Những trường học bất thường nhất thế giới
Giáo dục là một khái niệm vô cùng phong phú trên toàn thế giới. Các chuẩn mực và phương pháp giảng dạy khác nhau đang được thực hiện, nhưng tất cả đều hướng tới một mục tiêu chung: Trang bị kiến thức và kỹ năng giúp trẻ em có một tương lai tốt đẹp.
Các trường học được liệt kê dưới đây hơi khác so với những chuẩn mực bạn thường thấy thông qua một số chiến lược khá thú vị. Một số ngôi trường thậm chí có thể khiến bạn muốn trường học của mình giống như họ.
Trường học trên thuyền. Ảnh: careeraddict
Bangladesh: Trường học trên thuyền
Bangladesh bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu, những trận lụt diễn ra quanh năm khiến người dân khó có thể thực hiện các nhu cầu cơ bản như học tập. Hơn nữa, sống ở một quốc gia nghèo như Bangladesh, người dân cũng chẳng thể hy vọng về một nền giáo dục tốt. Tuy nhiên, họ đang tận dụng tối đa những gì đang có bằng cách xây dựng những ngôi trường trên thuyền. Cách làm sáng tạo này đã biến thuyền thành trường học, thư viện và các trung tâm đào tạo khác để giúp cộng đồng phát triển.
Hoa Kỳ: Trường phù thủy tại Salem
Trường phù thủy. Ảnh: careeraddict
Video đang HOT
Đối với những người muốn trở thành phù thủy và pháp sư thì đây là nơi rất thích hợp. Trường phù thủy Salem Massachusetts, Hoa Kỳ là một cơ sở giảng dạy đặc biệt, dạy phép thuật là môn học chính. Hơn 40.000 sinh viên học phù thủy thông qua các phương pháp học tập khác nhau bao gồm cả học trực tuyến. Các môn học bao gồm Wicca, ngoại giáo và nghệ thuật bói toán.
Trung Quốc: Trường học trong hang động
Trường học trong hang động. Ảnh: careeraddict
Trường học hang động nổi tiếng Dong Zhong hoạt động từ năm 1984. Nằm ở một trong những khu vực nghèo nhất Trung Quốc, làng Mao, huyện Ziyun, trường được thành lập nhằm tạo điều kiện cho những đứa trẻ không được tiếp cận với giáo dục. Cho đến năm 2011, trường tiểu học độc đáo này đã hoạt động với 8 giáo viên, với 186 học sinh, những người trước đó chưa từng được đi học.
Argentina: Trường học tại sân vận động
Trường học trên sân vận động. Ảnh: careeraddict
Sẽ thật tuyệt vời khi tham dự một trường học cũng là một sân vận động bóng đá đẳng cấp thế giới. Các học sinh tại River Plate dành phần lớn thời gian của họ tại sân vận động Buenos Aires, nơi có câu lạc bộ bóng đá Atletico River Plate và một ngôi trường cho 2.000 người. Mặc dù, đây là một cách tiếp cận học tập khá sáng tạo, nhưng nó cũng đầy thách thức bởi khi đôi khi các buổi học và thực hành bóng đá diễn ra cùng thời điểm.
Philadelphia (Mỹ): Trường học của tương lai
Không còn nghi ngờ gì nữa, đây chính là ngôi trường mà nhiều người tiên phong trong lĩnh vực công nghệ tương lai sẽ sớm tốt nghiệp. Từ năm 2006, ngôi trường do Microsoft thiết kế cho tương lai đã tiếp nhận học sinh từ nhiều nguồn gốc khác nhau, phần lớn đến từ các gia đình có thu nhập thấp. Những người được chọn sẽ được tặng một chiếc máy tính xách tay, hầu như học sinh ở đây không cần đến phương thức ghi chép truyền thống.
Vương quốc Anh: Trường Burgess Hill
Chịu ảnh hưởng nặng nề của văn hóa 1960, Trường Burgess Hill ở London được coi là một thí nghiệm xã hội được ngụy trang dưới hình thức trường học tiến bộ. Vì không có quy tắc nào để học sinh tuân theo, họ được phép hút thuốc, nghe nhạc và mang thú cưng đến lớp. Ngôi trường này phản ánh thái độ tự do đến mức ngay cả những bài học đều là tự nguyện. Hiện nay, ngôi trường không còn hoạt động.
Trung Quốc: Trường Tiểu học Gulu
Trường Tiểu học Gulu chỉ được điều hành bởi giáo viên Shen Qijun. Để đến trường, học sinh phải leo lên những ngọn núi nguy hiểm. Mỗi ngày, học sinh cần đi theo con đường Luoma, vượt qua các thử thách trên đường đi bao gồm cả những khúc cua sắc nhọn và những lối đi rất hẹp, để đến trường một cách an toàn.
Ấn Độ: Trường học trên tàu
Nếu Bangladesh có trường học trên thuyền thì Ấn Độ có trường học trên tàu. Một giáo viên Ấn Độ Inderjit Khurana đã tạo ra các trường đặc biệt trên khắp Ấn Độ nhằm giúp trẻ em tự giáo dục bản thân thay vì xin tiền trợ cấp. Những trường đào tạo này diễn ra tại các điểm dừng xe lửa quanh Ấn Độ, giúp những học sinh không có cơ hội đến trường do hạn chế về tài chính. Cho đến nay, các trường này đã cung cấp giáo dục cho 4.000 học sinh cũng như thực phẩm và thuốc men cho gia đình của họ.
Trường mẫu giáo trong rừng
Thực tế, những trường ngoài trời giống như thế này có trụ sở trên khắp châu Âu, giáo dục trẻ em từ 3 – 6 tuổi. Cũng giống như bất kỳ trường mẫu giáo nào khác, các trường này muốn giúp trẻ tương tác tốt hơn với môi trường xung quanh để có thể cải thiện sự hiểu biết và cách chúng nhận thức các sự kiện khác nhau. Trường cho phép học sinh tiếp xúc với thiên nhiên và xây dựng mọi thứ bằng vật liệu tìm thấy trong rừng.
Vũ Quang
Theo careeraddict/giaoducthoidai
Không tiếp tục duy trì căn-tin trong trường học
Báo An Giang nhận được đơn của ông Đỗ Minh Tiến (ngụ phường Mỹ Quý, TP. Long Xuyên) thay mặt gia đình, phản ánh: năm học 2019-2020, Ban Giám hiệu Trường THCS Mỹ Quý không cho đấu thầu căn tin như hàng năm, gây khó khăn và thiệt thòi cho gia đình ông.
Ông Tiến trình bày: "Gia đình tôi đấu thầu căn-tin Trường THCS Mỹ Quý đã được 5 năm, để buôn bán thức ăn, nước uống, dụng cụ học tập cho học sinh. Hợp đồng được ký kết giữa gia đình tôi với nhà trường từ năm 2014 đến tháng 5-2019 là hết thời hạn. Thời điểm này có sự thay đổi hiệu trưởng mới (luân chuyển từ trường khác về). Khi hết hợp đồng, gia đình tôi đến hỏi thầy hiệu trưởng mới việc đấu thầu lại, thì được thầy trả lời rằng "đợi công văn của Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Long Xuyên". Tuy nhiên, đến gần hết tháng 8 vẫn chưa thấy nhà trường thông tin, tôi đến gặp hiệu trưởng đề xuất việc bán lại, vì năm học mới đã bắt đầu. Không ngờ, tôi được trả lời là "không cho kinh doanh căn-tin nữa, cho học sinh ra ngoài ăn". Nếu nhà trường không có căn-tin thì liệu có ổn không, đến hết tiết ra chơi chẳng lẽ mở cổng cho các em ra ngoài ăn, rồi đến tiết học vào lại? Vậy việc quản lý con em học sinh sẽ ra sao, có đảm bảo được sĩ số hay không, hay kéo theo những hệ lụy khác? Ngoài ra, việc không cho đấu thầu căn-tin gây tổn thất cho gia đình tôi sẽ được giải quyết như thế nào? Bởi gia đình tôi đầu tư khoảng trăm triệu đồng vào cơ sở vật chất, cuốn nền, xây cất nhà tiền chế, làm đường nước, vào đồng hồ điện, đồng hồ nước riêng để sử dụng, tủ, bàn, ghế, dụng cụ buôn bán... Rất mong được xem xét để gia đình tôi tiếp tục buôn bán trong căn-tin của trường".
Trao đổi với phóng viên, thầy Nguyễn Thành Tâm, Hiệu trưởng Trường THCS Mỹ Quý, cho biết: "Hiện nay, Luật Sử dụng tài sản công đã có hiệu lực. Trường là một tài sản công, nhà nước giao cho tôi là hiệu trưởng quản lý. Do vậy, tài sản được giao sử dụng gồm mục đích gì thì phải sử dụng cho đúng. Mục đích của trường chỉ có dạy và học. Còn việc trước đây các trường có căn-tin hay bãi giữ xe là một phần do tình hình kinh tế khó khăn, chưa có Luật Sử dụng tài sản công, công đoàn nhà trường tận dụng để tạo nguồn thu cho trường và bồi dưỡng thầy, cô giáo tham quan nghỉ dưỡng dịp hè... Sau này đã có hướng dẫn của UBND tỉnh, tiền công đoàn, bãi xe công đoàn trường phải nộp vào ngân sách nhà nước để phát triển sự nghiệp giáo dục. Khi có căn-tin, trường phải thường xuyên nhắc nhở về an toàn vệ sinh thực phẩm, phải đảm bảo sức khỏe cho học sinh, ngoài ra còn có nhiều vấn đề nữa, rất phức tạp. Do vậy, tôi chủ trương không tổ chức căn-tin và giữ xe trong trường kể từ năm học 2019-2020. Cha mẹ học sinh phải có trách nhiệm lo cho con em ăn uống trước khi đến trường. Khi vào trường thì có nước sạch uống (trường trang bị nước uống phục vụ miễn phí cho học sinh), không ăn uống nữa để tránh xả rác mất vệ sinh. Nói chung, chủ trương của nhà trường là không tổ chức căn-tin, giữ xe và thực hiện theo quy định của ngành. Không có quy định nào buộc trường phải có căn-tin và bãi giữ xe. Việc này ngay từ trong hè, trường đã thông qua tại cuộc họp Chi bộ, Hội đồng sư phạm của trường, đồng thời thông báo đến Hội cha mẹ học sinh. Tất cả đều nhất trí, không ai có ý kiến gì khác. Hiện nay, trường còn thiếu nhà xe, chỉ có bãi đất trống, các em vào học để xe ở đó khóa lại, không phải tốn tiền gửi xe, còn em nào muốn gửi bên ngoài thì gửi. Phần căn-tin đã chấm dứt hợp đồng từ tháng 5-2019, khi không tiếp tục nữa thì họ tự thu dọn. Trong hợp đồng cũng ghi rõ: trường chỉ cho thuê mặt bằng và bàn giao mặt bằng, người trúng thầu tự xây cất căn-tin, đảm bảo mỹ quan cảnh quan sư phạm của trường, đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, an ninh trật tự, điện, nước tự thanh toán riêng".
Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Long Xuyên thông tin, việc đấu thầu căn-tin, giữ xe có tiếp tục hay không, phòng giao các trường quyết định, chứ phòng không có quy định gì trong vấn đề này. Còn về cơ sở vật chất sau khi chấm dứt hợp đồng là việc giữa nhà trường với người hợp đồng đã thỏa thuận trước đây.
Theo An Giang
Chưa có kế hoạch hoãn ngày khai giảng ở các trường học trong khu vực ảnh hưởng vụ cháy Công ty Rạng Đông Hiện tại các trường đã chủ động phương án đối phó trước nguy cơ có thể bị ô nhiễm sau vụ cháy Công ty Rạng Đông. Hơn 1 ngày sau khi xảy ra vụ cháy kinh hoàng ở khu xưởng Rạng Đông, cuộc sống của người dân xung quanh khu vực cháy bị xáo trộn đáng kể. Đặc biệt, các bậc cha mẹ...