Những tư thế yoga đơn giản cho người mới bắt đầu
Không chỉ những động tác khó của yoga mới mang lại hiệu quả mà những bài tập đơn giản khi bắt đầu cũng sẽ mang lại cho bạn lợi ích bất ngờ. Dưới đây, là những tư thế đơn giản cho người mới bắt đầu.
Tư thế ngọn núi
Là tư thế nền tảng cho các tư thế đứng trong yoga. Tư thế đứng thẳng giúp cơ quan nội tạng bên trong cơ thể hoạt động tốt hơn, tăng sức mạnh vùng chân và vai.
Cách thực hiện:
Đứng thẳng trên sàn hai chân khép lại, mắt nhìn thẳng, hai tay thả lỏng dọc theo thân người.
Hít sâu và nâng hai tay song song qua đầu, lòng bàn tay hướng vào nhau. Tạo cơ thể thành một đường thẳng từ ngón tay tới gót chân. Giữ trong 5 – 8 nhịp thở.
Tư thế cái cây
Tư thế này tăng cường sức mạnh cho hai chân, tăng tính đàn hồi của xương của cột sống giúp tâm trạng được yên tĩnh và ôn hoà, nâng cao khả năng tập trung chú ý.
Với tư thế này bạn cần thực hiện:
Đứng thẳng, 2 chân sát vào nhau. Hai bàn tay chắp lại trước ngực theo kiểu cầu nguyện, rồi từ từ nâng lên cao khỏi đầu. Đồng thời co chân phải lên, bàn chân chạm vào đùi chân trái.
Giữ thăng bằng trong 8-10 nhịp, sau đó trở về tư thế ban đầu. Trong lúc thực hiện, tránh để cơ thể nghiêng về phía bên chân trụ.
Tư thế tam giác
Giúp tăng cường sự dẻo dai của cột sống, đào thải mỡ tích trữ ở vùng bụng, giúp bạn linh hoạt nhẹ nhàng hơn.
Mở rộng cánh tay ra hai bên, sau đó cúi xuống chân phải.
Video đang HOT
Hai chân mở rộng 10cm, chân phải tạo góc 90 độ, chân trái 45 độ.
Đặt tay phải lên mắt cá chân phải, nâng tay trái hướng lên trần sao cho 2 tay thành 1 đường thẳng, giữ thẳng tay, mắt ngước nhìn lên nhìn theo tay. Giữ từ 5 – 8 nhịp thở. Đổi bên và lặp lại tư thế này.
Ảnh minh họa tư thế tam giác. Ảnh: Nguyễn Hùng
Tư thế em bé
Đây là tư thế không những tốt cho những người mới tập mà còn tốt cho những người tập ở cấp độ khác. Với tư thế này giúp bạn giải toả căng thẳng, thư giãn ngực, lưng và vai.
Cách thực hiện:
Ngồi thoải mái trên 2 lòng bàn chân, cúi gập người về phía trước, hạ thấp ngực càng gần 2 gối càng tốt sao cho thoải mái nhất, duối 2 cánh tay về phía trước.
Giữ tư thế và hít thở đều trong 10 phút
Tư thế đưa chân lên tường
Đây là động tác kết thúc tuyệt vời dành cho những người mới bắt đầu, nó giúp xoa dịu phần lưng dưới, thư giãn toàn cơ thể.
Ảnh minh họa tư thế em bé. Ảnh: BoldSky
Hướng dẫn
Nằm ngửa trên thảm tập, cơ thể bạn vuông góc với một bức tường trống.
Nâng hông và đặt gối bên lưng dưới của bạn. Điều này giúp phần lưng được thư giãn.
Đặt chân thẳng vào tường tối đa.
Hai cánh tay đặt trên sàn, lòng bàn tay của bạn hướng lên trên. Nhắm mắt lại và hít thở thật sâu.
Trước khi tập bạn cần chú ý khởi động kỹ để tránh chấn thương. Với những bài tập đơn giản này cùng với việc luyện tập chăm chỉ sẽ mang lại cho bạn một thân hình khỏe đẹp cùng với tinh thần thoải mái.
Làm 7 điều này ngay bây giờ để giữ xương chắc khỏe
Bộ xương của chúng ta được tu sửa, thay đổi khoảng 10 năm/lần. Đó chính là lý do tại sao thói quen tốt, bảo vệ xương có thể được áp dụng và mang lại lợi ích sức khỏe dù chúng ta ở bất cứ độ tuổi nào.
Bảo vệ sức khỏe tâm thần, chăm sóc cơ, nội tạng, thì đừng quên để ý đến cả bộ xương nữa nhé - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Tiến sĩ Matthew T. Drake, Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Xương và Khoáng chất Mỹ và cũng là chuyên gia dinh dưỡng, và tiến sĩ Dana Hunnes, tại Đại học California Los Angeles (Mỹ), chia sẻ trên WNG những thói quen chúng ta nên bắt đầu càng sớm càng tốt để có bộ xương chắc khỏe suốt đời.
1. Duy trì hoạt động thể chất
Chuyên gia Dana Hunnes cho biết: "Một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm để duy trì sức khỏe của xương khi có tuổi là luôn vận động, đặc biệt là với các bài tập chịu sức nặng. Chạy và đi bộ đều là những bài tập tốt vì nó tạo áp lực, có thể giúp nén cấu trúc làm cho xương chắc khỏe hơn".
Nhưng ông lưu ý rằng bạn nên cố gắng tránh bất kỳ loại tập thể dục hoặc hoạt động nào có thể dẫn đến ngã, đặc biệt là khi bạn già. Ông cũng cảnh báo việc tập một số động tác yoga sẽ gây khó khăn cho khung xương và làm tăng nguy cơ gãy xương, theo WNG.
Lối sống ít vận động lành mạnh có thể gây yếu, còi, teo xương - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
2. Áp dụng chế độ ăn giàu canxi
Nói đến xương là phải nhắc đến canxi. Chúng ta cần đảm bảo có đủ chất này cả đời để cơ thể phát triển. Lượng canxi hấp thu quan trọng nhất cho đến độ tuổi 20 và trong thời kỳ mang thai. Khi bước vào tuổi 50 cũng cần chú ý vì giai đoạn mãn kinh, phụ nữ có xu hướng mất 2% mật độ xương/năm.
Nguồn canxi phổ biến là sữa, đậu phụ, bông cải xanh, cải xoăn, cải thìa, cải ngọt, cam, sung...
3. Cắt giảm rượu và caffeine
Nghiên cứu cho thấy uống rượu nhiều có hại cho sức khỏe của xương. Bạn cũng nên giới hạn lượng caffeine của mình xuống còn khoảng 2 phần uống/ngày, theo WNG.
4. Ăn đủ chất đạm
Collagen là thành phần xây dựng xương quan trọng. Đó là lý do tại sao protein có vai trò đối với sức khỏe của xương. Hãy thêm cá mòi, cá cơm, đậu nành, hạt quinoa, cây gai dầu và hạt chia... vào khẩu phần ăn.
5. Vitamin K
Vitamin K có thể được tìm thấy tự nhiên trong các loại thực phẩm như mùi tây, bơ, kiwi, rau lá xanh đậm và mận khô...
6. Tăng lượng vitamin D
Vitamin D cũng cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của xương và nó hoạt động song song với canxi để xây dựng bộ xương chắc khỏe. Mức vitamin D thấp làm tăng nguy cơ gãy xương hoặc còi xương. Ăn trứng, cá béo, gan động vật, nấm... để bổ sung nó.
7. Chế độ ăn Địa Trung Hải
Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn đặc biệt này có liên hệ với mật độ xương tốt hơn ở phụ nữ mãn kinh, theo WNG. Xem thêm: Ăn chế độ ăn Địa Trung Hải giúp ngừa bệnh loãng xương.
Điều trị viêm xoang cho bà bầu bằng những cách vô cùng đơn giản Khi mang thai cơ thể người phụ nữ thường bị yếu, chính vì vậy nên rất dễ mắc bệnh. Trong đó phải kể đến bệnh viêm xoang khiến cho bà bầu khó chịu. Cùng tìm hiểu cách điều trị viêm xoang cho bà bầu bằng những cách đơn giản được chia sẻ dưới đây. Có rất nhiều cách chữa viêm xoang cho bà...