Những ứng dụng tiết kiệm chi phí liên lạc trên smartphone.
Nhờ những ứng dụng gọi điện và nhắn tin miễn phí trên smartphone như Viber, Zalo, Skype hay Line, người dùng có thể giảm thiểu tối đa chi phí điện thoại mỗi tháng.
OTT là những ứng dụng nhắn tin, gọi điện miễn phí. Giờ đây, người dùng có thể gọi điện, nhắn tin, chia sẻ hình ảnh thậm chí cả video thoải mái chỉ cần chiếc smartphone có kết nối mạng wifi hoặc 3G.
Thị trường Việt Nam hiện có 4 ứng dụng OTT nổi bật là Line, Skype, Viber và Zalo.
Line
Giống như nhiều ứng dụng OTT hiện có trên thị trường, Line cho khả năng năng nhắn tin, gọi điện hoàn toàn miễn phí trong nước và cả tài khoản ở nước ngoài. Âm thanh gọi tốt, dễ nghe và độ trễ thấp, mặc dù khi gọi bằng 3G độ trễ cao hơn so với Wi-Fi. Điểm khác biệt hơn cả ở ứng dụng này chính là bạn có thể send hình ảnh, video, thông tin địa điểm và nhiều emoticon dễ thương.
Ứng dụng Line cho người dùng nhắn tin, gọi điện miễn phí.
Giới trẻ đặc biệt yêu thích ứng dụng OTT trên smartphone. Bạn Mai Anh (Sinh viên đại học Công đoàn) chia sẻ: “Từ ngày chuyển từ điện thoại phổ thông sang dùng smartphone RACER, em hầu như không tốn tiền gọi điện, nhắn tin. Khi cài đặt Line, ngoài tiết kiệm tiền, em cũng rất ưng tốc độ của máy. So với nhiều model giá rẻ khác thì tốc độ chạy ứng dụng của model này rất mượt mà. Màn hình máy lại to nên em thao tác rất dễ” ().
Viber
Viber là một trong những ứng dụng OTT có mặt sớm nhất ở thị trường Việt Nam, nhưng ứng dụng này đang tỏ ra kém ưu thế cạnh tranh hơn bởi tính năng hạn chế. Viber được thiết kế theo phong cách đơn giản nhất, tập trung vào việc gọi điện, nhắn tin (trên toàn thế giới), những tính năng phụ như: nhắn tin bằng giọng nói, mạng xã hội, kết nối cộng đồng…chưa phát triển.
Video đang HOT
Ứng dụng Viber chủ yếu dùng nghe gọi, nhắn tin.
Bạn Nhật Minh (17 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) nói: “Anh trai em du học ở Mỹ, nếu không dùng ứng dụng OTT thì không mấy khi em được nói chuyện với anh. Từ ngày mua smartphone RACER, hầu như ngày nào 2 anh em cũng gọi cho nhau qua Viber. Chất lượng cuộc gọi ổn định không kém như cuộc gọi truyền thống, một phần là do máy có mạng 3,5 G, phần khác là do cấu hình RACER của em lõi tứ nên ứng dụng chạy nuột”.
Zalo
Zalo chia tính năng thành 3 phần: Giao tiếp, kết nối và mạng xã hội. Trong giao tiếp tính năng liên quan đến việc trao đổi thông tin giữa bạn bè bằng các cách thức: nhắn tin, gọi điện, gửi hình ảnh, giải trí với trò chơi… So với những ứng dụng OTT khác Zalo hiện tại thiếu tính năng quay một đoạn phim trong thời gian ngắn rồi gửi trực tiếp, và hơn nữa vẫn chưa tích hợp gọi điện kết hợp hình ảnh như Skype. Ngoài ra, trong giao tiếp bộ sưu tập các hình ảnh động chưa phong phú như Line.
Zalo cho khả năng nhắn tin, gọi điện nhưng không thể gửi video.
Anh Bình, (25 tuổi, Lê Duẩn, Hà Nội), người thường xuyên thực hiện cuộc gọi truyền thống trong công việc hàng ngày, cho biết: “Trước đây, khi dùng điện thoại phổ thông tôi mất 3 – 4 triệu tiền gọi điện thoại mỗi tháng để chăm sóc khách hàng. Từ khi dùng smartphone RACER tôi tiết kiệm được 70% chi phí gọi điện, nhắn tin vì cài ứng dụng Zalo. Máy này mua 3,2 triệu mà tính ra đáng tiền điện thoại 1 triệu cũ của tôi nhiều lắm”.
Skype
Tương tự như Line, Viber và Zalo, Skype giúp người dùng gọi điện, nhắn tin miễn phí với những emoticon dễ thương. Trong số các ứng dụng OTT kể trên, Skype là phần mềm duy nhất có khả năng gọi video. Ban có thể gọi cho bạn bè ở trong nước hay nước ngoài kèm theo hình ảnh và trò chuyện “mặt đối mặt”. Tất nhiên, để có thể thực hiện video call, smartphone của bạn và người kia đều được trang bị camera trước. Chất lượng cuộc gọi có ổn định hay không phụ thuộc vào mạng 3G, Wifi cũng như cấu hình smartphone của cả hai bên.
Gọi video miễn phí với Skype trên smartphone.
Bạn Tuấn Anh (Sinh viên đại học Ngoại ngữ) chia sẻ: “Em và bạn gái đều dùng RACER để gọi video miễn phí qua Skype. Máy này có camera trước 5MPx nên gọi video rất nét, mà cấu hình lõi tứ nên cuộc gọi cũng ổn định những máy giá rẻ khác. Tuy 2 đứa ở xa nhau nhưng ngày nào cũng gọi video nên cũng đỡ nhớ”.
Với sự phát triển của ứng dụng OTT và smartphone như hiện nay, người dùng hoàn toàn có thể chủ động trong việc chi tiêu và tiết kiệm tối đa chi phí nhắn tin, gọi điện. Chỉ khoảng 2 – 3 triệu đồng người dùng đã có rất nhiều sự lựa chọn smartphone chính hãng với cấu hình “dư sức” để chạy các ứng dụng như Skype hay Zalo, Viber… Bạn đọc có thể xem chi tiết các ứng dụng OTT và smartphone giá rẻ tại đây.
Theo VNE
OTT kiếm tiền ra sao?
Viber đang nhắm đến việc thu phí qua gọi điện tới số máy bàn, Line thành công tại một số quốc gia với game, bán sticker, vật phẩm. Trong khi đó, tại Việt Nam, Zalo được nhiều thương hiệu chọn để quảng bá dịch vụ.
Phần mềm nhắn tin, gọi điện miễn phí trên smartphone không còn xa lạ với người dùng Việt Nam. Cuộc chiến giành thị phần của các tên tuổi lớn là tâm điểm của làng công nghệ trong năm 2013. Từ Viber, Line, KakaoTalk đến Zalo đều quảng cáo dịch vụ của họ miễn phí nhưng tốn hàng triệu USD cho quảng cáo. Vậy OTT kiếm tiền bằng cách nào để bù đắp chi phí?
Kết thúc quý I/2013, Line cho biết lãi 80% trong số 5,82 tỷ yên (tương đương 58,9 triệu USD) chỉ riêng ở thị trường Nhật Bản. Đây là phần mềm OTT phổ biến nhất tại đất nước mặt trời mọc. Doanh thu của hãng tăng trưởng tới 92%, thông qua việc người dùng chơi game trên Line mua vật phẩm, nâng level. Ngoài ra, nguồn tiền của Line cũng đến từ việc bán các sticker, kết hợp với một số thương hiệu lớn quảng bá thông qua các tài khoản của mình.
Line là ứng dụng OTT tiêu biểu cho việc biết kiếm tiền nhanh. Hãng này nhanh chóng phát triển nền tảng game để tận dụng lượng người trên phần mềm này tải các trò chơi và mua vật phẩm, bỏ qua các chướng ngại vật để lên level. Biến OTT thành một nền tảng game cũng là mục tiêu mà nhiều ứng dụng khác đang hướng tới.
Nếu như phần lớn các ứng dụng OTT là miễn phí, thì vẫn có những khoản người dùng phải trả phí. Whatsapp là ứng dụng như vậy. Người dùng phần mềm này sau thời gian sử dụng miễn phí sẽ phải đăng ký thuê bao 0,99 USD/năm để sử dụng. Tuy nhiên, trong bối cảnh các OTT miễn phí xuất hiện nhiều, cách thức kiếm tiền này được các chuyên gia cho là không khôn ngoan. Người dùng sẵn sàng rời bỏ, bằng chứng việc Whatsapp chỉ "hot" trong thời gian đầu và hoàn toàn mất hút tại Việt Nam.
Quảng cáo trên OTT cũng là cách thức mà một số thương hiệu đang sử dụng. Bên cạnh đó, KakaoTalk, Viber, Tango, Line cũng sử dụng cách kiếm tiền phổ biến khác là bán các sticker ngộ nghĩnh cho phần mềm chat. Người dùng sẽ phải trả một khoản phí để download các sticker này. Ngoài ra, một số thương hiệu muốn quảng bá hình ảnh của mình thông qua sticker cũng có thể được các tên tuổi này phân phối giúp. Phổ biến hiện nay là hình ảnh các nhân vật hoạt hình Despicable Me 2 trên Facebook.
Ngoài ra, việc quảng bá các thương hiệu lớn, bán hình nền, nhạc... cũng là nguồn thu lớn cho các OTT. Ước tính, với hàng triệu người dùng, chỉ 10% trong số đó sẵn sàng một USD để mua vật phẩm, các OTT này đã thu được hàng triệu USD.
Kiếm tiền trên OTT tại Việt Nam
Line là OTT nhanh chóng thương mại hóa tại thị trường Việt Nam. Với khoảng 4 triệu thành viên, trong khoảng một năm xuất hiện, hãng này ra sức bán sticker, lên đời game cũng như quảng bá các nhãn hàng như Mobifone, Vietnam Airlines, BigC, LotteMart...
Tuy nhiên, khác với thị trường Nhật Bản, người dùng Việt thích miễn phí. Theo nhiều chuyên gia, lượng khách hàng sẵn sàng bỏ tiền mua sticker của Line tại Việt Nam không nhiều. Phần mềm chơi game phổ biến nhất trên Line là Pop cho phép mua các quyền hỗ trợ để đạt điểm cao. Tuy vậy, phần lớn người dùng đều sử dụng miễn phí và hầu như rất ít "mặn mà" với việc dùng các quyền ưu tiên để đạt điểm cao.
Trong khoảng nửa sau năm 2013, Line kết hợp với nhiều nhãn hàng thương mại quảng bá dịch vụ. Tuy nhiên, nhiều khách hàng phàn nàn họ liên tục nhận được quảng cáo của Line bắn thông báo lên điện thoại.
Dẫn đầu thị trường OTT tại Việt Nam với 8 triệu khách hàng, đến nay Viber vẫn chưa có động tĩnh gì trong việc kiếm tiền. Ở thị trường quốc tế, hãng này đã giới thiệu gói Viber Out cho phép gọi điện từ OTT đến số máy bàn với phí rẻ. Nhiều khả năng, dịch vụ này sẽ được chào bán tại Việt Nam.
Trong khi đó, tên tuổi nội duy nhất trong cuộc đua OTT là Zalo lại bắt đầu với hướng đi riêng. Đầu 2014, Zalo được McDonald's chọn là đối tác đầu tiên tại Việt Nam. Theo đó, với 7 triệu khách hàng trẻ, McDonald's chọn Zalo là kênh quảng bá cho việc xuất hiện tại thị trường Việt Nam cũng như tặng các suất ăn miễn phí trước ngày khai trương.
Không chỉ McDonald's, Zalo cũng đã kết hợp với CocaCola để quảng bá hình ảnh tới khách hàng trẻ. Nhiều tên tuổi trong lĩnh vực thức ăn nhanh, di động, thời trang như Noir, Maschino, KFC, LG Mobile, Domino's Pizza cũng đã chọn Zalo để tiếp cận khách hàng.
Zalo không "bắn" thông báo quảng cáo nếu khách hàng chưa bấm quan tâm đến nhãn hiệu mà mình chọn. Do đó, người dùng không bị làm phiền và lượng khách hàng quan tâm đến nhãn hiệu cũng chính xác hơn. Việc kết hợp cùng các nhãn hiệu nước ngoài lớn cũng giúp Zalo giữ đúng tiêu chí miễn phí của mình.
Theo nhiều chuyên gia, hướng đi của Zalo nhắm vào các nhãn hàng thương mại trong thời điểm hiện nay là bước đi thông minh. Theo đó, các tên tuổi có thể nhanh chóng tiếp cận với khách hàng của mình, trong khi người dùng cũng sớm nắm bắt các thông tin mua sắm, khuyến mãi và sử dụng ngay chính Zalo để giao dịch.
Các ứng dụng OTT sẽ tiếp tục cạnh tranh nhau và giới thiệu các hướng đi riêng trong năm 2014. Viber đã vào Việt Nam và sẽ bắt đầu công cuộc kiếm tiền. Line sẽ tiếp tục chứng minh việc bán sticker, lên đời game của mình. Trong khi đó, với những bước đi thận trọng, Zalo được chờ đợi sẽ có sự bùng nổ khi có tin đồn họ đang phát triển nền tảng game cũng như tích cực nhắm tới giới trẻ với sự hỗ trợ của những thương hiệu hàng đầu thế giới ở nhiều loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau.
Theo VNE
Tiết kiệm hàng trăm nghìn đồng mỗi tháng với ZIP 3G. Thay vì tốn kém hàng trăm hay hàng triệu đồng để gọi điện hoặc liên lạc thì nay người ta chỉ cần một chiếc smartphone kết nối 3G là đủ. Trong thời buổi smartphone phát triển bùng nổ như hiện nay, sự hiện diện của những chiếc điện thoại phổ thông (thường chỉ có chức năng nghe, gọi, nhắn tin) đang trở thành...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nâng cao và biến đổi hình ảnh của bạn bằng trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut

Cách đăng Facebook để có nhiều lượt thích và chia sẻ

Thêm nhiều bang của Mỹ cấm TikTok

Microsoft cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ đám mây để bảo vệ khách hàng

Facebook trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp

Meta đối mặt cáo buộc vi phạm các quy tắc chống độc quyền với mức phạt 11,8 tỷ đô

Không cần thăm dò, Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

Đại lý Việt nhập iPhone 14 kiểu 'bia kèm lạc'

Khai trương hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR tại Quần thể Di tích Cố đô Huế

'Dở khóc dở cười' với tính năng trợ giúp người bị tai nạn ôtô của Apple

Xiaomi sa thải hàng nghìn nhân sự

Apple sẽ bắt đầu sản xuất MacBook tại Việt Nam vào giữa năm 2023
Có thể bạn quan tâm

Hàng loạt phòng khám đa khoa của người Trung Quốc sử dụng giấy tờ giả
Pháp luật
06:55:37 02/04/2025
Kim Soo Hyun nghi mắc sai lầm "chí mạng" vì phân tích tin nhắn, trung tâm giám định đáng ngờ bị "bóc" tường tận
Sao châu á
06:51:19 02/04/2025
"Con đường tử thần" tại Kursk khi Nga đánh bật Ukraine khỏi chiến tuyến
Thế giới
06:44:06 02/04/2025
Pháo tuyên bố nóng: "Sau chia tay tôi vẫn có thể làm bạn với người yêu cũ, nhưng..."
Sao việt
06:42:29 02/04/2025
Kiểm tra đột xuất, CSGT phát hiện loạt xe máy độ, chế của học sinh
Tin nổi bật
06:38:31 02/04/2025
Những cách làm thịt ba chỉ xào mắm ruốc thơm ngon khó cưỡng
Ẩm thực
06:15:14 02/04/2025
Faker bộc lộ tố chất HLV, ngay cả Ban huấn luyện T1 cũng không theo kịp
Mọt game
06:10:37 02/04/2025
7 lý cho thấy ngủ nhiều cũng nguy hiểm không kém mất ngủ
Sức khỏe
06:04:34 02/04/2025
'When Life Gives You Tangerines' đại thành công: IU, Park Bo Gum, Kim Seon Ho thống trị bảng xếp hạng diễn viên
Hậu trường phim
05:59:08 02/04/2025
Nữ thần ngôn tình đẹp nhất Hàn Quốc hiện tại: 30 tuổi mà cứ như mới 16, ai thấy cũng muốn yêu
Phim châu á
05:54:11 02/04/2025