Những từ tiếng Anh thường bị dùng sai
Do chỉ khác nhau một chữ cái và tương đồng trong cách phát âm, một số cặp từ như “complementary” – “complimentary”, “effect” – “affect” thường bị nhầm và dùng sai.
Trong tiếng Anh, nhiều từ có cách viết, phát âm tương tự nhau, khiến người dùng dễ nhầm lẫn, dùng sai nghĩa của từ. Từ thực trạng đó, trang FluentU liệt kê một số từ thường bị nhầm lẫn và dùng sai, giúp người học khắc phục lỗi.
1. Adverse (adj)
Tính từ này thường bị nhầm với “averse” (ác cảm), mang nghĩa không thích hoặc phản đối một điều gì đó. Còn nghĩa đúng của “adverse” là bất lợi hoặc thù địch, tương tự “unfavorable” hoặc “hostile”.
Ví dụ: “Many drugs have adverse side effects; therefore, some people are averse to taking drugs when they have minor symptoms” ( Nhiều loại thuốc có tác dụng phụ bất lợi, do đó nhiều người không thích dùng thuốc khi mới có các triệu chứng nhẹ của bệnh ).
2. Compelled (adj)
“Compelled” là tính từ, mang nghĩa bắt buộc phải làm điều gì đó. Tuy nhiên, nhiều người nhầm lẫn, nghĩ rằng “compelled” ám chỉ việc sẵn sàng làm gì.
Chẳng hạn: “He was compelled to apologize after stealing his brother’s toys” ( Cậu bé buộc phải xin lỗi vì đã lấy trộm đồ chơi của anh trai ).
3. Data (n)
Mang nghĩa chỉ dữ liệu, dữ kiện, “data” là danh từ không đếm được. Do đó, nếu thêm các từ chỉ lượng như “many”, “a few” hay “these” trước “data”, bạn đang nhầm lẫn. Dạng số ít của danh từ này là “datum”.
Ví dụ: “You cannot draw a conclusion from one single datum when many of the other data indicate the opposite” ( Bạn không thể đưa ra kết luận chỉ từ một dữ kiện, trong khi những dự kiện khác lại đang chỉ điều ngược lại ).
Video đang HOT
Ảnh: Shutterstock
4. Effect (n)
Danh từ “effect” mang nghĩa “sự ảnh hưởng”, dùng tương tự “impact” (tác động) hoặc “result” (kết quả). Tuy nhiên, do cách viết và phát âm giống nhau, nhiều người học thường nhầm “effect” và “affect” (động từ, cũng có nghĩa ảnh hưởng, tác động).
Chẳng hạn: “Jack London’s fiction had a big effect on my writing style. His books affect the way I approach a topic, especially if it has a nature theme” ( Tiểu thuyết của Jack London có sự ảnh hưởng lớn đến phong cách viết của tôi. Sách của ông tác động cách tôi tiếp cận các chủ đề, nhất là về tự nhiên ).
5. Hone (v)
“Hone” là động từ, ám chỉ việc mài giũa, làm sắc nét điều gì đó. Do cách viết tương tự, “hone” thường bị nhầm với cụm từ “home in”, mang nghĩa hướng tới mục tiêu nào đó.
Ví dụ này sẽ giúp bạn phân biệt hai từ: “As she hones her writing skills, she wishes to home in on a successful career as a copywriter” ( Sau khi trau dồi kỹ năng viết, cô ấy muốn trở thành một người viết nội dung quảng cáo thành công) .
6. Complementary (adj)
Tương tự “completing” (đầy đủ, trọn vẹn), tính từ “complementary” mang nghĩa hoàn thành, lấp đầy. Do cách viết quá giống nhau, nhiều người thường nhầm tính từ này với “complimentary” (chỉ khác nhau chữ e và i), nghĩa là tâng bốc, khen ngợi điều gì đó. Trong một số ít trường hợp, “complimentary” còn ám chỉ việc miễn phí.
Ví dụ: “She got a sun hat as a complimentary gift from the beach resort. Her outfit now has several complementary accessories” ( Cô ấy nhận được một chiếc mũ che nắng miễn phí từ resort bãi biển. Trang phục của cô ấy giờ đã đầy đủ phụ kiện ).
7. All together
Cụm từ này mang nghĩa tất cả ở cùng một nơi, thường bị nhầm với “altogether” (hoàn toàn) do cách viết tương tự. Để phân biệt hai từ này, bạn có thể tham khảo ví dụ sau:
“It is great to be all together as a family during the holidays. We are going to have an altogether amazing time” ( Thật tuyệt vời khi mọi người đều quây quần bên nhau như một gia đình trong suốt kỳ nghỉ lễ. Chúng ta sẽ có một khoảng thời gian tuyệt vời cùng nhau ).
8. Borne (v)
“Borne” là dạng quá khứ phân từ của động từ “bear”, nghĩa là mang theo hoặc chịu đựng, tương tự với “carried”. Tuy nhiên, nhiều người lại nhầm “borne” với động từ “born” (sinh ra, bắt đầu cuộc sống).
Ví dụ: “The loss of her childhood dog is one of the great sorrows she has borne” ( Sự mất mát của chú cún khi còn nhỏ là một trong những nỗi buồn lớn cô ấy phải chịu đựng ).
Chương trình dạy tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo sẽ triển khai thế nào?
Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến về dự thảo thông tư Ban hành Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo.
Theo dự thảo của Bộ GD-ĐT, chương trình làm quen tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo nhằm giúp trẻ trải nghiệm, hứng thú với tiếng Anh, hướng tới hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh, chuẩn bị tốt cho việc học tiếng Anh ở bậc tiểu học, tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc các nền văn hóa khác.
Có con đang học mẫu giáo, anh Nguyễn Xuân Cường (Cầu Giấy, Hà Nội) ủng hộ việc dạy tiếng Anh sớm cho trẻ trước khi vào bậc tiểu học.
"Tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu, rất cần thiết trong xã hội hiện nay, việc cho trẻ mẫu giáo tiếp xúc và học tiếng Anh nên được triển khai sớm trong các trường công lập. Nếu trẻ từ 3-4 được học tiếng Anh sẽ giúp các con làm quen dần với ngôn ngữ mới. Có thể triển khai toàn quốc là điều rất tốt, còn nếu không, những trường có điều kiện tổ chức, phụ huynh vẫn sẵn sàng đóng góp kinh phí tham gia", anh Cường cho biết.
Có con 4 tuổi, đang học tại một trường công lập tại Hải Dương, chị Nguyễn Thanh Tâm cho biết, việc học tiếng Anh với trẻ mẫu giáo ở nông thôn còn khá xa lạ. Tuy nhiên, với mong muốn cho con làm quen với ngoại ngữ từ sớm, thời gian ở nhà, chị Tâm vẫn thường xuyên giao tiếp, nói với con những từ đơn giản bằng tiếng Anh.
"Tôi không muốn nhồi nhét ngôn ngữ cho con, mà giúp con làm quen, để con vừa chơi, vừa học ngôn ngữ mới một cách tự nhiên nhất. Nếu tại các trường có dạy tiếng Anh cho trẻ, các con sẽ có môi trường tốt hơn. Khi có nhiều bạn bè và cô giáo, trẻ cũng sẽ hào hứng làm quen với ngôn ngữ mới hơn. Ở giai đoạn này, việc dạy trẻ không cần nặng về kiến thức, chỉ cần cho trẻ làm quen và yêu thích ngôn ngữ mới và luyện phản xạ", chị Tâm chia sẻ.
Có con đang học tại một trường ngoài công lập ở Hà Nội, chị Nguyễn Thu Hằng (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ, trường của con chị đang theo học có liên kết với trung tâm tiếng Anh bên ngoài để dạy cho các con lớp 4, 5 tuổi. Hình thức học chủ yếu thông qua trò chơi, học tên gọi các đồ vật, con vật bằng tiếng Anh.
"Sau 4-5 buổi học cùng giáo viên nước ngoài, con về nhà tỏ ra khá hào hứng, thường khoe với mẹ những từ mới đã học và thích thú hơn với những phim hoạt hình bằng tiếng Anh trên TV". Chị Hằng cho rằng, việc học ngoại ngữ sớm là cần thiết, giúp trẻ làm quen và luyện phản xạ.
Trao đổi về dự thảo này của Bộ GD-ĐT, bà Lương Thị Biển, Trưởng Phòng Giáo dục mầm non Sở GD-ĐT Bắc Ninh cho biết, là địa phương có nhiều khu công nghiệp, thu hút lượng lớn đầu tư nước ngoài FDI, số người nước ngoài làm việc tại địa bàn tỉnh lớn, việc dạy tiếng Anh sớm cho trẻ để tạo nền tảng là điều cần thiết. Bà Biển cho hay, ngay sau khi Bộ GD-ĐT có quy định chính thức, Sở GD-ĐT Bắc Ninh sẽ căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương để triển khai ở các trường học đủ điều kiện.
Tuy nhiên, để thực hiện được chủ trương dạy ngoại ngữ cho trẻ mầm non, bà Biển cho rằng, chỉ có thể thực hiện khi xã hội hóa, tức các trường phối hợp với các trung tâm tổ chức, bởi nội lực giáo viên mầm non hiện nay rất khó để dạy trẻ tiếng Anh, đặc biệt ở những vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa.
Trao đổi với VOV.VN về dự thảo này, ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non, Bộ GD-ĐT cho biết, trong xu thế hội nhập, Nghị quyết 29 đã đặt ra yêu cầu về 2 công cụ quan trọng cho công dân toàn cầu là ngoại ngữ và công nghệ thông tin.
Trong đề án về đổi mới toàn diện căn bản giáo dục cũng đã đặt ra yêu cầu cho trẻ mầm non tiếp cận với ngoại ngữ, công nghệ thông tin.
Ông Minh cho hay, việc cho trẻ em mẫu giáo làm quen với tiếng Anh chính thức được thí điểm từ năm 2014, tuy nhiên, việc này với chỉ được triển khai dựa trên 1 công văn, chưa đủ hành lang pháp lý.
"Theo công văn đó, ở đâu có điều kiện thì có thể tổ chức cho các cháu làm quen với ngoại ngữ, trong đó có một số quy định về chương trình, phương pháp, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để các địa phương và các cơ sở giáo dục tổ chức, đáp ứng yêu cầu xã hội và chuẩn bị cho sự phát triển tương lai của các công dân toàn cầu", ông Minh nói.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non cho hay, xuất phát từ thực tiễn, việc tổ chức cho trẻ làm quen với tiếng Anh đã được triển khai ở khoảng 30% số trẻ trên toàn quốc, song các địa phương còn đang lúng túng, thiếu hành lang pháp lý để quản lý, do đó, Bộ GD-ĐT đã ban hành dự thảo chương trình làm quen với tiếng Anh mẫu giáo để lấy ý kiến dư luận.
"Các địa phương vẫn vướng về hành lang pháp lý khi thực hiện cho trẻ làm quen với tiếng Anh như yêu cầu cần đạt là gì, tổ chức như thế nào, yêu cầu giáo viên ra sao. Việc ban hành dự thảo sẽ giải quyết những vấn đề trên của các địa phương. Tinh thần của dự thảo quy định này là không áp đặt, không phải tất cả đều phải triển khai, mà chỉ áp dụng cho những cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng được yêu cầu thực hiện. Nếu giáo viên cơ hữu không thể dạy, các trường có thể tìm giáo viên hợp đồng. Nhưng quan trọng phải có giáo viên đáp ứng được yêu cầu, có cơ sở vật chất và công tác quản lý tổ chức phù hợp", ông Minh cho hay./.
Theo dự thảo của Bộ GD-ĐT, Mục tiêu của chương trình sau khi hoàn thành, trẻ mầm non có thể nghe hiểu được một số từ, cụm từ và câu quen thuộc; nghe hiểu và thực hiện được một số yêu cầu ngắn, đơn giản, quen thuộc; nghe hiểu và có phản hồi phi ngôn ngữ hoặc trả lời ngắn gọn trong các tình huống giao tiếp đơn giản, quen thuộc với lứa tuổi; nghe hiểu và có phản hồi phi ngôn ngữ hoặc lời nói khi tham gia các trò chơi phù hợp với lứa tuổi; nghe hiểu được nội dung truyện tranh rất đơn giản, phù hợp với lứa tuổi.
Trẻ có thể nhắc lại được, nói được một cách tương đối rõ ràng, dễ nghe một số từ, cụm từ đơn giản; nhắc lại được, đọc theo được một số bài vần, bài thơ; hát theo một số bài hát đơn giản; trả lời được, kể lại được một số tình tiết của truyện theo tranh; nhắc lại được, nói được một số từ thông dụng từ chỉ người, đồ vật, sự vật, hiện tượng, hành động, biểu tượng, kí hiệu rất đơn giản, phù hợp với lứa tuổi.
Trẻ có thể đọc theo được thành tiếng một số từ thông dụng khi xem tranh, minh họa chỉ người, đồ vật, sự vật, hiện tượng, hành động, biểu tượng, kí hiệu rất đơn giản, phù hợp với lứa tuổi; tô màu được một số biểu tượng, kí hiệu, chữ cái theo hướng dẫn bằng tiếng Anh; có hứng thú với tiếng Anh và tích cực tham gia các hoạt động làm quen với tiếng Anh; mạnh dạn và tự tin trong giao tiếp.
Cha mẹ mệt mỏi vì con phải học thêm "ngoại giao" Nhiều phụ huynh thừa nhận việc học thêm ở trường hay giáo viên chủ nhiệm không hiệu quả với con nhưng vẫn phải miễn cưỡng cho con theo học. Những buổi học thêm "ngoại giao" khiến các con quá tải, không có thời gian học những thứ mình thích. Ảnh minh họa Con năm nay thi vào lớp 10 nên chị Hoàng Bích...