Viber đã chính thức vào thị trường Việt Nam?
Việc gửi lời chào trong một sự kiện ca nhạc đêm Giáng Sinh tại TP.HCM, Viber đã quyết định chính thức bước vào thị trường Việt Nam?
Viber đã gửi lời chào tới Việt Nam qua sự kiện Giáng sinh Tím – Ảnh: Viber
Ngày 27/12, trên trang tinhte.vn xuất hiện bài quảng cáo với tựa đề Giáng Sinh Tím – Lời chào ấn tượng của Viber đến thị trường Việt Nam. Theo bài viết thì Viber đã tài trợ cho một sự kiện ca nhạc diễn ra tại hồ Ánh Sao cầu Bán Nguyệt tại Q7 – TPCM với tên gọi Giáng Sinh Tím. Với giới công nghệ điều này là dấu hiệu cho thấy Viber đã chính thức xuất hiện tại thị trường Việt Nam.
Theo tìm hiểu của ICTnews, chưa có nguồn tin nào xác nhận việc Viber chính thức xuất hiện Việt Nam, nhưng nhiều thông tin cho biết, Viber đã tuyển đội ngũ quản lý và văn phòng đại diện cũng đã được thành lập, đóng tại tòa nhà Vincom B ở TP.HCM. Đồng thời các kế hoạch truyền thông cũng được triển khai từ 24/12 với sự kiện mở màn là Giáng Sinh Tím nói trên.
Bên cạnh đó trong thời gian qua, Viber cũng giới thiệu khá rộng rãi nhiều tính năng gọi điện của phần mềm OTT này, cụ thể như gọi điện đến số di động, số cố định, gọi quốc tế…và đi kèm đó là thực hiện các kế hoạch truyền thông trên mạng xã hội như Facebook hay Google …
Video đang HOT
Một số nguồn tin cũng chia sẻ, nhiều khả năng Viber sẽ đi theo hướng kết hợp với Telco trong nước để triển khai các dịch vụ của mình, hiện tại phần mềm này đã có khoảng 8 triệu lượng download tại Việt Nam.
Việc Viber chính thức vào thị trường Việt Nam, một chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng như thế sẽ tốt hơn, bởi lúc đó mọi thứ sẽ công bằng hơn. Các chính sách về quản lý lẫn nhà mạng sẽ đối xử với các OTT như nhau và truyền thông cũng sẽ nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, rõ ràng hơn so với trước đây.
Riêng các dịch vụ OTT trong nước vẫn phải tiếp tục cố gắng và không chủ quan với những gì mình đang có, mặc dù phân khúc người dùng có khác nhau. Bên cạnh đó, sản phẩm phải làm thật tốt để người dùng hạnh phúc và gắn bó với dịch vụ của mình.
Theo ICTnews
Doanh nghiệp OTT chưa thể đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận năm 2014
Ông Nguyễn Lâm Thanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam cho rằng, năm 2014 về cơ bản các doanh nghiệp OTT vẫn chưa đặt mục tiêu chính về doanh thu và lợi nhuận mà tập trung vào tăng cường cung cấp dịch vụ tốt nhất để thu hút cộng đồng người dùng.
Facebook cũng đang cung cấp dịch vụ gọi điện Internet miễn phí. Ảnh: H.P
Trao đổi với ICTnews bên lề Hội nghị Triển khai nhiệm vụ năm 2014 của Bộ TT&TT, ông Nguyễn Lâm Thanh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam nhấn mạnh, năm 2014 có một số xu thế chắc chắn diễn ra đó là 3G và dịch vụ Internet trên đường cáp truyền hình tiếp tục phát triển mạnh.
Riêng với Internet trên đường truyền hình cáp, bên cạnh hơn 4 triệu thuê bao ADSL thì Việt Nam hiện có khoảng hơn 4 triệu thuê bao truyền hình trả tiền, cơ hội đang mở ra rất lớn cho các doanh nghiệp.
Về phần ứng dụng trên nền Internet, ông Thanh nhấn mạnh, hai ngành cũng có nhiều cơ hội phát triển mạnh trong năm 2014 là game online và thương mại điện tử. Nguyên nhân do game online được tác động trực tiếp từ chính sách cho cấp phép trở lại của Chính phủ (theo Nghị định 72/2013/NĐ-CP).
Thương mại điện tử cũng khởi sắc hơn do tác động bởi một số yếu tố quan trọng như sự phát triển mạnh của số lượng thuê bao Internet, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử cung cấp nhiều dịch vụ, tiện ích tối ưu, nhu cầu và tâm lý muốn thanh toán không dùng tiền mặt của người dân Việt Nam ngày càng lớn hơn.
Liên quan đến sự phát triển của dịch vụ OTT, ông Nguyễn Lâm Thanh cho rằng, năm 2014 về cơ bản các doanh nghiệp OTT vẫn chưa đặt mục tiêu chính về doanh thu và lợi nhuận mà tập trung vào tăng cường cung cấp dịch vụ tốt nhất để thu hút cộng đồng người dùng.
Chính vì thế, 2014 sẽ vẫn là năm "chi tiền" của các doanh nghiệp OTT và trong cuộc chạy đua đó thì người dùng sẽ là đối tượng được hưởng lợi lớn nhất với chi phí rất thấp, thậm chí bằng không.
"Tuy nhiên, đáng chú ý là Việt Nam hiện có vẻ quan tâm nhiều đến các doanh nghiệp thuần OTT như Viber, Zalo, Line..., trong khi cá nhân tôi lại cho rằng sự ảnh hưởng và tác động lớn nhất vẫn đang là Facebook, Google", ông Thanh nói. Đồng thời, ông cũng bày tỏ: chính những đối tượng này đang hàng ngày thu lợi tại Việt Nam. Cũng giống như câu chuyện của ngành quảng cáo online, Facebook và Google đang chiếm tới 70 - 80% doanh thu trong khi Việt Nam chưa thu được một đồng thuế nào hay có sự tác động, quản lý các doanh nghiệp này.
"Việt Nam chưa có chính sách quản lý về OTT. Nghị định 72/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ tháng 7/2013 nhưng cho đến nay sau 6 tháng vẫn chưa có thông tư hướng dẫn về OTT. Nếu Bộ TT&TT không kịp thời đưa ra chính sách cân đối giữa nhà cung cấp dịch vụ OTT trong nước và quốc tế thì các công ty làm về truyền thông số, báo điện tử, mạng xã hội, các nhà cung cấp dịch vụ OTT nội địa chắc chắn không có cơ hội nào để cạnh tranh", ông Thanh nhấn mạnh thêm.
Dù vậy, ông Nguyễn Lâm Thanh cũng nhận định rằng việc quản lý các doanh nghiệp OTT sẽ là thách thức lớn. Bản chất của OTT là cung cấp toàn cầu, trụ sở của các doanh nghiệp OTT không đặt tại Việt Nam, pháp luật của Việt Nam tác động đến họ cũng rất khó. Vì thế, vấn đề tổ chức thực hiện và quản lý OTT thế nào sẽ còn là câu chuyện vô cùng nan giải trong năm 2014.
Theo ICTnews
Cuộc chiến OTT tại Việt Nam đã phân nhánh Ngồi trong một quán cafe trên đường Pasteurs (TP.HCM), Hải Linh liên tục chuyển từ Zalo nhắn tin rồi Viber gọi điện liên lạc với bạn bè, đồng nghiệp. Cô là một trong cả chục triệu người Việt Nam "phải lòng" các ứng dụng nhắn tin miễn phí trong năm 2013. OTT trở thành đề tài "nóng" trên mặt báo và là sự...