Những vấn đề đốt nóng kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

Theo dõi VGT trên

Covid-19, “tai ương kinh tế” mà nó gây ra và nguy cơ Chiến tranh Lạnh Mỹ – Trung là những chủ đề nóng tại kỳ họp Đại hội đồng LHQ.

Kỳ họp thứ 75 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (UNGA 75) khai mạc hôm 22/9 và được tổ chức theo hình thức trực tuyến, trong bối cảnh toàn cầu bị chia cắt bởi một đại dịch tàn khốc. Các lãnh đạo thế giới tham gia cuộc họp trực tuyến cấp cao chưa từng có, nơi người đứng đầu Liên Hợp Quốc (LHQ) kêu gọi đoàn kết và giải quyết những vấn đề nhức nhối nhất của thời đại.

Những vấn đề đốt nóng kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc - Hình 1

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres trong kỳ họp thứ 75 của Đại hội đồng LHQ tại thành phố New York, Mỹ, hôm 22/9. Ảnh: AFP.

Khi Tổng thư ký Antonio Guterres phát biểu khai mạc phiên thảo luận chung đầu tiên, những bất đồng về chính trị và sự giận dữ giữa các quốc gia thành viên LHQ trở nên rõ ràng. Thông qua những bài phát biểu được ghi hình từ trước và phát tại phiên họp, lãnh đạo Trung Quốc và Iran “đấu khẩu” với Mỹ, trong khi nhiều người bày tỏ tức giận và thất vọng trước cách xử lý Covid-19, đại dịch mà Guterres gọi là “mối đe dọa an ninh toàn cầu số một trong thế giới của chúng ta hiện nay”.

Khi bắt đầu phát biểu, Tổng thư ký Guterres nhìn ra phòng họp rộng lớn của Đại hội đồng, nơi chỉ cho phép mỗi nước trong số 193 thành viên LHQ cử một nhà ngoại giao đeo khẩu trang có mặt và tuân thủ giãn cách xã hội.

“Đại dịch Covid-19 đã thay đổi chóng mặt cuộc họp thường niên của chúng ta”, Guterres nói. “Nhưng nó cũng khiến cuộc họp trở nên quan trọng hơn bao giờ hết”.

Trong kỳ họp ảo kéo dài 6 ngày độc nhất vô nhị lịch sử 75 năm của LHQ, bài phát biểu của các lãnh đạo đã nêu rõ mọi xung đột, khủng hoảng và chia rẽ trước một thế giới mà Guterres cho rằng đang chứng kiến “gia tăng bất bình đẳng, thảm họa khí hậu, chia rẽ xã hội ngày càng lớn, tham nhũng tràn lan”.

Ông cho rằng “đại dịch đã tận dụng những bất công này, nhắm vào những người dễ bị tổn thương nhất và xóa sổ những tiến bộ đạt được trong nhiều thập kỷ”, trong đó có sự gia tăng của tình trạng đói nghèo lần đầu tiên trong 30 năm qua.

Tổng thư ký kêu gọi đoàn kết toàn cầu chống lại đại dịch, đồng thời chỉ trích mạnh mẽ chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa dân tộc vì không ngăn chặn được nCoV và khiến mọi việc tồi tệ hơn.

Trong phát biểu sau đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan chỉ trích cách “các quốc gia phải tự vật lộn” khi đại dịch bùng phát, nhấn mạnh “chủ nghĩa đa phương hiệu quả đòi hỏi các thể chế đa phương hiệu quả”. Ông kêu gọi LHQ nhanh chóng cải cách, bắt đầu từ Hội đồng Bảo an, cơ quan quyền lực nhất của LHQ với 5 thành viên có quyền phủ quyết là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Anh và Pháp.

Video đang HOT

Ngược lại, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, lãnh đạo quốc gia ghi nhận số người chết vì Covid-19 cao thứ hai thế giới sau Mỹ, nhấn mạnh sự tập trung của ông vào kinh tế khi đối phó đại dịch.

Bolsonaro chỉ trích “truyền thông Brazil” đã “gieo rắc sợ hãi” bằng cách khuyến khích người dân ở nhà, ưu tiên sức khỏe cộng đồng hơn kinh tế. Ông hạ thấp mức độ nghiêm trọng của virus, liên tục nói rằng đóng cửa nền kinh tế sẽ gây khó khăn tệ hơn cho người dân.

Guterres nói với các đại biểu theo dõi cuộc họp từ xa rằng “có nhiều lúc giữa khả năng lãnh đạo và quyền lực là một khoảng cách lớn”.

Một năm trước, ông từng cảnh báo về tình trạng đối đầu gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc và hôm 22/9, ông lại tiếp tục cảnh báo “Chúng ta đang đi theo hướng rất nguy hiểm”.

“Thế giới của chúng ta không thể chấp nhận một tương lai nơi hai nền kinh tế lớn nhất chia cắt toàn cầu bằng một Vết nứt Lớn, trong đó mỗi bên đề ra các quy tắc thương mại và tài chính riêng cũng như sở hữu năng lực Internet và trí tuệ nhân tạo riêng”, Guterres nói. “Chúng ta phải tránh điều này bằng mọi giá”.

Sự kình địch giữa hai cường quốc bộc lộ rõ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong một bài phát biểu ngắn, đã thúc giục LHQ buộc Bắc Kinh “chịu trách nhiệm” vì đã không ngăn chặn được Covid-19, đại dịch đã khiến hơn 200.000 người Mỹ cũng như gần một triệu người trên thế giới thiệt mạng.

Những vấn đề đốt nóng kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc - Hình 2

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại kỳ họp trực tuyến UNGA 75. Ảnh chụp màn hình video của Nhà Trắng.

Đáp lại, khi giới thiệu video phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình, đại sứ Trung Quốc tại LHQ Trương Quân tuyên bố mọi cáo buộc chống lại Bắc Kinh là “hoàn toàn vô căn cứ”.

“Trong thời điểm này, thế giới cần đoàn kết và hợp tác, chứ không cần đối đầu”, ông Trương. “Chúng ta cần tăng cường tín nhiệm và tin tưởng lẫn nhau chứ không phải phát tán virus chính trị”.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng đại dịch đáng lẽ phải là “cú sốc điện” khuyến khích nhiều hành động đa phương hơn. Nếu không, ông cảnh báo, thế giới sẽ “cùng lên án vũ điệu” mà Trung Quốc và Mỹ đang nhảy múa, trong đó mọi người “chẳng là gì ngoài những khán giả hổ thẹn vì sự bất lực chung”.

Những vấn đề đốt nóng kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc - Hình 3

Bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald Trump được phát trên màn hình tại phiên họp. Ảnh: Liên Hợp Quốc

Căng thẳng với Mỹ cũng chi phối bài phát biểu nảy lửa của Tổng thống Iran Hassan Rouhani, lãnh đạo của quốc gia đang đối mặt cuộc khủng hoảng Covid-19 tồi tệ nhất Trung Đông. Ông chỉ tríchđ các lệnh trừng phạt của Mỹ, tuyên bố Tehran sẽ kiên cường trước áp lực của Washington.

Rouhani tuyên bố Mỹ không thể áp đặt đàm phán hoặc chiến tranh lên Iran, nhấn mạnh đất nước của ông ‘không phải quân bài mặc cả trong bầu cử và chính sách đối nội của Mỹ”. Nhắc tới cái chết của George Floyd, một người Mỹ da đen bị cảnh sát da trắng ở Minneapolis ghì chết hồi tháng 5, Rouhani nói đó là phép ẩn dụ cho “kinh nghiệm riêng” mà Iran rút ra khi đối phó với Mỹ.

“Chúng tôi lập tức nhận ra bàn chân ghì lên cổ Floyd giống bàn chân của sự ngạo ngược đè lên cổ những quốc gia độc lập”, Rouhani nói.

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran đã lên mức nguy hiểm trong năm nay, khi Trump vừa ký một sắc lệnh thực thi tất cả các lệnh trừng phạt của LHQ lên Iran vì quốc gia này không tuân thủ thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với các cường quốc thế giới, động thái mà ông đã đề nghị các nước thực hiện trong bài phát biểu của mình tại LHQ nhưng bị đa số từ chối vì coi là hành động không hợp pháp.

Tương tự, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh yêu cầu hợp tác đa phương chống lại đại dịch, kêu gọi chấm dứt “các lệnh trừng phạt vô lý” chống lại nước Nga và những quốc gia khác mà ông cho rằng đáng lẽ phải thúc đẩy kinh tế toàn cầu và tạo việc làm.

Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa phát biểu thay mặt cho Liên minh châu Phi, cho hay những nước giàu chưa đủ hào phóng trong việc giúp đỡ các nước đang phát triển chống Covid-19, đại dịch đang cản trở nền kinh tế và sự phát triển của lục địa này.

Sau khi đại dịch bùng phát khắp thế giới hồi tháng 3, Guterres đã kêu gọi ngừng bắn toàn cầu để đối phó dịch. Hôm 22/9, ông tiếp tục kêu gọi cộng đồng quốc tế, dẫn đầu là Hội đồng Bảo an, thực hiện 100 ngày thúc đẩy “để biến điều này thành hiện thực vào cuối năm”.

Giữa những lời kêu gọi LHQ cải cách, Tổng thống Pháp Macron cho hay bản thân cơ quan toàn cầu này “đang đứng trước nguy cơ bất lực”.

“Xã hội của chúng ta chưa bao giờ phụ thuộc lẫn nhau như vậy”, ông nói. “Vậy mà vào đúng thời điểm khi mọi chuyện xảy ra, chưa bao giờ chúng ta lại lạc nhịp, lạc điệu đến thế”.

Liên Hợp Quốc cảnh báo 'Chiến tranh Lạnh' Mỹ - Trung

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cảnh báo thế giới đang phải đối mặt với khủng hoảng y tế, kinh tế và nguy cơ Chiến tranh Lạnh mới Mỹ - Trung.

"Chúng ta phải làm mọi thứ để tránh một cuộc Chiến tranh Lạnh mới", Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres hôm 22/9 phát biểu khai mạc kỳ họp cấp cao nhân kỷ niệm 75 thành lập Liên Hợp Quốc tại New York, Mỹ. Sự kiện được tổ chức trực tuyến, lãnh đạo các nước gửi video bài phát biểu tới hội nghị, trong khi mỗi nước chỉ có 1-2 nhà ngoại giao tham dự trực tiếp và tuân thủ quy định giãn cách phòng Covid-19.

Ông nhắc lại cảnh báo từng đưa ra trước các lãnh đạo thế giới cách đây một năm về việc gia tăng cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc.

Liên Hợp Quốc cảnh báo Chiến tranh Lạnh Mỹ - Trung - Hình 1

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres phát biểu tại Liên Hợp Quốc ở New York, Mỹ, ngày 22/9. Ảnh: AFP.

"Thế giới của chúng ta không thể chấp nhận một tương lai nơi hai nền kinh tế lớn nhất chia cắt toàn cầu bằng một Vết nứt Lớn, trong đó mỗi bên đề ra các quy tắc thương mại và tài chính riêng cũng như sở hữu năng lực Internet và trí tuệ nhân tạo riêng rẽ", Guterres nói. "Sự chia rẽ về công nghệ và kinh tế chắc chắn có nguy cơ biến thành chia cắt địa chiến lược và quân sự. Chúng ta phải tránh điều này bằng mọi giá".

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cũng kêu gọi hòa bình và ngừng bắn toàn cầu giữa đại dịch Covid-19, nói rằng dịch bệnh không chỉ là "hồi chuông cảnh tỉnh" mà còn là một "cuộc diễn tập" cho những thử thách sắp tới.

"Covid-19 khiến thế giới phải đối mặt những yếu tố dễ tổn thương: bất bình đẳng gia tăng, thảm họa khí hậu, tăng chia rẽ xã hội và nạn tham nhũng tràn lan", ông nói. "Mọi người đang bị tổn thương, hành tinh của chúng ta đang bốc cháy".

Guterres cho biết Liên Hợp Quốc đang đối mặt với những thách thức giống như khi tổ chức này được thành lập cách đây 75 năm. "Những người xây dựng Liên Hợp Quốc 75 năm trước cũng từng trải qua một đại dịch, suy thoái toàn cầu, nạn diệt chủng và chiến tranh thế giới. Hôm nay, chúng ta đang đối mặt với thời khắc giống như năm 1945", ông nói.

Vài ngày sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát ở nhiều nơi trên thế giới hồi tháng ba, Guterres đã kêu gọi ngừng bắn toàn cầu để ứng phó dịch. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc hôm 22/9 một lần nữa kêu gọi cộng đồng quốc tế, dẫn đầu là Hội đồng Bảo an, nỗ lực để "biến điều này thành hiện thực vào cuối năm nay".

Mâu thuẫn giữa hai cường quốc được thấy rõ tại kỳ họp lần này, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng ngày phát biểu trực tuyến lên án "virus Trung Quốc". Ông kêu gọi Liên Hợp Quốc buộc Bắc Kinh phải "chịu trách nhiệm" vì không ngăn được Covid-19, khởi phát từ Trung Quốc hồi tháng 12/2019, khiến hơn 31,7 triệu người nhiễm, hơn 975.000 người chết. Mỹ hiện là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 7 triệu ca nhiễm và hơn 200.000 ca tử vong.

Đại sứ Trung Quốc Trương Quân tại Liên Hợp Quốc ngay sau đó bác bỏ mọi cáo buộc của Washington. "Tại thời điểm này, thế giới cần sự đoàn kết và hợp tác hơn nữa, chứ không phải một cuộc đối đầu", ông Trương nói.

Liên Hợp Quốc bác yêu cầu tái trừng phạt Iran của MỹTrung Quốc nói không để Mỹ 'bắt cóc' Liên Hợp QuốcLiên Hợp Quốc cảnh báo Mỹ làm trầm trọng thêm khủng hoảng Venezuela

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉ phú Elon Musk nhắm đến Microsoft trong đơn kiện OpenAI
08:53:26 17/11/2024
Tòa án Mỹ chấp thuận hoãn truy tố ông Trump vụ tài liệu mật
07:05:01 17/11/2024
Loạt lựa chọn nội các gây tranh cãi mới nhất của ông Trump
18:43:51 17/11/2024
Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu 209 sản phẩm
20:02:52 17/11/2024
Vấn đề làm lu mờ chương trình tái thiết trị giá hàng tỷ USD của Ukraine
13:58:20 16/11/2024
Chuyên gia Nga đánh giá về địa điểm tổ chức đàm phán tiềm năng giữa Tổng thống Putin và ông Trump
14:14:39 16/11/2024
Lầu Năm Góc tiếp tục không thể giải trình đầy đủ các khoản ngân sách 824 tỷ USD
21:28:28 16/11/2024
Boeing sắp ban hành thông báo sa thải 10% nhân sự
06:25:00 17/11/2024

Tin đang nóng

Lộ khung hình nhạy cảm gây tranh cãi của Minh Hằng
08:04:51 18/11/2024
Ca sĩ Bích Tuyền lấy chồng tỷ phú Mỹ, sở hữu biệt thự 1.600 tỷ đồng, giờ sống ra sao?
06:24:47 18/11/2024
Chồng không may qua đời, tôi ở vậy phụng dưỡng bố chồng bệnh tật, ngày giỗ đầu, ông bất ngờ làm một việc khiến tôi bật khóc
05:58:43 18/11/2024
Chồng mất tròn năm, hôm ấy nghe lời đề nghị của anh chồng, tôi giật mình không tưởng
05:55:29 18/11/2024
Ca sĩ Tô Thanh Phương hiện ra sao sau khi nhảy lầu?
06:26:59 18/11/2024
Cam thường bóc trần sắc vóc thật của nữ chính hot nhất màn ảnh hiện nay
06:20:12 18/11/2024
Tiếng hét thất thanh tố cáo nữ diễn viên gen Z giữa lễ trao giải gây sốc cho 400 triệu người
07:56:29 18/11/2024
Cặp đôi Vbiz để lộ bằng chứng hẹn hò bí mật, bị phát hiện "đánh lẻ" du lịch nước ngoài
09:44:27 18/11/2024

Tin mới nhất

Nhân tố cản bước tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc

10:43:37 18/11/2024
Việc ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua có thể dẫn đến các biện pháp hạn chế thương mại khắc nghiệt hơn và các chính sách đơn phương sẽ làm phân mảnh hệ thống toàn cầu.

Ai Cập thông qua luật mới đầu tiên về vấn đề người tị nạn

10:42:18 18/11/2024
Dự luật ưu tiên giải quyết các đơn đăng ký của các nhóm dễ bị tổn thương như người khuyết tật, người già, phụ nữ mang thai, trẻ em không có người đi kèm và nạn nhân của nạn buôn người, tra tấn và bạo lực tình dục.

Cảnh tượng hoang tàn sau cuộc dội bom đồng loạt của Israel xuống Gaza, Liban

09:33:30 18/11/2024
Theo Cơ quan y tế của Dải Gaza, tính từ ngày 7/10/2023 đến nay các cuộc tấn công của Israel đã khiến khoảng 43.799 người dân tại khu vực này thiệt mạng.

Thủ tướng Đức tiết lộ tin không tốt về cuộc chiến ở Ukraine sau khi điện đàm với Tổng thống Nga

09:30:13 18/11/2024
Ông Scholz cho rằng điều này giúp nói rõ với nhà lãnh đạo Liên bang Nga rằng ông ấy không nên kỳ vọng khả năng suy giảm sự ủng hộ của Đức, châu Âu và nhiều quốc gia khác trên thế giới dành cho Ukraine.

Thêm quan chức Hezbollah được cho là thiệt mạng trong cuộc tấn công của Israel

09:25:33 18/11/2024
Cuộc tấn công vào Beirut tiếp tục làm gia tăng căng thẳng giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Liban, trong bối cảnh xung đột trong khu vực ngày càng leo thang và gây thiệt hại nghiêm trọng cho dân thường.

Cá mập voi robot lượn lờ tại thủy cung Trung Quốc gây tranh cãi

09:18:30 18/11/2024
Mặc dù một số du khách cảm thấy bị lừa, có những người lại khác hoan nghênh cá mập voi robot vì điều này phản ánh cam kết của thủy cung đối với phúc lợi động vật, miễn là việc sử dụng robot được thông báo ngay từ đầu.

Indonesia khuyến cáo người dân đề phòng bão Man-yi

07:31:13 18/11/2024
BMKG đã đề nghị các cơ quan chức năng tăng cường các biện pháp phòng hộ và khuyến cáo người dân chủ động các biện pháp phòng ngừa tránh bão nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Nga tấn công Ukraine, Ba Lan huy động máy bay chiến đấu sẵn sàng bảo vệ không phận

07:29:39 18/11/2024
Trong khi đó, theo Thống đốc thành phố Mykolaiv, ông Vitalii Kim, ít nhất hai người thiệt mạng và sáu người bị thương ở thành phố này trong cuộc tấn công lớn bằng UAV và tên lửa của Nga.

Lầu Năm Góc khẳng định xung đột Ukraine sẽ được giải quyết qua đàm phán

06:14:09 18/11/2024
Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 15/11, nhà lãnh đạo Nga một lần nữa khẳng định Moskva sẵn sàng đàm phán trên cơ sở các đề xuất mà ông đã đưa ra tại cuộc họp với Bộ Ngoại giao Nga hồi tháng 6.

Trên 20.000 người Haiti phải di dời do bạo lực băng nhóm tội phạm

06:11:31 18/11/2024
Tội phạm bạo lực ở Port-au-Prince vẫn ở mức cao, với các băng nhóm được trang bị vũ khí tốt kiểm soát khoảng 80% thành phố, dù một lực lượng quốc tế do Kenya đứng đầu đã được triển khai để giúp cảnh sát Haiti khôi phục trật tự.

Mỹ phát hiện trường hợp đầu tiên mắc đậu mùa khỉ chủng Clade 1

05:48:15 18/11/2024
Theo đó, người này gần đây đã đến Đông Phi, được chẩn đoán và điều trị ngay sau khi trở về Mỹ tại một cơ sở y tế địa phương và hiện đã được xuất viện. Kể từ đó, người này đã được cách ly tại nhà và các triệu chứng đang cải thiện.

APEC 2024: Chủ tịch Trung Quốc nêu loạt đề xuất nhằm thúc đẩy châu Á - Thái Bình Dương phát triển

05:46:02 18/11/2024
Cùng ngày, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Trung Quốc rất coi trọng hợp tác châu Á - Thái Bình và nước này sẽ đăng cai Hội nghị cấp cao APEC năm 2026.

Có thể bạn quan tâm

Chưa bao giờ làm trứng gà ngâm tương lại dễ như thế, dắt túi 2 mẹo nhỏ, làm mẻ trứng nào cũng thơm ngon, nịnh mắt

Ẩm thực

11:41:22 18/11/2024
Mất chưa đầy 20 phút để chuẩn bị món trứng gà ngâm tương thơm ngon này, và một khi đã làm xong, bạn sẽ có món ngon cho cả tuần!

Vì sao nên uống chanh mật ong vào buổi sáng?

Làm đẹp

11:34:48 18/11/2024
Ngoài ra, mật ong hoạt động như một chất prebiotic, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn đường ruột có lợi. Sự kết hợp này có thể giúp làm giảm các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi và táo bón, tạo tiền đề cho một ngày thoải mái hơn.

Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"

Netizen

11:25:09 18/11/2024
Ở giữa thời đại mua hàng online, nhiềutình huống dở khóc dở cười xoay quanh niềm đam mê này luôn lôi cuốn cư dân mạng.

Chụp MRI, phát hiện điều không ngờ nhờ uống trà xanh

Sức khỏe

11:11:44 18/11/2024
Chế độ ăn Địa Trung Hải nhìn chung cũng cung cấp nguồn polyphenol dồi dào vì phong phú rau củ, trái cây, cá, các nguồn đạm thực vật, ngũ cốc nguyên cám, dầu thực vật lành mạnh...

Pep thay đổi bộ mặt Ngoại hạng Anh thế nào

Sao thể thao

11:01:56 18/11/2024
Từ khi Pep Guardiola đặt chân tới Ngoại hạng Anh vào năm 2016, một làn sóng thay đổi lớn đã cuốn qua giải đấu hàng đầu xứ sở sương mù.

Cứu bé 7 tuổi bị cửa cuốn kẹp cổ, ngừng tuần hoàn

Tin nổi bật

11:01:50 18/11/2024
Hiện tại, bệnh nhi được hỗ trợ thở máy, glasgow 12 điểm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đang hội chẩn với Bệnh viện Nhi Trung ương để định hướng điều trị tiếp theo.

9 "tuyệt chiêu" lưu trữ giúp mẹ tôi không tốn đồng nào mà nhà vẫn luôn gọn gàng một cách không ngờ

Sáng tạo

10:48:04 18/11/2024
Sau khi đến tuổi trung niên, họ thường điềm tĩnh, nhìn nhận mọi việc rõ ràng hơn, nói năng dịu dàng, làm việc có nề nếp và quan trọng là luôn giữ được nhà cửa gọn gàng mà không hề tốn công sức hay tiền bạc.

Tình trạng của Hòa Minzy giữa nghi vấn mang thai lần 2

Sao việt

10:27:08 18/11/2024
Hậu chia tay bạn trai thiếu gia vào giữa năm 2022, Hòa Minzy vẫn sống một mình. Cô tập trung vào công việc và chăm lo cho bé Bo - cậu con trai 5 tuổi của cô.

Sao nam hạng A có hơn 18000 tỷ đồng bỏ mặc chị gái sống như ăn mày?

Sao châu á

10:24:29 18/11/2024
Châu Nhuận Phát mang tiếng ngược đãi người thân khi chị gái ăn mặc lôi thôi, ngủ trên ghế đá công viên. Tuy nhiên bả Châu Thông Linh đã đứng ra giải thích thay cho em trai

Ngày 19/11/2024 là ngày tốt có thể làm các việc như kết hôn, khai trương, mở cửa hàng, mai táng, cải mộ, ký hợp đồng

Trắc nghiệm

10:11:19 18/11/2024
Xem ngày 19/11/2024 sẽ giúp bạn chọn được ngày lành tháng tốt phù hợp nhất cho công việc của mình. Ngày 19/11/2024 là ngày tốt có thể làm các việc như kết hôn, khai trương, mở cửa hàng, mai táng, cải mộ, ký hợp đồng.

Game thủ Việt tranh cãi kịch liệt về game "Tuổi Thìn", người bảo flop, kẻ bênh vực không tiếc lời

Mọt game

10:02:46 18/11/2024
Cái tên đang được nhắc tới trong câu chuyện là Dragon Age: The Veilguard - một tựa game vừa mới ra mắt cách đây chưa lâu và vẫn được nhiều người chơi Việt hài hước đặt cho biệt danh Tuổi Thìn khi dịch sang tiếng Việt.