Những vấn đề đặt ra với dự thảo các chương trình môn học
Bộ Giáo dục và ào tạo (GD và T) đang lấy ý kiến rộng rãi dư luận về dự thảo các chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông. Chương trình giáo dục phổ thông mới có những thay đổi khá căn bản nhưng cũng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, trong đó có nỗi lo các điều kiện bảo đảm chất lượng.
Học sinh Trường THCS Nguyễn ức Cảnh, huyện Thái Thụy (Thái Bình) trong giờ học. Ảnh: QUÝ TÙNG
Bài 1: Băn khoăn môn tích hợp
Sau hơn một tháng lấy ý kiến, dự thảo các chương trình môn học, hoạt động giáo dục đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp. Bên cạnh những kỳ vọng, dự thảo vẫn đặt ra nhiều băn khoăn, lo lắng từ phía các chuyên gia giáo dục.
Nhiều điểm mới
Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) mới, GS, TS Nguyễn Minh Thuyết cho biết: CT GDPT mới có 20 môn, hoạt động giáo dục, trong đó, có những môn học bắt buộc xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12 như: Tiếng Việt (Ngữ văn), Toán, ạo đức (Giáo dục công dân, Giáo dục kinh tế và Pháp luật), Âm nhạc, Mỹ thuật, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm (hướng nghiệp). Một số môn học, hoạt động giáo dục được xây dựng thành môn học, hoạt động giáo dục tích hợp như: các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và ịa lý, Hoạt động trải nghiệm ở tiểu học và các môn Lịch sử và ịa lý, Khoa học tự nhiên (KHTN), Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở THCS. Riêng môn Ngoại ngữ, học sinh lớp 1 và lớp 2 sẽ tiếp cận theo hướng làm quen, từ lớp 3 trở đi mới trở thành môn học mang tính bắt buộc. Các môn học theo chương trình mới sẽ được phân chia thành hai loại: Môn học, hoạt động bắt buộc và môn học tự chọn. áng chú ý, một số môn học được học sinh tự chọn tùy theo cấp học như: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1, Ngoại ngữ 2, Nghệ thuật…
Một trong những điểm mới đáng chú ý của dự thảo là sự xuất hiện của các môn tích hợp trong CT GDPT mới. Ở cấp tiểu học, CT GDPT mới xây dựng một số môn học tích hợp trên cơ sở phát triển các môn học đã có như: Tự nhiên và xã hội, Lịch sử và ịa lý, Khoa học. Ở cấp THCS, CT GDPT mới xây dựng hai môn học tích hợp mới là: KHTN (được hình thành chủ yếu từ các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học trong chương trình hiện hành); Lịch sử và ịa lý (được hình thành chủ yếu từ các môn Lịch sử, ịa lý trong chương trình hiện hành). Ở cả ba cấp học còn có một hoạt động giáo dục tích hợp là Hoạt động trải nghiệm (tiểu học) và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (THCS và THPT). Trong CT GDPT mới, các môn học và hoạt động giáo dục đều được dạy theo quan điểm tích hợp; đồng thời có một số môn học/hoạt động giáo dục được xây dựng thành môn học/hoạt động giáo dục tích hợp.
Môn tích hợp được coi là điểm mới, nhưng cũng đòi hỏi những thay đổi trong phương pháp giáo dục. Trong đó, môn tích hợp KHTN là rất đáng chú. Theo PGS, TS Mai Sỹ Tuấn, chủ biên môn tích hợp KHTN: Thông qua phương pháp giáo dục rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự khám phá để chiếm lĩnh kiến thức khoa học. Các phương pháp giáo dục chủ yếu được lựa chọn theo các định hướng: dạy học bằng tổ chức chuỗi hoạt động tìm tòi, khám phá tự nhiên; rèn luyện được cho học sinh phương pháp nhận thức, kỹ năng học tập, thao tác tư duy; thực hành thí nghiệm, hoạt động trải nghiệm trong môi trường tự nhiên, thực tiễn đời sống cá nhân và xã hội; tăng cường phối hợp hoạt động học tập cá nhân với học hợp tác nhóm nhỏ. Tuy nhiên, để dạy được môn KHTN đòi hỏi giáo viên cần được bồi dưỡng về phương pháp dạy học tích hợp, dạy học phân hóa; kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực; bồi dưỡng kiến thức vật lý, hóa học, sinh học để vừa nắm vững các nguyên lý khoa học tự nhiên, các nguyên lý ứng dụng công nghệ, vừa hiểu sâu các khái niệm, quy luật tự nhiên…
Mặt khác, KHTN chú trọng thực hành thí nghiệm, vì vậy, các trường phổ thông cần được đầu tư trang thiết bị, vật liệu, hóa chất, phòng học bộ môn. Cùng với các trang thiết bị, giáo viên phải được tập huấn kỹ năng làm việc trong phòng thực hành và cần phải dành thời gian thích đáng giới thiệu cho học sinh cách sử dụng sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, các cách học phổ biến và đặc thù môn học. Trong điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị ở các nhà trường còn hạn chế, việc tổ chức cho học sinh tiếp cận, tìm hiểu thế giới tự nhiên gặp nhiều khó khăn thì cần lưu ý tổ chức cho học sinh tham quan các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ có sẵn ở địa phương.
Video đang HOT
Lo lắp ghép kiểu cơ học
Mặc dù có nhiều điểm mới nhưng dự thảo chương trình các môn học, hoạt động giáo dục vẫn gây ra nhiều băn khoăn trong dư luận. Một số chuyên gia giáo dục cho rằng, một số môn học chưa thật sự giảm tải, vẫn còn nhiều kiến thức lặp lại, gây nhàm chán. Theo thầy giáo ặng Danh Hướng (Trường THPT Hoàng Văn Thụ, Hà Nội, hệ thống kiến thức chương trình môn học mới về cơ bản vẫn nặng. Thí dụ, môn Lịch sử, hệ thống các chủ đề và chuyên đề vẫn là những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới, lịch sử khu vực ông – Nam Á và Lịch sử Việt Nam… Học sinh vẫn phải tiếp cận kiến thức một cách toàn diện các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa, tư tưởng… của dân tộc và nhân loại trong các thời kỳ lịch sử. Mặt khác, chương trình môn Lịch sử đưa ra khái niệm phức tạp, đòi hỏi cao về năng lực sẽ không phù hợp với trình độ nhận thức học sinh, nhất là học sinh vùng sâu, vùng xa.
Thầy Trần Mạnh Tùng, giáo viên Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) : Việc giảm tải chương trình còn theo hướng cơ học, chưa thấy yếu tố khoa học hay tính lô-gích của vấn đề. Cụ thể như ở chương trình hiện hành môn Toán học, lượng giác của lớp 10 được dạy nối tiếp sang lớp 11 nhưng chương trình mới, lượng giác được học từ đầu học kỳ một của lớp 10, sau đó đứt quãng đến đầu học kỳ một của lớp 11 lại học tiếp. Như vậy là quá xa nhau, không lô-gích. Bên cạnh đó, cấu trúc chương trình của mỗi khối 11, khối 12 đều giống nhau, có phần lặp lại nội dung chính là ại số – Số học, Hình học – o lường, Xác suất thống kê sẽ gây nhàm chán cho học sinh. áng chú ý, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lần đầu được đưa vào chương trình giáo dục bắt buộc cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12. Tuy nhiên, theo Giám đốc Sở GD và T tỉnh Thái Bình ặng Phương Bắc, để tổ chức các hoạt động trải nghiệm cần phải có kinh phí, không gian và quỹ thời gian, phương tiện đi lại… như vậy dễ gây ra tình trạng lạm thu trong các nhà trường.
áng chú ý là các môn học tích hợp cũng gây nên nhiều băn khoăn nhất. Hiệu trưởng Trường tiểu học Xuân ường, huyện Cẩm Mỹ (ồng Nai) Lê ức Dũng cho biết: Sự xuất hiện của các môn tích hợp trong CT GDPT mới khiến giáo viên gặp phải áp lực lớn bởi hiện nay giáo viên nhà trường mới chỉ dạy liên hệ và lồng ghép, chưa đạt đến mức tích hợp. Nếu tích hợp một môn ba thầy sẽ dẫn đến tình trạng thừa giáo viên. Ngược lại, nếu tích hợp một thầy dạy ba môn thì dễ xảy ra tình trạng giáo viên ưu tiên dạy môn học được đào tạo, hai môn còn lại sẽ truyền thụ kiến thức sơ sài.
ồng quan điểm nêu trên, Hiệu trưởng Trường THCS Giảng Võ (Ba ình, Hà Nội) oàn Công Thạo cho rằng: Giáo viên phải có kiến thức tổng hợp là không đơn giản, bởi giáo viên dạy Vật lý nhưng khó có thể dạy được cả kiến thức môn Hóa học, Sinh học và ngược lại. “Hơn nữa, với việc dạy tích hợp, đội ngũ giáo viên được đào tạo như hiện nay liệu đã đáp ứng yêu cầu hay chưa? Nếu chưa đáp ứng được thì các bước chuẩn bị tiếp theo như thế nào?” – thầy giáo Thạo băn khoăn. Giám đốc Sở GD và T tỉnh Thái Bình ặng Phương Bắc cho biết: ội ngũ giáo viên ở địa phương không thể cùng một lúc mà đào tạo và bồi dưỡng hết được. ể dạy các môn học tích hợp thì giáo viên cần phải trang bị thêm nhiều kiến thức, trong khi hiện nay, giáo viên vẫn giảng dạy theo chuyên môn sâu, chưa dạy cả hai phân môn được. Cô giáo Hoàng Thị Mai Phương dạy lớp 4A1, Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Lầu Thí Ngài (huyện Bắc Hà, Lào Cai), : Do phần lớn học sinh trong nhà trường chủ yếu là dân tộc thiểu số, tư duy cũng như ngôn ngữ diễn đạt còn hạn chế, cho nên khi áp dụng nội dung tích hợp khiến các em học sinh còn “lạ lẫm” và khó nắm bắt để có thể hiểu được nội dung mà giáo viên truyền tải. Bên cạnh đó, phần lớn giáo viên chỉ được đào tạo chuyên sâu về đơn môn, nay phải dạy theo chương trình tích hợp đa môn sẽ khá lúng túng.
Lý giải những băn khoăn nêu trên, GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, trước mắt, giải pháp giảng dạy môn tích hợp có thể do nhiều giáo viên cùng dạy, còn những chủ đề liên môn thì thiên về môn nào, giáo viên môn đó sẽ đứng lớp cho nên giáo viên không cần lo lắng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia giáo dục khẳng định, nếu một môn tích hợp mà do nhiều giáo viên giảng dạy thì khác nào đó chỉ là cách lắp ghép cơ học, tính “liên môn”, tích hợp kiến thức sẽ không có. ó là chưa kể khi nhận xét, đánh giá học sinh sẽ thực hiện ra sao?
Theo Nhandan.com.vn
Các nhà viết sách giáo khoa sẽ thể hiện "tích hợp" như thế nào?
Chúng ta vẫn quan niệm "biết 10, dạy 1", vậy khi dạy môn "tích hợp" thì người giáo viên có đáp ứng được tiêu chí này hay lại là câu chuyện "biết 2; dạy 1".
Theo thầy Nguyễn Xuân Khang: "Nếu cứ khiên cưỡng dạy thì giáo viên sẽ thiếu tự tin vì không đúng chuyên môn của mình" (Ảnh: Thùy Linh)
Tháng 1/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức xin ý kiến rộng rãi dự thảo 20 chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông mới trong đó hai môn tích hợp ở bậc trung học cơ sở (Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý) nhận được quan tâm đặc biệt từ dư luận.
Trước và sau khi dự thảo chương trình môn học công bố, Báo Điện tử giáo dục Việt Nam đã có hàng loạt bài viết từ các chuyên gia, đội ngũ thầy cô trên cả nước góp ý với Ban soạn thảo về vấn đề "tích hợp".
Hôm nay, với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng trường Marie Curie cho hay:
"Khi nói tới tích hợp, chính giáo viên hiện nay không hình dung ra khái niệm "tích hợp liên môn" cụ thể là như thế nào, thế mà giờ đây trong chương trình giáo dục phổ thông mới lại xuất hiện thêm một khái niệm "tích hợp nội môn"".
Thầy Khang , vốn dĩ từ xưa đến nay trong sách giáo khoa bậc trung học cơ sở hay trung học phổ thông đã có tích hợp liên môn một cách tự nhiên, dù các nhà biên soạn không nói tới điều này thì các môn học vẫn có liên quan tới nhau.
Có nghĩa là, quá trình dạy và học môn này có sử dụng kiến thức của môn kia và ngược lại.
Ví dụ, nội dung về "nguyên tử" thì cả môn Vật lý và Hóa học đều có, trong đó môn Vật lý dạy về cấu tạo phân tử, nguyên tử, hạt nhân còn môn Hóa học thì dạy về cấu trúc phân tử, nguyên tử, hạt nhân.
Hoặc, phương pháp đồ thị (bao gồm: tọa độ, đồ thị, cách vẽ) là kiến thức của Toán học nhưng phương pháp này được ứng dụng rất nhiều trong quá trình dạy và học Vật lý.
Từ hai ví dụ này cho thấy, tích hợp giữa các môn học đã tiềm tàng có từ xưa tới nay thế nhưng khi chương trình giáo dục phổ thông mới xuất hiện môn học Khoa học tự nhiên (tích hợp của 3 môn Lý, Hóa, Sinh) thì vấn đề "tích hợp" sẽ khác.
"Tích hợp" theo chương trình giáo dục phổ thông mới tức là một bài giảng, một chương, một giáo trình sẽ do 1 giáo viên thực hiện giảng dạy cho một lớp với số lượng 30-40 học sinh.
"Nhìn vào dự thảo chương trình môn Khoa học tự nhiên thì tôi chưa thấy sự kết hợp kiến thức của cả Lý, Hóa, Sinh đâu. Không biết, khi các nhà viết sách giáo khoa sẽ thể hiện "tích hợp" như thế nào?", thầy Khang băn khoăn.
Hơn nữa, khi chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được thông qua thì giáo viên cơ sở vẫn chưa hình dung cụ thể "tích hợp liên môn" hay "tích hợp nội môn" ở môn Khoa học tự nhiên là như thế nào, nên họ chờ đợi vào dự thảo chương trình môn học sẽ cho họ câu trả lời.
Tuy nhiên, khi dự thảo môn học được công bố thì giáo viên cũng chưa thấy sự tích hợp nhuần nhuyễn của 3 môn học này mà mới chỉ thấy tích hợp theo kiểu cơ học, tức là ghép kiến thức 3 môn vào 1 cuốn sách giáo khoa.
"Vậy giáo viên của chúng ta sẽ dạy thế nào?", Hiệu trưởng trường Marie Curie đặt câu hỏi.
Bởi lẽ, theo thầy Khang, một giáo viên được đào tạo về Vật lý thì liệu có thể dạy chuyên sâu Hóa, Sinh như một giáo viên được đào tạo Hóa, Sinh hay không, hay lại lặp lại chuyện "thầy đọc sách giáo khoa, giáo trình; trò chép"?
Thầy Khang cũng cho biết thêm, từ trước tới nay, chúng ta vẫn quan niệm "biết 10, dạy 1", tức là, người thầy có kiến thức 10 thì dạy 1 thì mới sâu sắc được. Vậy, khi dạy môn "tích hợp" thì người giáo viên có đáp ứng được tiêu chí này hay lại là câu chuyện "biết 2; dạy 1"?
Thử hỏi, như vậy thì làm sao mà giáo viên đó dạy chuyên sâu được? Nhưng nếu cứ khiên cưỡng dạy thì giáo viên sẽ thiếu tự tin vì không đúng chuyên môn của mình.
Nói đến đây, thầy Khang ví dụ, khi phân tích một bài thơ thì giáo viên Vật lý cũng có thể cảm nhận và diễn đạt được, nhưng chắc chắn một giáo viên dạy Văn sẽ giảng sâu sắc hơn, khiến học sinh yên tâm về kiến thức hơn đồng thời chính người dạy cũng sẽ tự tin hơn nhiều.
Lúc này nhiều giáo viên cơ sở vẫn đang băn khoăn về "tích hợp" trong chương trình giáo dục phổ thông mới thế nên nếu Ban soạn thảo không giải tỏa được tâm lý cho đội ngũ này thì họ sẽ thực hiện chương trình mới như thế nào, chương trình mới có thành công?
Theo Giaoduc.net
Chương trình môn học có tính kế thừa giữa các cấp học Chương trình môn học trong dự thảo các chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông mới đã thay đổi mạnh mẽ so với chương trình học hiện hành theo hướng tăng tính tự chọn của học sinh, hướng đến phát triển năng lực của người học nhiều hơn. ảnh minh họa Các môn học không...