Những vấn đề đặt ra qua gần 8 năm thực hiện Quyết định 3678 của UBND tỉnh: Bài 1: Vẫn còn thừa, thiếu hàng ngàn giáo viên các cấp học

Theo dõi VGT trên

Trước yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), cùng với đó là quy mô trường lớpsố lượng học sinh liên tục tăng, giảm, khiến cho việc sắp xếp, tuyển dụng mới giáo viên (GV) chưa theo kịp, dẫn đến tình trạng thừa, thiếu GV cục bộ tại nhiều trường học trong tỉnh, nhất là các bậc THCS, tiểu học (TH) và mầm non (MN).

Những vấn đề đặt ra qua gần 8 năm thực hiện Quyết định 3678 của UBND tỉnh: Bài 1: Vẫn còn thừa, thiếu hàng ngàn giáo viên các cấp học - Hình 1

Giáo viên Trường Tiểu học thị trấn Lam Sơn (Thọ Xuân) hướng dẫn các em học sinh làm bài tập. Ảnh: Duy Sơn

Ngày 8-11-2011 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3678/2011/QĐ-UBND về việc ban hành quy định điều động, thuyên chuyển, tiếp nhận và tuyển dụng cán bộ (CB) quản lý, GV, nhân viên hành chính các trường MN, TH và THCS công lập (gọi tắt là Quyết định 3678). Tuy nhiên, đến nay qua gần 8 năm thực hiện Quyết định 3678, tình trạng thừa, thiếu GV ở các bậc học này vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Thừa, thiếu GV cục bộ

Tại huyện Đông Sơn, sau nhiều lần điều động, thuyên chuyển CB, GV theo Quyết định 3678, tình trạng thừa, thiếu GV trên địa bàn huyện vẫn đang là bài toán chưa có lời giải. Đến tháng 8-2019 toàn huyện vẫn đang thừa 40 GV THCS, thiếu 40 GV TH và thiếu 70 GV MN, trong đó trường thiếu nhiều nhất là 8 GV, trường thừa nhiều nhất là 4 GV… Chẳng hạn, tại Trường THCS Đông Thịnh có 22 CB, GV, nhưng dư 3 GV thuộc các bộ môn Hóa học, Giáo dục công dân, Mỹ thuật, thế nhưng, nhà trường vẫn thiếu 1 GV bộ môn Địa lý. Do thừa, thiếu GV cục bộ nên nhiều năm qua, những GV thuộc diện dôi dư phải thực hiện dạy liên trường. Thầy giáo Phạm Anh Tuấn, GV bộ môn Mỹ thuật, cho biết: Là GV dạy liên trường nên có rất nhiều áp lực trong sinh hoạt chuyên môn ở mỗi đơn vị trường. Mong muốn của tôi là ngành chức năng sớm giải quyết dứt điểm tình trạng thừa, thiếu GV để mỗi GV có thể yên tâm công tác ở một đơn vị trường. Còn theo cô giáo Nguyễn Thị Hùng, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Chích, năm học 2018-2019, nhà trường thừa 4 GV, những GV thừa đã được Phòng GD&ĐT điều động tạm thời đi dạy tại một số trường khác nhằm bảo đảm số tiết theo quy định cũng như hỗ trợ những trường thiếu GV các bộ môn đó.

Còn tại huyện Nga Sơn, thầy giáo Lưu Việt Hoàng, Hiệu trưởng Trường THCS Nga Vịnh cho hay: Tình trạng thừa GV của nhà trường diễn ra từ nhiều năm nay với nguyên nhân cơ bản là số học sinh mỗi năm một giảm. Ví như năm học 2016-2017 trường có 8 lớp, đến năm học 2017-2018 giảm còn 7 lớp và năm học 2018-2019 vừa qua trường chỉ còn 6 lớp. Việc thừa GV đã ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học của nhà trường, đặc biệt là vấn đề cân đối, phân công công việc cho GV của ban giám hiệu; cùng với đó là những GV thuộc diện dôi dư bị ảnh hưởng tâm lý, không yên tâm công tác, ảnh hưởng đến chất lượng dạy học. Tương tự, cô giáo Nguyễn Thị Hải, Hiệu trưởng Trường MN Hà Ninh (Hà Trung) cho biết, hiện nhà trường có 2 nhóm trẻ và 7 lớp mẫu giáo, với trên 310 cháu; nhà trường được giao chỉ tiêu 16 biên chế, song, do số trẻ đến lớp ngày càng tăng nên năm học 2018-2019 nhà trường thiếu 7 GV (năm học 2019-2020 thiếu 6 GV). Để bảo đảm việc chăm sóc các cháu, nhà trường đã hợp đồng thêm 3 nhân viên (hợp đồng theo tháng, chủ yếu là nấu ăn); đồng thời chỉ bố trí được 1 GV/lớp, do vậy, rất khó khăn trong việc chăm sóc và nuôi dạy các cháu.

Đây chỉ là vài trong số rất nhiều trường học trên địa bàn tỉnh đang thừa, thiếu GV. Theo đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT, nguyên nhân chủ yếu của việc thừa, thiếu GV là do biến động về dân số cơ học tại các khu vực trung tâm huyện lỵ, khu vực thành phố, thị xã, khu công nghiệp… Đối với MN, việc huy động trẻ ra lớp tăng cao, tốc độ nhanh do nhu cầu, cũng như việc thực hiện phổ cập giáo dục MN cho t.rẻ e.m 5 t.uổi. Bên cạnh đó, công tác xây dựng quy hoạch, dự báo nhu cầu về đội ngũ CB, GV của các địa phương chưa kịp thời dẫn đến bị động trong bố trí số lượng GV. Đặc biệt, việc phân cấp, phân quyền trong công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ GV tại một số địa phương còn nhiều bất cập…

Theo báo cáo của Sở Nội vụ, tại Quyết định số 5361/QĐ-UBND ngày 28-12-2018 của UBND tỉnh về việc giao biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ, năm 2019 của tỉnh Thanh Hóa, theo đó giao số lượng người làm việc cho các trường MN, TH, THCS thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố là MN 12.916 người, TH 16.921 người và THCS 12.442 người. Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh còn phê duyệt, giao lao động hợp đồng làm GV MN ngoài biên chế theo Nghị định số 06/2018/NĐ-CP ngày 5-1-2018 của Chính phủ là 4.081 người và lao động hợp đồng làm GV tiếng Anh là 104 người. Như vậy, tính theo định mức quy định tại Quyết định số 3185/QĐ-UBND ngày 23-8-2016 của UBND tỉnh thì số lượng người làm việc năm 2019 trong các trường MN vẫn còn thiếu 6.058 người; TH thiếu 1.787 người và THCS thừa 780 người. Riêng đối với các trường THPT còn thiếu 564 biên chế, tuy nhiên, để đảm bảo công tác chuyên môn, các đơn vị trường học đã chủ động hợp đồng lao động với các giáo sinh chưa được tuyển dụng với số lượng đúng bằng số chỉ tiêu biên chế còn thiếu. Trước việc thiếu GV MN trên địa bàn tỉnh, ngày 25-6-2019, Bộ Nội vụ đã có Công văn số 227/BNV-TCBC đồng ý bổ sung 3.507 biên chế GV MN tại các cơ sở giáo dục MN công lập của tỉnh Thanh Hóa năm 2019; đồng thời đề nghị UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phê duyệt bổ sung số biên chế GV MN trên và thực hiện tuyển dụng theo đúng quy định của pháp luật.

Video đang HOT

Tuyển dụng, điều chuyển, sắp xếp khoa học, hợp lý

Trong những năm qua, thực hiện Quyết định 3678, các sở, ngành chức năng và địa phương đã thực hiện nghiêm túc việc điều động, thuyên chuyển, tiếp nhận và tuyển dụng CB, GV, nhân viên hành chính các trường MN, TH và THCS, góp phần nâng cao toàn diện chất lượng GD&ĐT. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới sự nghiệp GD&ĐT, cùng với đó là quy mô trường lớp và số lượng học sinh liên tục tăng, giảm, khiến cho việc sắp xếp, tuyển dụng mới GV chưa theo kịp, dẫn đến tình trạng thừa, thiếu GV cục bộ tại nhiều trường học trong tỉnh, nhất là các bậc THCS, TH và MN.

Để giải quyết vấn đề này, bám sát các quy định, hướng dẫn của Bộ Nội vụ và UBND tỉnh, các sở, ngành chức năng đã tham mưu cho UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương khắc phục tình trạng thừa, thiếu GV. Đặc biệt, đầu tháng 10-2018, tại hội nghị giao ban với Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố về tình hình phát triển kinh tế – xã hội 9 tháng đầu năm 2018, sau khi nghe Sở Nội vụ báo cáo về tình hình thừa, thiếu GV các cấp học trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nội vụ phối hợp với Sở GD&ĐT và Sở Tài chính rà soát, thẩm định số trường, số lớp, số học sinh các cấp học năm học 2018-2019, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, trình Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh xem xét, cho chủ trương thực hiện theo hướng: Đối với cấp MN các địa phương tiếp tục xây dựng phương án và tổ chức tuyển dụng số biên chế giao còn thiếu. Đối với cấp TH, UBND tỉnh sẽ giao kinh phí theo số chỉ tiêu còn thiếu theo định mức tại Quyết định số 3185/QĐ-UBND ngày 23-8-2016 của UBND tỉnh cho các huyện, thị xã, thành phố để trả t.iền công cho CB, GV dạy thêm giờ và hợp đồng công việc theo quy định. Đối với cấp THCS thực hiện điều chuyển, sắp xếp, cân đối GV giữa các huyện và tăng cường cử đi đào tạo bổ sung để chuyển xuống giảng dạy tại các trường TH còn thiếu GV; triển khai thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

Bám sát sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, việc thực hiện Quyết định 3678 đã và đang được các sở, ngành liên quan và địa phương thực hiện nghiêm túc. Thầy giáo Mai Xuân Giang, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Mường Lát cho biết: Thực hiện Quyết định 3678, huyện đã không cho GV luân chuyển đến các huyện khác do huyện còn thiếu GV; đồng thời tiếp nhận những GV được tỉnh điều động lên theo nghĩa vụ. Sau khi UBND tỉnh ban hành Công văn số 9656/UBND-VX, ngày 26-8-2016 về việc sắp xếp, bố trí, điều động CB quản lý, GV, nhân viên hành chính tại các trường MN, TH và THCS công lập, nhằm triển khai thực hiện hiệu quả hơn Quyết định 3678, phòng GD&ĐT đã tham mưu cho huyện tạo điều kiện cho GV được chuyển về theo nguyện vọng. Đến nay, số GV THCS điều động lên đã đủ thời gian đã được thuyên chuyển theo nguyện vọng. Hiện tại, theo quy định, đội ngũ GV của huyện ở cả 3 cấp học đang còn thiếu so với chỉ tiêu biên chế tỉnh giao (MN thiếu 13, TH thiếu 45, THCS thiếu 20 GV). Hiện, huyện đã được tỉnh phê duyệt đồng ý cho tuyển 74 GV trong năm 2019. Còn tại huyện Hà Trung, đối với GV THCS dư Phòng GD&ĐT thường xuyên tổ chức đ.ánh giá xếp loại GV đúng quy định, kết hợp với việc động viên GV về nghỉ chế độ theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ; đồng thời phân công tối đa dạy liên trường, liên cấp đối với những GV dạy các bộ môn dạy được ở 2 cấp học theo quy định như: Âm nhạc, Mỹ thuật, tiếng Anh… Đối với GV TH và GV MN còn thiếu huyện tiếp tục đề nghị UBND tỉnh cho tuyển theo biên chế được giao và xin hướng dẫn để được hỗ trợ kinh phí hợp đồng GV bổ sung. Cùng với các giải pháp trên, để khắc phục tình trạng thừa, thiếu GV, nhiều trường học đã ký hợp đồng công việc với GV hoặc dồn lớp. Theo thầy giáo Nguyễn Khắc Hồi, Hiệu trưởng Trường TH Quảng Châu (TP Sầm Sơn), trong năm học vừa qua do thiếu 13 GV, nên nhà trường đã hợp đồng công việc với một số GV, nhưng cũng chỉ hợp đồng được 2 GV, đồng thời dồn từ 27 lớp xuống còn 23 lớp. Tuy nhiên, do chế độ hợp đồng lương thấp, nên rất ít GV đăng ký; còn việc dồn lớp mặc dù sẽ dẫn đến quá số lượng học sinh/lớp so với quy định, nhưng nếu không dồn lớp thì không đủ GV để giảng dạy các bộ môn còn thiếu.

Để “Gỡ nút thắt”, sớm khắc phục tình trạng thừa, thiếu GV thì việc tuyển dụng, điều chuyển, sắp xếp CB, GV phải được thực hiện một cách khoa học, hợp lý, nhằm tạo sự đồng thuận cao trong CB, GV và xã hội. Để làm được điều đó, thiết nghĩ các sở, ngành liên quan khẩn trương tham mưu cho UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đề ra các giải pháp hữu hiệu, nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho CB, GV, để họ yên tâm công tác, cống hiến cho sự nghiệp “Trồng người”.

Bài 2: Thực thi chính sách để ổn định lâu dài

Bài Và Ảnh: Duy Sơn

Theo baothanhhoa

Chuẩn bị đội ngũ giáo viên: Có tư duy đổi mới, phương pháp dạy học sáng tạo

Để chuẩn bị cho Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới triển khai từ lớp 1 năm học 2020-2021, vấn đề chuẩn bị đội ngũ giáo viên đang là một thách thức đặt ra với ngành giáo dục.

Như Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ nhận định, điều đáng lo không phải là thừa thiếu giáo viên mà là phẩm chất năng lực của thầy cô, đặc biệt là phẩm chất đạo đức, mối quan hệ với phụ huynh học sinh.

Chuẩn bị đội ngũ giáo viên: Có tư duy đổi mới, phương pháp dạy học sáng tạo - Hình 1

Cô và trò.

Đảm bảo học sinh học 2 buổi/ngày

Ông Thái Văn Tài- quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GDĐT cho biết trong điều kiện con một năm nữa chính thức triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1, những mục tiêu trong năm học này của bậc tiểu học xoay quanh việc chuẩn bị cho nhiệm vụ quan trọng này. Trong đó, ngoài chuẩn bị cơ sở vật chất, sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông mới thì việc nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là mục tiêu quan trọng.

Trước hết, ngành giáo dục cần tập trung rà soát đội ngũ giáo viên tiểu học đảm bảo việc học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông mới. Hiện nay, tỉ lệ này đạt 80,06% (năm học truớc đạt 74,8%). Nhiều địa phương đã đảm bảo 100% học sinh được học 2 buổi/ngày.

Đơn cử như tại Hậu Giang, hiện nay các cấp học từ mầm non đến THPT đang thiếu 890 giáo viên và 543 nhân viên. Trong đó, đối với tiểu học đang chỉ đạo tỉ lệ 1,3 giáo viên/lớp trong khi Chương trình giáo dục phổ thông mới yêu cầu là 1,5 giáo viên/lớp.

Với TPHCM, địa phương này đang thiếu giáo viên, khó khăn trong tuyển dụng giáo viên tiếng Anh. Tại Hội nghị tổng kết năm học 2018-2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020, vấn đề này đã được nêu ra và mong muốn tìm giải pháp khắc phục. Đại diện lãnh đạo Sở GDĐT TPHCM cho biết, mặc dù TP thực hiện tăng thêm thu nhập cho giáo viên ngoại ngữ song việc tuyển dụng vẫn rất khó khăn, giáo viên tuyển dụng mới đạt 50% nhu cầu.

Thiếu giáo viên ngoại ngữ đạt chuẩn cũng là khó khăn chung của nhiều địa phương trong cả nước. Nhiều giải pháp đã được đặt ra như bồi dưỡng tập huấn giáo viên đang giảng dạy nhằm nâng cao năng lực và tuyển dụng cử nhân sư phạm chất lượng cao để đẩy mạnh việc giảng dạy có chất lượng.

Bồi dưỡng và tự bồi dưỡng

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, nhân tố quyết định thành công của Chương trình GDPT mới là đội ngũ giáo viên. Do đó, phải tích cực chuẩn bị bồi dưỡng cho đội ngũ này nắm chắc chương trình phổ thông, đổi mới tư duy dạy học, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đ.ánh giá.

Trong đó, ông Độ lưu ý cơ chế phối hợp giữa Bộ GDĐT, Sở GDĐT 63 tỉnh thành, các trường ĐH sư phạm, học viện quản lý giáo dục, phân công rõ trách nhiệm của người đứng đầu. Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên của từng địa phương do trường ĐH phụ trách, Sở GDĐT thống nhất xây dựng, báo cáo Bộ và triển khai thực hiện có hiệu quả...

Ông Nguyễn Xuân Thành- Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GDĐT), Giám đốc Dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông cho biết so với hình thức bồi dưỡng trước đây của lần thay đổi chương trình sách giáo khoa trước, hình thức bồi dưỡng lần này đổi mới ở điểm kết hợp bồi dưỡng qua mạng và bồi dưỡng trực tiếp, các nguồn tài liệu, bài học được thiết kế đưa lên mạng bao gồm các dạng khác nhau, bài giảng điện tử, tương tác, video..., có những câu hỏi kiểm tra đ.ánh giá.

"Tài liệu đã có trên mạng internet nên tất cả giáo viên được tiếp xúc trực tiếp với nguồn tài liệu. Một đội ngũ cốt cán kết hợp với đội ngũ giảng viên chủ chốt của các trường sư phạm tại các vùng miền là những người huấn luyện, hỗ trợ giáo viên địa phương trong quá trình bồi dưỡng"- ông Thành chia sẻ. Đồng thời, ông Thành cho biết lần này Bộ hết sức quan tâm tới việc tập huấn ngay trong quá trình làm việc. Giáo viên cốt cán hỗ trợ giáo viên trong sinh hoạt nhóm chuyên môn trong nhà trường. Địa phương cũng có giáo viên cốt cán, đảm bảo việc hỗ trợ này đến với tất cả giáo viên. Hướng tới, tất cả 900.000 giáo viên sẽ được tập huấn nhất quán theo hình thức này.

Bên cạnh đó, yêu cầu đặt ra đối với các giáo viên tham gia bồi dưỡng đó là phải biến quá trình được bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng. Bởi nếu chỉ cầm tay chỉ việc như cách làm trước đây, giáo viên lại đem cái đó về giảng dạy cho học sinh thì sẽ không phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người thầy. Cần thay đổi nhận thức của giáo viên, khuyến khích việc chủ động, năng động tìm hiểu, nắm bắt nội dung yêu cầu mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông mới, các môn học...

Muốn làm được điều đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan, bao gồm không chỉ giáo viên mà tất cả các trường ĐH tham gia bồi dưỡng, tập huấn giáo viên phải cử giảng viên xuất sắc biên soạn, viết ra những tài liệu tốt hướng dẫn giáo viên và trực tiếp tham gia bồi dưỡng giáo viên.

Nhìn nhận những khó khăn thách thức mà ngành giáo dục nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng phải đối mặt, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định: Tới đây, giáo viên tiểu học phải dạy 2 buổi/ngày, vất vả hơn hiện nay nhưng lương, thu nhập không tăng, đây là việc phải được định hướng để giáo viên sẵn sàng tâm thế. Đổi mới là quá trình, nếu đòi hỏi chu toàn ngay khó có thể làm được nhưng quan trọng là có lộ trình, bước đi và phải đúng hướng và kiên định. Từ phía Bộ GDĐT đã thực hiện giảm áp lực cho giáo viên, trong đó có việc giảm hồ sơ sổ sách. Tuy nhiên, tại nhiều cơ sở giáo dục việc triển khai chưa triệt để. "Có nơi lãnh đạo chưa kịp đổi mới, còn chưa thực sự coi mình là người trong cuộc, vẫn còn cảm thấy đây là việc của người khác. Chỉ khi chúng ta thấy được đây là việc của mình thì mới thống nhất được trong hành động"- Bộ trưởng nhấn mạnh.

Thu Hương

Theo daidoanket

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nhặt được phong bì ghi "ủng hộ bão lụt 20 triệu", người đàn ông nộp cho công an, mở ra thì ngỡ ngàng
07:02:40 19/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng được giảm án và ra tù vào hôm nay
09:24:13 19/09/2024
1 "Anh trai say Hi" gây bão khi công bố hình ảnh xấu xí 9 năm về trước
07:26:04 19/09/2024
Nam ca sĩ bỏ 2 căn nhà làm nhạc: "Tôi bị lừa gạt, mất t.iền rất nhiều, phải gánh nợ hộ người khác"
06:01:37 19/09/2024
Diện mạo gây bất ngờ của tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn khi xuất hiện chớp nhoáng tại 1 bệnh viện
07:03:45 19/09/2024
Bị nói ngăn cản mẹ chồng sang Mỹ nhìn con trai lần cuối, một Hoa hậu nói gì?
06:13:48 19/09/2024
Sen Vàng lại dính thị phi: Cuộc thi mới của "bà trùm hoa hậu" Phạm Kim Dung bị Á hậu Thúy Vân "réo tên"
06:22:57 19/09/2024
Tin bão số 4 khẩn cấp: Gió giật cấp 10, cách Đà Nẵng hơn 200km
06:28:53 19/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Lâm Thanh Mỹ: Cám đến với tôi vào lúc tôi cần một vai diễn đ.ánh dấu sự trưởng thành nhất

Phim việt

12:49:50 19/09/2024
Lâm Thanh Mỹ thủ vai Cám - vai chính phản diện trong bộ phim được giới thiệu là một kẻ đáng thương và mang đầy uất hận trong quá khứ.

5 kiểu áo blazer được mặc nhiều nhất trên phim Hàn Quốc

Thời trang

12:47:12 19/09/2024
Áo blazer màu xám rất phổ biến trên phim Hàn. Mẫu áo này không chỉ có sự thanh lịch mà còn toát lên nét cá tính, cool ngầu . Cách diện áo blazer màu xám đơn giản nhất là kết hợp cùng áo sơ mi trắng.

Thu giữ 97 miếng vàng, bộ sưu tập 13 đồng hồ, 134 sổ tiết kiệm của cựu bí thư Bến Tre Lê Đức Thọ

Pháp luật

12:43:16 19/09/2024
Trong quá trình điều tra vụ án Xuyên Việt Oil, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã thu giữ 3 bộ gậy golf hiệu Honma, 134 bản chính sổ tiết kiệm/thẻ tiết kiệm, 4 sổ đỏ, 97 miếng vàng

Phim chưa chiếu đã tăng 400% độ hot, cặp chính nhan sắc trời sinh để đóng cổ trang

Hậu trường phim

12:41:42 19/09/2024
Đây là bộ phim cổ trang được quan tâm nhất vào dịp lễ Trung thu dù chưa lên sóng, chứng minh sức hút của hai diễn viên chính.

Bão số 4 tác động rất rộng, tuyệt đối không xem nhẹ gió cấp 8

Tin nổi bật

12:41:34 19/09/2024
Bão số 4 kết hợp gió mùa Tây Nam mạnh nằm trong dải hội tụ nhiệt đới nên tác động rất rộng, bao gồm cả miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ.

Mái tóc rụng lả tả của tôi đã thực sự được "cứu rỗi" nhờ 5 tuyệt chiêu này

Làm đẹp

12:34:38 19/09/2024
Bây giờ, tôi thường buộc tóc một cách nhẹ nhàng hơn, hoặc thỉnh thoảng để tóc xõa tự nhiên. Hạn chế buộc tóc chặt không chỉ giúp tóc khỏe mạnh mà còn mang lại cảm giác thoải mái hơn trong cuộc sống hàng ngày.

Lần đầu tiên Bi Rain khoe ảnh với Kim Tae Hee lên trang cá nhân sau 7 năm kết hôn

Sao châu á

12:28:48 19/09/2024
Đây là lần đầu tiên tài tử Bi Rain chia sẻ hình ảnh của bà xã Kim Tae Hee lên mạng xã hội sau 7 năm kết hôn và có 2 con gái.

NPH kiếm được nhiều t.iền nhất từ game thủ, miHoYo chỉ xếp thứ 5

Mọt game

12:12:24 19/09/2024
2024 đã đi qua nửa chặng đường và tính tới nay, làng game quốc tế đã được chứng kiến vô số nốt thăng, trầm của nhiều bom tấn đình đám.

Ăn táo mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ và bệnh tiểu đường

Sức khỏe

12:01:52 19/09/2024
Ăn một quả táo mỗi ngày là thói quen tuyệt vời để có trái tim khỏe mạnh vì pectin trong táo giúp giảm cholesterol, polyphenol có tác dụng hạ huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ.

Nhà tôi thỉnh thoảng làm món này: Ăn mềm, ngon và bổ dưỡng, rẻ hơn thịt bò lại tốt cho sức khỏe hơn thịt lợn

Ẩm thực

11:56:59 19/09/2024
Sau khi món ăn hoàn thành, bạn mở nắp nồi ra, mùi thơm của các nguyên liệu tỏa ra thơm lừng. Bề mặt các miếng cá có màu hơi vàng và tỏa độ bóng hấp dẫn.

Đang ăn bánh Trung thu, cô gái phải bỏ vội khi thấy hiện tượng "đáng sợ": "Ăn vào thì chỉ có t.iền mất tật mang"

Netizen

11:56:46 19/09/2024
Tết Trung thu đã qua, thế nhưng chủ đề về những chiếc bánh Trung thu vẫn thu hút sự quan tâm của đông đảo cư dân mạng. Như mới đây, một bài đăng về chiếc bánh Trung thu có hiện tượng lạ đã gây sự chú ý của cộng đồng mạng