâu.
Không nên để nhiệt độ phòng dưới 26 độ C (Ảnh: Internet)
- Bảo vệ da đúng cách bằng chế độ ăn nhiều rau củ, thịt nạc và hải sản để bổ sung vitamin và độ ẩm cho da cũng như cơ thể.
- Không nên ngồi ở vị trí có điều hoà phả thẳng vào người, đặc biệt là ở vùng đầu và vùng gáy. Điều hoà nên có cửa gió chếch sang bên phải, bên trái hoặc hướng lên trên với mức độ gió phù hợp.
Tránh để khí lạnh từ điều hoà thổi trực tiếp vào người (Ảnh: Internet)
- Nếu như công việc cần phải ngồi lâu trong phòng điều hoà thì cần đứng dậy vận động nhẹ nhàng và làm nóng vùng tai, bàn tay, gáy sau khoảng 45 phút/1 lần; thả lỏng toàn thân và hít thở thật sâu,…
10 căn bệnh gây ra hiện tượng tức ngực, khó thở
Tức ngực, khó thở cũng là dấu hiệu của bệnh COVID-19. Ngoài ra, đây còn là triệu chứng thường gặp của bệnh tim, trào ngược dạ dày...
Nhiều người cho rằng, tức ngực khó thở là triệu chứng của bệnh tim, tuy nhiên trong nhiều trường hợp, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như nhiễm COVID-19.
Tức ngực khó thởnếu không phải do hoạt động thể chất mà là do bệnh lý, cần được cấp cứu và chẩn đoán ngay. Có đến 20-40% dân số thế giới thường xuyên bị tức ngực khó thở. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn ra mạnh mẽ thì đây còn là dấu hiệu cho thấy bạn có thể đã bị nhiễm bệnh.
Tức ngực khó thở là bệnh gì?
1. COVID-19
COVID-19 hay còn gọi bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra. Loại virus khởi phát từ Trung Quốc vào những ngày cuối năm 2019 và đang lan rộng ra toàn cầu với những diễn biến phức tạp.
WHO khuyến cáo, triệu chứng nổi bật của bệnh là sốt, ho khan kéo dài - không đáp ứng với thuốc trị ho thông thường kèm theo đau họng, tức ngực, khó thở.
Nếu bạn có những triệu chứng nghi ngờ nhiễm bệnh hoặc trước đó có tiền sử tiếp xúc với yếu tố nguy cơ, cần khai báo y tế và gọi trợ giúp của nhân viên y tế hoặc gọi điện đến đường dây nóng 1900 3228 và 1900 9095. Không nên tự ý đến những nơi khám bệnh vì có thể lây nhiễm cho mọi người.
Bạn cũng có thể liên lạc với đường dây nóng của các bệnh viện có cơ sở theo dõi và điều trị cách ly các bệnh nhân nghi nhiễm và nhiễm nCoV:
Bệnh viện E | Hà Nội: 091 216 8887
Bệnh viện Bạch Mai | Hà Nội: 096 985 1616
Bệnh viện Vinmec Hà Nội | Hà Nội: 093 447 2768
Bệnh viện Nhi trung ương | Hà Nội: 037 288 4712
Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội | Hà Nội: 090 413 8502
Bệnh viện Phổi trung ương | Hà Nội: 096 794 1616
Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương | Hà Nội: 096 924 1616
Bệnh viện tỉnh Thái Bình | Thái Bình: 098 950 6515
Bệnh viện tỉnh Lạng Sơn | Lạng Sơn: 039 680 2226
Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí | Quảng Ninh: 096 668 1313
Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên | Thái Nguyên: 091 339 4495
Bệnh viện Trung ương Huế | Huế: 096 530 1212
Bệnh viện Đà Nẵng | Đà Nẵng: 090 358 3881
Bệnh viện tỉnh Khánh Hòa | Khánh Hòa: 096 537 1515
Bệnh viện Nhiệt đới Khánh Hòa | Khánh Hòa: 091 346 4257
Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ | Cần Thơ: 090 773 6736
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai | Đồng Nai: 081 963 4807
Bệnh viện Nhi đồng 1 | Hồ Chí Minh: 091 311 7965
Bệnh viện Nhi đồng 2 | Hồ Chí Minh: 079 842 9841
Bệnh viện Chợ Rẫy | Hồ Chí Minh: 096 987 1010
Bệnh viện Nhiệt đới TP. HCM | Hồ Chí Minh: 096 734 1010
Ngoài ra, bạn có thể liên hệ trực tiếp qua các đường dây nóng của các cơ sở y tế tại địa phương đang sống để được hỗ trợ nhanh chóng cách xử lý phù hợp.
2. Căng cơ, chấn thương xương sườn
Nếu bạn tập luyện quá sức hoặc sai cách, bạn có thể bị căng cơ. Hiện tượng căng cơ còn kéo theo cảm giác tức ngực khó thở, đặc biệt là khi vận động. Lúc này bạn cần nghỉ ngơi, xoa bóp nhẹ và xem xét giảm cường độ bài tập.
Các chấn thương ở xương sườn, như bầm tím, nứt hoặc gãy xương có thể gây ra tức ngực khó thở. Ngay tại thời điểm chấn thương, bạn có thể nghe thấy một tiếng "rắc" hoặc cảm thấy cực kì đau đớn ở ngực.
3. Bệnh lý ở dạ dày
- Loét dạ dày tá tràng: Đây là căn bệnh thường gặp ở nhiều độ tuổi, loét dạ dày tá tràng không gây ra những cơn đau nặng nhưng chúng lại khiến bạn có cảm giác khó chịu ở lồng ngực, khó thở, ngực cảm giác căng tức. Việc sử dụng thuốc kháng axit có thể giảm đau do tình trạng này.
- Bệnh trào ngược dạ dày (GERD) là tình trạng axit từ dạ dày di chuyển ngược lên cổ họng. Điều này có thể gây ra cảm giác nóng rát ở ngực và vị chua trong miệng. Người mắc trào ngược cũng thường xuyên cảm thấy khó thở và tức ngực.
4. Hen suyễn
Hen suyễn (Hen phế quản) là rối loạn hệ hô hấp do viêm trong đường thở, cũng thường khởi phát bằng những cơn đau ngực. Người bị hen suyễn thường cảm thấy khó thở, thở khò khè.
5. Xẹp phổi
Khi không khí tích tụ giữa phổi và xương sườn, phổi có thể bị suy, gây đau ngực đột ngột khi thở. Nếu ai đó bị xẹp phổi, họ cũng sẽ cảm thấy khó thở, mệt mỏi và nhịp tim nhanh.
6. Rối loạn co thắt thực quản
Rối loạn co thắt thực quản là tình trạng co thắt trong ống dẫn thức ăn. Những rối loạn này cũng có thể gây đau ngực và khó thở.
7. Thủng thực quản
Nếu bạn bị đau ngực đột ngột và dữ dội, có thể do thực quản bị thủng. Cơn đau thường xảy ra sau khi ăn, người bệnh có cảm giác buồn nôn hoặc nôn. Trường hợp này cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
8. Thoát vị gián đoạn
Hiện tượng này xảy ra khi một phần của dạ dày đẩy lên khoang ngực thông qua các lỗ trên cơ hoành. Loại thoát vị này rất phổ biến và có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên trong một số trường hợp, thoát vị gián đoạn cũng có thể gây ra những triệu chứng như trào ngược dạ dày.
9. Bệnh cơ tim phì đại
Bệnh phì đại cơ tim chủ yếu do di truyền. Bệnh sẽ ngăn không cho máu rời khỏi tim, khiến tim làm việc vất vả hơn để bơm máu. Phì đại cơ tim cũng gây ra những cơn đau ngực, khó thở, chóng mặt.
10. Lao phổi
Ngoài các căn bệnh kể trên, bạn cũng có thể có nguy cơ bị lao phổi nếu như triệu chứng tức ngực khó thở kéo dài. Vi khuẩn lao phát triển trong phổi gây cản trở hô hấp, khiến người bệnh ho nặng, ho nhiều, ho ra máu.
Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
- Bị khó thở, tức ngực đột ngột, không đáp ứng với thuốc điều trị thông thường
- Cảm giác như xương ức vỡ vụn
- Đau lan đến cánh tay, xương hàm hoặc lan ra sau lưng
- Thở nhanh, thở gấp, vã mồ hôi
- Mất ý thức
Minh Ngọc
11 loại thực phẩm có nhiều vitamin C hơn cả cam nhiều người không biết Nhiều người tin rằng sử dụng vitamin C là cách để tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa cảm lạnh và cam là lựa chọn tốt nhất để dung nạp chất dinh dưỡng này. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra một quả cam cỡ trung bình chỉ chứa 69,7 mg vitamin C ít hơn so với 11 loại trái cây và...