Những tỷ phú chưa tốt nghiệp trung học
Nhiều tỷ phú trên thế giới bỏ học vì những lý do khác nhau nhưng họ có điểm chung là luôn nỗ lực tự học hỏi để thành công trong sự nghiệp.
Được coi là người giàu nhất nước Mỹ mọi thời đại, John D. Rockefeller (1839 – 1937), người sáng lập Công ty Standard Oil, sở hữu khối tài sản trị giá khoảng 340 tỷ USD (tính theo giá hiện tại). Vì thế, nhiều người cảm thấy khó tin khi biết tỷ phú này còn chưa tốt nghiệp trung học. Ông bỏ học từ năm 16 tuổi để bắt đầu sự nghiệp riêng.
Tỷ phú Henry Ford (1863 – 1947) rời trang trại gia đình năm 16 tuổi, bắt đầu sự nghiệp bằng công việc thợ máy tại thành phố Detroit. Năm 1896, ông tạo chiếc ô tô đầu tiên. Tài sản của ông lên đến 199 tỷ USD. Tuy nhiên, thời niên thiếu, Ford không học nhiều vì bố ông tin rằng, một ngày nào đó, con trai sẽ tiếp quản trang trại.
14 tuổi, Amancio Ortega (1936) rời trường học và bắt đầu làm việc vặt tại các cửa hàng. Năm 1975, ông sáng lập Zara, một đế chế thời trang hùng mạnh trên toàn thế giới. Ngày nay, Ortega là người giàu nhất Tây Ban Nha với tổng tài sản hơn 74 tỷ USD.
Kirk Kerkorian (1917 – 2015) bỏ học khi đang học lớp 8 để trở thành một võ sĩ quyền anh nghiệp dư. Trong Chiến tranh Thế giới thứ II, ông là phi công, phục vụ quân đội. Năm 1962, Kerkorian mua đất ở Las Vegas, Mỹ. 7 năm sau, ông mở khu nghỉ dưỡng MGM Grand. Thời điểm ông trùm tư bản này qua đời, giá trị tài sản của ông lên đến 4 tỷ USD.
Video đang HOT
Francois Pinault (1936), người giàu thứ năm ở Pháp, rời trường tư thục năm 1947 vì bạn học chê ông nghèo. Ông làm việc với chiếc máy nghiền cũ kỹ của cha trước khi trở thành tỷ phú có tài sản hơn 13,9 tỷ USD cùng bộ sưu tập với hơn 2.000 tác phẩm quý giá.
David H. Murdock (1923) bỏ học từ năm lớp 9 và làm việc tại trạm xăng trước khi gia nhập quân đội năm 1945. Sau khi xuất ngũ, ông khởi nghiệp bằng một quán ăn rẻ tiền ở Detroit. Murdock kinh doanh thành công và thu lợi hơn 700 USD chỉ sau vài tháng. Năm 1985, ông mua bất động sản Castle & Cooke cùng quyền sở hữu công ty hoa quả Dole. Công ty này trở thành nhà sản xuất trái cây và rau củ lớn nhất thế giới. Tài sản của tỷ phú ước tính 3 tỷ USD.
Một trong những tỷ phú nổi tiếng nhất thế giới, Richard Branson (1950), bỏ học năm 16 tuổi vì… khó đọc. Ông nhanh chóng thành lập công ty bán lẻ đặt hàng qua thư Student Magazine. Sau này, nó trở thành hệ thống cửa hàng Virgin Records và một hãng âm nhạc nổi tiếng. Trong suốt sự nghiệp của mình, Branson điều hành khoảng 500 công ty với tổng tài sản trị giá 5 tỷ USD.
Trong cuộc đại suy thoái, nam sinh 14 tuổi Carl Lindner Jr. (1919 – 2011) bỏ học để đi giao sữa cho công ty bơ sữa của gia đình. Cùng với hai em trai, ông mở một quán kem, sau này trở thành chuỗi cửa hàng United Dairy Farmers với khoảng 200 cửa hàng. Năm 1984, Lindner mua lại công ty Chiquita Brands International. Năm 1999, nhà tỷ phú trở thành người đồng sở hữu và CEO của đội bóng chày Cincinnati Reds. Tại thời điểm ông qua đời, Carl Lindner Jr. sở hữu khối tài sản trị giá 1,7 tỷ USD. Đến nay, nó tăng lên 2,3 tỷ USD.
Joe Lewis (1937), tỷ phú giàu thứ sáu ở Anh, bỏ học năm 15 tuổi để điều hành công ty cung cấp lương thực Tavistock Banqueting của bố. Thông qua tập đoàn Tavistock, ông thu lợi nhuận từ hơn 200 công ty, bao gồm câu lạc bộ bóng đá Tottenham Hotspur. Lewis cũng có cổ phần tại Mitchell’s & Butlers, hệ thống bar lớn nhất tại Anh, cùng 135 nhà hàng tại Mỹ, 4 trung tâm y tế ở Hồ Nona, Florida. Hiện tại, tài sản của ông trị giá khoảng 5,3 tỷ USD. Ngoài ra, bộ sưu tập nghệ thuật của tỷ phú này cũng có giá trên một tỷ USD.
Theo Zing
Nhiều giáo sư Mỹ thu nhập không đủ sống
Những đại học ở Mỹ trả lương hiệu trưởng cao thường có đông giáo sư trợ giảng. Phần lớn trong số họ phải tìm thêm công việc thứ hai, vì thu nhập không đủ sống.
Theo khảo sát của Chronicle of Higher Education, năm 2013, mức lương hàng năm trung bình của hiệu trưởng các trường đại học tư thục ở Mỹ là 436.429 USD (gần 10 tỷ đồng), tăng 5,6% so với năm 2012. Trong đó, 32 hiệu trưởng có mức lương từ một triệu USD trở lên.
Với mức thu nhập thấp, các giáo sư trợ giảng ở Mỹ thường có cuộc sống khó khăn. Ảnh: Slate.
Đại học tư thục không phải nơi duy nhất chấp nhận trả mức lương khủng cho người đứng đầu. Năm 2014, mức lương trung bình của hiệu trưởng các trường công lập cũng lên đến 428.000 USD/năm (hơn 9,6 tỷ đồng), Chroniclecho hay.
"Tôi từng trò chuyện nhiều lần với các thành viên hội đồng quản trị trường đại học. Những người này cho rằng, hiệu trưởng cũng như người điều hành doanh nghiệp và sẵn sàng trả lương cao để giữ chân họ. Mức thù lao được tính theo giá thị trường", Sandhya Kambhampadi, tác giả cuộc khảo sát nói.
Nhưng lương khủng của các vị hiệu trưởng hoàn toàn đối lập mức thu nhập của các giáo sư trợ giảng, những người chiếm số lượng lớn tại các cơ sở giáo dục đại học.
Trợ giảng là thuật ngữ được dùng để chỉ những giáo sư làm việc bán thời gian, không chính thức và nhận từ 3.000 đến 5.000 USD cho mỗi khóa.
Năm 2013, giáo sư trợ giảng chiếm khoảng 75% số giáo sư tại các trường đại học ở Mỹ, theo NPR. Mức lương hàng năm của họ dao động từ 20.000 - 25.000 USD (tương đương 450 triệu đến 563 triệu đồng). Hiệp hội Giáo sư Đại học Mỹ (AAUP) cho rằng, xu hướng này sẽ kéo dài.
"Nhiệm vụ cốt lõi của các trường là giảng dạy và nghiên cứu. Hội đồng quản trị nên đảm bảo mức sống cho đội ngũ giáo sư trước khi tăng lương hiệu trưởng", Gwen Bradley, viên chức cao cấp của AAUP, nói.
Những trường trả lương hiệu trưởng cao thường có số lượng giáo sư trợ giảng lớn. Ảnh: Shutterstock.
Theo nghiên cứu do Trung tâm Lao động UC Berkeley tiến hành năm 2015, hơn 25% số giáo sư trợ giảng và gia đình họ có tên trong danh sách của chương trình hỗ trợ cộng đồng về dịch vụ y tế và thực phẩm. Họ cũng thường phải làm hai công việc để duy trì cuộc sống.
"Mỗi ngày, tôi sống cuộc sống của hai người và thực sự cảm thấy mệt mỏi. Tôi cần dành nhiều thời gian hơn cho sinh viên nhưng buộc phải rời trường để làm công việc thứ hai", Lee Hall, giáo sư trợ giảng tại Viện Giáo dục Pháp luật, thuộc Đại học Widener, nói.
Thu nhập của bà là 15.000 USD/năm (gần 338 triệu đồng), trong khi lương của hiệu trưởng Widener lên đến 997.140 USD (hơn 22,4 tỷ đồng).
Đương nhiên, những giáo sư này không thích làm việc bán thời gian, nhưng họ không có cơ hội được ký hợp đồng chính thức, tác giả một nghiên cứu được đăng trên tạp chí The Journal of Higher Education cho hay.
"Tôi từng nghĩ, quãng thời gian cống hiến cho trường sẽ được đền đáp bằng một hợp đồng lao động chính thức. Tôi đã sai và lẽ ra nên nhận thấy sự thật sớm hơn. Tôi không thể tiếp tục công việc với mức lương rẻ mạt và không có thêm bất cứ lợi ích nào. Đây rõ ràng là khoản thu nhập không đủ sống", cựu giáo sư trợ giảng Dana Biscotti Myskowski viết trên blog cá nhân.
Trên thực tế, những trường đại học tư thục trả lương hiệu trưởng cao nhất cũng là trường có nhiều giáo sư trợ giảng nhất.
Nghiên cứu năm 2014 của Viện Nghiên cứu Chính sách chỉ ra xu hướng tương tự giữa các trường trả lương cao cho hiệu trưởng: Số giáo sư trợ giảng tăng nhanh hơn 22% so với mức trung bình cả nước.
Ba trường ở New York là Đại học Columbia, Đại học New York và Đại học New School, lần lượt có tỷ lệ giáo sư trợ giảng là 60%, 79%, 91%. Theo khảo sát gần đây của Chronicle, cả 3 trường này đều trả lương hiệu trưởng trên một triệu USD/năm (hơn 22,5 tỷ đồng).
Theo Zing
Phụ huynh Đức có thể bị tước quyền nuôi con nếu dạy tại nhà Đức cấm dạy học tại nhà nhằm đảm bảo trẻ em được nhận sự giáo dục đầy đủ, chuyên nghiệp. Những gia đình vi phạm có thể bị tước quyền nuôi con. Dạy học tại nhà (home schooling) không phải khái niệm xa lạ. Tuy nhiên, hiện nay, phương pháp học tập này chỉ được coi bình thường ở Mỹ, Canada, Anh, Australia...