Những trường THPT lâu đời nhất Hà Nội
Không chỉ có bề dày lịch sử trên dưới 100 năm mà đây còn là những ngôi trường mang vẻ đẹp kiến trúc cổ điển và là niềm tự hào của nhiều thế hệ học sinh đã và đang theo học.
Trường THPT Quốc gia Chu Văn An được người Pháp thành lập năm 1908. Lúc bấy giờ trường mang tên Lycée du Protectorat (Trường Trung học Bảo hộ) với mục đích đào tạo nhân viên cho bộ máy cai trị của Pháp ở miền Bắc. Ngoài ra, trường còn được gọi là trường Bưởi hay trường Chu. Người Hà Nội thường gọi trường là trường Bưởi vì trường nằm trên vùng Kẻ Bưởi. Không chỉ vậy, tên gọi “trường Bưởi” còn là cách thể hiện lòng yêu nước của học sinh trong thời kỳ Pháp thuộc.
Toàn cảnh trường Lycée du Protectorat chụp từ trên cao, đầu thế kỷ 20.
Cổng và một góc trường đầu thế kỷ 20.
Dù đã trải qua hơn một thế kỷ nhưng trường vẫn giữ được những nét cổ kính, trầm mặc vốn có. Mỗi một ô cửa sổ, một dãy hành lang, hay một lối cầu thang rêu phong đều tạo nên một miền kí ức đậm nét về trường Bưởi – ngôi trường có bề dày lịch sử nhất nhì Việt Nam với 8 chữ vàng “Yêu nước, Cách mạng, Dạy tốt, Học giỏi”.
Một dãy nhà học với tường vàng đặc trưng của kiến trúc Pháp.
Lớp học kiểu cổ với bàn ghế và sàn lát gỗ.
Cầu thang gỗ đậm nét xưa vẫn được giữ nguyên.
Nhà Bát Giác – nét kiến trúc đặc sắc, niềm tự hào của học sinh trường Chu Văn An, là tòa nhà đẹp và cổ kính nhất trường, nằm ngay sát mép nước hồ Tây. Nơi đây vốn là biệt thự của Henri Schneider – một thương gia Pháp, xây dựng năm 1898. Trải qua nhiều năm xuống cấp trầm trọng, vào năm 1999, với sự giúp đỡ tài chính của vùng le-de-France (Pháp), Nhà Bát Giác đã được tu sửa và dùng làm thư viện của trường Chu Văn An.
Nhà bát giác trước khi tu sửa.
Video đang HOT
Nhà Bát Giác sau khi tu sửa.
Vòm cổng tuyệt đẹp hướng ra bờ hồ Tây.
THPT Trần Phú – Hoàn Kiếm
Năm 1919, trường THPT Trần Phú – Hoàn Kiếm được thành lập với tên gọi là Grand Lycée. Cùng với trường Petit Lycée, đây là hai trường trung học dành cho tầng lớp cao tại Đông Dương do Pháp thành lập. Trong đó, trường Grand Lycée đạo tạo học sinh từ 16 đến 18 tuổi. Năm 1923, trường Grand Lycée được đổi tên thành trường Albert Sarraut.
Toàn cảnh trường đầu thế kỷ 20.
Năm 1960, trường này được phân chia thành buổi sáng là trường THPT Hoàn Kiếm, buổi chiều là trường THPT Trần Phú. Cho đến năm 1995, hai trường sáp nhập thành một, lấy tên là trường THPT Trần Phú. Tháng 2 năm 2009, trường đổi tên thành trường THPT Trần Phú – Hoàn Kiếm để phân biệt với ngôi trường cùng tên trong địa bàn.
Chính diện trường ngày xưa.
Và chính diện trường ngày nay.
Sau nhiều năm hoạt động, trường vẫn giữ được nét cổ kính mang đậm kiến trúc Pháp. Về tổng thể, trường THPT Trần Phú – Hoàn Kiếm không có nhiều thay đổi so với trường Grand Lycée xưa.
Cầu thang gỗ được giữ lại nguyên vẹn.
Hành lang được lót gạch có hoa tiết đẹp mắt.
Mái che gỗ lợp ngói đậm nét kiến trúc Pháp.
THPT Phan Đình Phùng
Trường THPT Phan Đình Phùng có lịch sử từ năm 1923 với tên gọi École Normale Supérieur Đỗ Hữu Vị (phi công đầu tiên của Đông Dương). Vào thời điểm bấy giờ, trường là một trong những trưởng học có tầm vóc lớn có thể sánh ngang với trường Bưởi và trường Đồng Khánh (trường THCS Trưng Vương ngày nay). Cả ba đều là trường dành cho học sinh người Việt.
Dãy nhà xưa của Trường THPT Phan Đình Phùng
Hình thức kiến trúc của tòa nhà gần giống với kiểu kiến trúc tòa nhà học xây những năm 1920 ở trường Bưởi.
Cùng với trường THPT Chu Văn An và trường THPT Trần Phú – Hoàn Kiếm, trường THPT Phan Đình Phùng đại diện cho phong cách kiến trúc của Hà Nội thời kỳ Pháp thuộc từ cuối thế kỷ 19 cho đến đầu thế kỷ 20.
Giống như trường Bưởi, École Normale Supérieur Đỗ Hữu Vị là một ngôi trường xây dựng theo kiểu phân tán trong một khuôn viên cây xanh rất rộng.
Hành lang nhiều cửa sổ.
Một nét đặc biệt khiến trường Phan Đình Phùng mang “chất” riêng chính là hàng cây cổ thụ trước khuôn viên trường. Hai hàng cây dài thẳng tắp trên vỉa hè của phố cùng tên gần như bạn chỉ có thể gặp ở đây chứ
Theo Trí thức trẻ
Hàng chục người giải cứu một phụ nữ mắc kẹt dưới gầm tàu
Một phụ nữ băng ngang đường sắt khi đoàn tàu đang lao tới. Nạn nhân thoát chết thần kỳ dù mắc kẹt dưới gầm tàu hỏa.
Vào khoảng gần 8h sáng nay (14/7), đoạn cách gác chắn đường sắt Trần Phú (TP Huế) về phía Bắc khoảng gần 100m đã xảy ra một vụ tai nạn đường sắt hi hữu.
Thời điểm trên, gác chắn đường Trần Phú đã được đóng lại để chuẩn bị đón đoàn tàu đang lưu thông từ hướng Bắc vào. Tuy nhiên, khi đoàn tàu (đầu máy số hiệu D19E-967) chỉ còn cách gác chắn chừng 100m thì bỗng va chạm với 1 phụ nữ đang bất cẩn băng qua đường tàu.
Nhân viên tàu và người dân hợp sức để lôi người phụ nữ đang mắc kẹt dưới tàu ra
Người phụ nữ bị mắc kẹt dưới gầm tàu nhưng may mắn thoát chết. Các nhân viên trên tàu và người dân đã phải rất vất vả mới kéo được nạn nhân ra. Tuy giữ được mạng sống nhưng nạn nhân bị thương khá nặng, máu chảy nhiều.
Hình ảnh hàng chục người nỗ lực kéo nạn nhân ra khỏi gầm tàu:
Quang cảnh hiện trường đụng tàu
Ngay khi sự việc xảy ra, nhiều người dân nhiệt tình chạy ngay đến để giúp đỡ
Mất một thời gian khá lâu để kéo được người phụ nữ ra
Nạn nhân được đưa lên xe cấp cứu
Người dân đi đường tập trung khá đông quanh hiện trường vụ tai nạn đường sắt.
Đại Dương
Theo Dantri
Gọi người tới chém cháu, bị cháu đâm thủng tim Đã nhiều lần xảy ra xô xát nhưng đều bị cháu "hạ gục" nên ông Thành gọi đồng minh đến nhà nhậu để tính chuyện trả thù cháu. Chiều 14/7, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định xác nhân, bệnh nhân Nguyễn Xuân Thành (41 tuổi, ngụ KV3, phường Trần Phú, TP Quy Nhơn) bị vật nhọn đâm thủng tim đã qua khỏi...