Những ‘ứng viên’ sáng giá Nobel Y Sinh 2020
Các chuyên gia dự đoán nghiên cứu về chỉnh sửa hệ gene, khám phá tín hiệu miễn dịch hoặc nuôi cấy nội tạng mini từ tế bào người có thể giành Nobel Y Sinh, công bố hôm nay.
Khi đại dịch diễn biến phức tạp, giải Nobel Y Sinh (Y học hoặc Sinh lý học) nhận được sự quan tâm đáng kể. Một số thành viên của Hội đồng bình chọn, Hiệp hội Sinh lý Mỹ (APS) và chuyên gia tại Tạp chí Inside Science đã chia sẻ dự đoán của họ về công trình có thể nhận huy chương danh dự.
“Mặc dù quá trình lựa chọn chủ nhân giải Nobel được thực hiện bí mật, thảo luận về việc ai sẽ giành chiến thắng là cách tuyệt vời để cộng đồng sinh lý học phản ánh tầm quan trọng của nghiên cứu y khoa đối với những tiến bộ, đột phá hiện nay”, tiến sĩ Dennis Brown, giám đốc Khoa học tại APS, nhận định.
Trong lĩnh vực y tế, các chuyên gia đặc biệt chú trọng đến những công trình tìm hiểu và điều trị ung thư thần kinh, nghiên cứu về cách hệ miễn dịch tấn công các tế bào nhiễm bệnh.
Các nhà khoa học nhắc đến công nghệ chỉnh sửa hệ gene CRISPR, hiện được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực, từ cây trồng, vật nuôi, nông nghiệp, y học… Chủ nhân của công trình là Tiến sĩ Yoshizumi Ishino, Đại học Kyushu, Nhật Bản và Tiến sĩ Jennifer Doudna, Đại học California, Mỹ.
CRISPR cho phép giới nghiên cứu thay đổi trình tự DNA và sửa đổi chức năng của gene. “Với công nghệ đột phá này, các chuyên gia có thể thay thế đoạn gene khiếm khuyết, liên quan đến trạng thái bệnh tật nhất định (như thiếu máu hồng cầu hình liềm) bằng gene khỏe mạnh giúp ngăn ngừa hoặc chữa khỏi bệnh”, Tiến sĩ Timothy Musch, Đại học Kansas, nhận định.
Video đang HOT
Chuyên gia của Tạp chí Inside Science chú ý đến nghiên cứu về tín hiệu của hệ miễn dịch do Pamela Bjorkman cùng đồng nghiệp Jack Strominger tiến hành. Cả hai tìm hiểu về về hình dạng tế bào T và cách tiêu diện các phiên bản “phản bội cơ thể” của chúng. Họ sử dụng tia X để giải quyết cấu trúc vật lý của các protein “MHC”, nhô ra từ bề mặt tế bào.
Huy chương danh dự của giải thưởng Nobel. Ảnh: Nobel Prize
Tuy nhiên, cộng đồng y học có thể do dự trong việc tôn vinh nghiên cứu này, bởi khám phá được xây dựng dựa trên công trình trước đó của Peter Doherty và Rolf Zinkernagel, hai nhà khoa học từng đoạt giải Nobel năm 1996. Đây là nghiên cứu vô cùng quan trọng, đặt nền móng cho các kiến thức hiện đại về hệ thống miễn dịch tế bào.
Tiếp đến là công trình nuôi cấy nội tạng mini từ tế bào gốc của các nhà khoa học Hans Clevers, Akifumi Ootani và Toshiro Sato. Trong những năm gần đây, nhóm nghiên cứu bắt đầu tiến hành phát triển tế bào gốc của con người, tạo ra các cơ quan mini phục vụ cấy ghép. Quá trình này được coi là cuộc cách mạng trong nghiên cứu y học, cung cấp giải pháp thay thế cho nuôi cấy mô động vật hoặc động vật thí nghiệm, thường được sử dụng trong nghiên cứu cận lâm sàng.
Nội tạng mini được dùng để kiểm tra phản ứng của con người với các loại thuốc, chất độc, lợi khuẩn hoặc mầm bệnh. Chất hữu cơ phát triển từ tế bào của chính bệnh nhân giúp tìm ra phương pháp điều trị thích hợp. Chất ở tế bào ung thư cho phép các nhà khoa học nghiên cứu căn bệnh theo cách mới.
Theo giới chuyên gia, nếu nghiên cứu về nội tạng mini được vinh danh ở giải Nobel, tiến sĩ Hans Clevers gần như chắc chắn sẽ nằm trong số người nhận giải. Cùng với cộng sự của mình là tiến sĩ Toshiro Sato, ông đã xuất bản một báo cáo mang tính bước ngoặt về lĩnh vực này.
Giải Nobel Y Sinh được quyết định bởi 50 thành viên Viện Karolinska, thường trao cho những phát hiện có tầm quan trọng với y học đời sống. Các khám phá phải thay đổi mô hình khoa học hiện đại, đem lại lợi ích đối với nhân loại. Theo quy chế của Ủy ban, đề cử cho từng hạng mục sẽ không được công khai trong vòng 50 năm tiếp theo.
Ngày 5/10, Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska sẽ công bố giải Nobel Y Sinh. Do diễn biến của Covid-19, chủ nhân của giải thưởng năm nay sẽ không được nhận huy chương ở Stockholm, Thụy Điển như thường lệ. Họ sẽ lĩnh huy chương tại Đại sứ quán Thụy Điển trong nước hoặc nơi làm việc.
Chiến đấu cơ Mỹ, Nhật cùng phô diễn sức mạnh
31 máy bay quân sự Mỹ và Nhật nối đuôi nhau trong diễn tập "Voi đi bộ" tại căn cứ Misawa nhằm phô diễn khả năng sẵn sàng chiến đấu.
Cuộc diễn tập được tổ chức tại căn cứ không quân Misawa, đông bắc Nhật Bản, hôm 23/6. Đây là lần đầu tiên lực lượng Mỹ và Nhật cùng tham gia một cuộc diễn tập "Voi đi bộ", vốn được tổ chức để thể hiện uy lực và khả năng sẵn sàng chiến đấu.
Trong màn phô diễn sức mạnh này, không quân Mỹ triển khai 12 tiêm kích hạng nhẹ F-16CM và hai vận tải cơ MC-130J, hải quân Mỹ cử đến hai tiêm kích tác chiến điện tử EA-18G, một máy bay vận tải hạng nhẹ C-12 Huron và một máy bay tuần thám P-8A. Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản đóng góp 12 tiêm kích F-35A.
Các tiêm kích, vận tải cơ tham gia diễn tập "Voi đi bộ" tại căn cứ Misawa hôm 23/6. Ảnh: USAF.
"Mục đích là mô phỏng tình huống xuất kích chiến đấu nhanh chóng mà không được báo trước. Chúng tôi học hỏi được nhiều thứ và cải thiện nội dung huấn luyện, đồng thời phô diễn khả năng chiến đấu vốn đặc biệt quan trọng khi Covid-19 vẫn đang hoành hành", thiếu tá Brannan Studley thuộc Phi đoàn tiêm kích số 35 không quân Mỹ, cho biết.
Trong các cuộc diễn tập "Voi đi bộ" được Mỹ và đồng minh tổ chức, phi công được lệnh đưa máy bay dàn đội hình trên đường băng ở khoảng cách an toàn tối thiểu và sẵn sàng cất cánh liên tục.
"Voi đi bộ" giúp chỉ huy đánh giá khả năng triển khai lực lượng tối đa trong thời gian ngắn, mô phỏng số lần xuất kích tăng đột biến trong các chiến dịch quân sự. Ngoài tiêm kích, trực thăng và vận tải cơ cũng có thể tham gia diễn tập.
Máy bay quân sự Mỹ phô diễn uy lực ở Nhật 52 tiêm kích F-35 Mỹ phô diễn uy lực 73 Trực thăng Mỹ nối đuôi cất cánh trong diễn tập 'Voi đi bộ' 26 Dàn tiêm kích F-35B Mỹ khoe sức mạnh trong diễn tập 'Voi đi bộ'
Nhật sửa tên đảo tranh chấp với Trung Quốc Hội đồng thành phố Ishigaki thông qua nghị quyết đổi tên hành chính nhóm đảo tranh chấp với Trung Quốc trên biển Hoa Đông, khiến Bắc Kinh phản ứng. Hội đồng thành phố Ishigaki ở tỉnh Okinawa, Nhật Bản hôm qua thông qua nghị quyết thay đổi trạng thái hành chính của nhóm đảo không người trên biển Hoa Đông mà Nhật gọi...