Những trường đáng học nhất năm 2016
Trong danh sách những trường đại học tốt nhất thế giới năm 2016, Viện Công nghệ California đứng đầu trong khi Đại học Harvard chỉ xếp thứ 6.
Trong bảng xếp hạng những trường đại học tốt nhất thế giới năm 2016 do tạp chí Times Higher Education bình chọn, Viện Công nghệ California (Caltech), Mỹ, đứng đầu tiên. Trường cũng nằm trong top 10% trường hàng đầu về giảng dạy, nghiên cứu và doanh thu tài chính. Ảnh: Unigo.
Đại học Oxford đứng thứ hai trên bảng xếp hạng. Oxford có lịch sử hoạt động lâu đời nhất tại Anh và là trường đại học cổ xưa thứ hai thế giới. Trường cũng sở hữu hệ thống thư viện lớn nhất nước. Oxford đào tạo ra nhiều thế hệ cựu sinh viên nổi bật, bao gồm 27 chủ nhân giải Nobel cùng 26 thủ tướng Anh. Ảnh: University Post.
Viện Đại học tư thục Stanford đứng thứ ba trong danh sách. Đây là một trong những cái nôi đào tạo tỷ phú của thế giới. Rất nhiều nhà sáng lập các công ty công nghệ hàng đầu như Google, Instagram, Yahoo! xuất thân từ Stanford. Doanh thu hàng năm từ các công ty do cựu sinh viên trường này thành lập lên đến 2.700 tỷ USD, tương đương với nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới. Ảnh: Stanford.edu.
Video đang HOT
Đại học Cambridge là trường thứ hai của Anh lọt vào bảng xếp hạng. Trường sở hữu Cambridge University Press, nhà xuất bản lâu đời nhất trên thế giới. 92 chủ nhân giải Nobel là sinh viên, giảng viên, nhân viên hoặc cựu sinh viên Cambridge. Ảnh: Student Life Care.
Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) xuất hiện trong danh sách ở vị trí thứ 5. Đây cũng là một trong những cái nôi đào tạo tỷ phú. Tổng doanh thu hàng năm từ các công ty do cựu sinh viên MIT thành lập tương đương với nền kinh tế lớn thứ 11 thế giới. Ảnh: MIT.edu .
Đại học Harvard đứng thứ 6. Được thành lập năm 1636, là cơ sở giáo dục đại học lâu đời nhất ở Mỹ. Trường cũng sở hữu hệ thống thư viện lớn nhất nước và đứng đầu về số tài chính do cựu sinh viên hiến tặng. Harvard là nơi đào tạo 8 tổng thống Mỹ, 62 tỷ phú còn sống. 150 chủ nhân giải Nobel, 5 người giành huy chương Fields từng học tập, công tác tại đây. Ảnh: Harvard.edu.
Đại học Princeton, Mỹ, đứng thứ 7. Trường đào tạo nhiều nhân vật nổi bật, bao gồm 41 chủ nhân giải Nobel. Princeton cũng dẫn đầu về số lượng cựu sinh viên đạt giải Able, giải thưởng Toán học cao quý tại Na Uy, và huy chương Fields (lần lượt là 4 và 8). Ảnh: Thegrindstone
Đứng thứ 8 là Đại học Imperial College London, Anh. Hiện tại, trường đại học công lập này là trường có cựu sinh viên nhận mức lương cao nhất nước. Ảnh: Imperial.ac.uk.
Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ (ETH) đứng thứ 9 trên bảng xếp hạng. Đây cũng là trường tốt thứ 5 thế giới về ngành Kỹ thuật, Khoa học và Công nghệ đồng thời lọt vào danh sách 20 trường đào tạo nhiều tỷ phú nhất. Ảnh: Toptenscu.
Đứng cuối cùng trên bảng xếp hạng 10 trường đáng học nhất năm 2016 là Đại học Chicago, Mỹ. 89 chủ nhân giải Nobel từng học tập, công tác tại đây, đứng thứ 4 toàn thế giới về số lượng. Đại học Chicago cũng đào tạo ra 13 tỷ phú. Ảnh: Uchicago.edu
Theo Zing
Giải Nobel Hòa bình 2015 trao cho nhóm bộ tứ Tunisia
Giải Nobel Hòa bình năm 2015 đã được trao cho bộ tứ đối thoại quốc gia Tunisia nhờ những đóng góp trong việc xây dựng nền dân chủ sau cuộc Cách mạng hoa nhài năm 2011.
Đại diện nhóm bộ tứ đối thoại Tunisia - Ảnh: AFP
Ủy ban Nobel ngày 9.10 đã thông báo trao giải Nobel Hòa bình 2015 cho nhóm Bộ tứ đối thoại quốc gia Tunisia, theo NBC News.
Nhóm bộ tứ được thành lập vào mùa hè năm 2013 khi tiến trình dân chủ tại Tunisia có nguy cơ sụp đổ, có thể dẫn đến nội chiến. Nhóm này là công cụ giúp Tunisia chỉ trong vài năm thành lập một hệ thống hiến pháp đảm bảo các quyền cơ bản của toàn thể người dân, không phân biệt giới tính, nhận thức chính trị hay niềm tin tôn giáo, theo The Guardian dẫn bài phát biểu của Ủy ban Nobel.
Nhóm bộ tứ bao gồm 4 tổ chức: Tổng liên đoàn lao động Tunisia; Liên đoàn công nghiệp, thương mại và thủ công nghiệp Tunisia; Liên đoàn nhân quyền Tunisia và đoàn luật sư Tunisia.
"Nhóm bộ tứ đã mở đường cho đối thoại hòa bình giữa người dân, các đảng phải chính trị và chính quyền; giúp tìm ra những giải pháp cơ bản cho những thách thức về chia rẽ chính trị và tôn giáo", thông báo của Ủy ban Nobel.
Giải Nobel Hòa bình trị giá 8 triệu crown Thụy Điển, tương đương 972.000 USD sẽ được trao vào ngày 10.10 tại thủ đô Oslo (Na Uy), theo Reuters.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Giáo hoàng Francis, Thủ tướng Đức được đề cử Nobel Hòa bình Giáo hoàng Francis, Thủ tướng Đức Angela Merkel và những nhà hoạt động chống chương trình hạt nhân nằm trong số ứng viên tiềm năng cho giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2015. Giáo hoàng Francis và Thủ tướng Đức Angela Merkel được coi là những ứng viên tiềm năng cho giải Nobel Hòa bình 2015 - Ảnh: Reuters Đài phát thanh quốc...