Những trường ‘chọi’ thấp nhưng điểm chuẩn cao
Trong mùa tuyển sinh năm 2011, nhiều trường đại học có tỷ lệ “chọi” chỉ 1/3 hay 1/4 nhưng có điểm chuẩn lại cao, lên tới 26 điểm.
Hồ sơ đăng ký không nhiều
Theo thống kê của Đại học (ĐH) Ngoại thương, năm 2011, tổng số hồ sơ đăng ký dự thi vào cơ sở 1 là 8.700 bộ, tăng 200 bộ so với năm 2010. Trong đó, hồ sơ thi ĐH khối D nhỉnh hơn khối A, tỷ lệ “chọi” là 1/3,5 (năm 2010 tỉ lệ chọi chung vào trường là 1/2,8).
Năm 2011, số hồ sơ đăng ký dự thi vào Trường ĐH Bach khoa Ha Nôi là 16.000 (chỉ tiêu tuyển sinh 5.800), ty lê “choi” 1/2,7 (tương đương năm 2010).
Trường ĐH Dược nhận được 2.500 hồ sơ đăng ký dự thi năm 2011 và chỉ tiêu 550. Như vậy, tỷ lệ “chọi” là 1/4,5.
Tương tự, tỷ lệ “chọi” vào Trường ĐH Kinh tế Quốc dân năm 2011 không tăng. Chỉ tiêu tuyển mới vào trường là 4.750 (chỉ tiêu năm 2010 là 4.000), lượng hồ sơ đăng ký dự thi là hơn 24.000 bộ (năm 2010 là 20.500 bộ ). Tỷ lệ “chọi” năm 2011 là 1/5.
Năm 2011, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nhận khoảng gần 17.000 hồ sơ đăng ký dự thi, trong khi chỉ tiêu vào trường là 2.700. Như vậy, tỷ lệ “chọi” vào trường khoảng 1/6.
Hoc viên Ngân hang năm 2011 có sô hồ sơ đăng ký dự thi không tăng ma giam tư 16.000 bô năm 2010 xuông 14.000 bô. Chỉ tiêu tuyển mới vào trường la 2.300. Như vậy, ty lê chọi của trường là 1/6.
Học viện Tài chính, năm 2011 nhận được khoảng 16.000 hồ sơ đăng ký dự thi, chỉ tiêu được giao là 3.080. Tỷ lệ “chọi” vào học viện là 1/5,4.
Điểm chuẩn cao
Năm 2011, trong khi số lượng hồ sơ đăng ký dự thi vào trường chỉ dưới 9.000 và tỷ lệ “chọi” vào dạng thấp so với các trường nhưng điểm chuẩn của ĐH Ngoại thương khá cao. Cụ thể, năm 2011, trường ĐH Ngoại thương tại cơ sở phía Bắc, có điểm chuẩn các ngành dao động từ 22-26 điểm.
Video đang HOT
Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại có điểm chuẩn cao nhất với 26 điểm (khối A); Thương mại quốc tế điểm chuẩn: 24 (khối A) và 22 điểm (khối D1); Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh cũng có điểm chuẩn khá cao, từ 22-24 điểm.
Chuyên ngành Tài chính Quốc tế điểm chuẩn khối A cũng lên tới 26 điểm, khối D1 là 24 điểm, khối D6 là 23 điểm; Chuyên ngành Đầu tư chứng khoáng 24 điểm (khối A), 22 điểm (khối D1); Chuyên ngành Ngân hàng 24 điểm (khối A) và 22 điểm (khối D1).
Các chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại, Ngành Tiếng Trung thương mại, Ngành Tiếng Nhật, điểm chuẩn cũng 28-29 điểm.
Học viện Ngân hàng điểm chuẩn năm 2011 cũng khá cao. Điểm sàn vào Học viện khối A: 20,5 điểm; khối D: 20 điểm.
Riêng ngành Ngân hàng điểm chuẩn là 22,5; ngành Tài chính, Kế toán: 21; ngành Quản trị kinh doanh, Hệ thống thông tin quản lý: 20,5 điểm. Ngành Ngôn ngữ tiếng Anh: 20.
ĐK Kinh tế Quốc dân tuy có số lượng hồ sơ đăng ký không lớn, tỷ lệ “chọi” cũng không cao nhưng điểm chuẩn nhiều ngành của trường khá “khủng”.
Cụ thể, điểm chuẩn cao nhất là ngành Kinh tế đầu tư (khối A), ngành Tài chính Ngân hàng khối A, D1 và Ngành Kế toán, điểm chuẩn đều ở mức 24,5 điểm.
Các ngành khác như Quản trị doanh nghiệp, Quản trị kinh doanh tổng hợp, Quản trị kinh doanh quốc tế điểm chuẩn là 22,5 điểm; Ngành Quản lý kinh tế, Kinh tế và Quản lý công, Quản trị nhân lực, Thương mại quốc tế… đều ở mức 21 điểm.
Các ngành Luật, chuyên ngành Luật kinh doanh 20 điểm (khối A) và 19 điểm (khối D1); chuyên ngành Công nghệ thông tin 18 điểm; Ngành Ngôn ngữ Anh, chuyên ngành Tiếng Anh Thương mại điểm chuẩn 24,5 (khối D1).
Điểm chuẩn ĐH Bách Khoa Hà Nội năm 2011 ngành Kỹ thuật Điện, Điều khiển và Tự động hóa; Điện tử Viễn thông, Kỹ thuật y sinh, Công nghệ thông tin, Toán tin ứng dụng điểm chuẩn đều ở mức 21,5 điểm.
Các ngành Kinh tế và Quản lý; Cơ khí, Cơ điện tử, Kỹ thuật hàng không, Kỹ thuật tàu thủy, Kỹ thuật nhiệt lạnh là 19 điểm. Các ngành còn lại điểm chuẩn từ 17-19 điểm.
ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2011 điểm chuẩn các ngành cũng khá cao như Sư phạm Toán học: 20 điểm, Sư phạm Hóa học: 19,5 điểm, Sư phạm Vật lý: 19 điểm, Sư phạm Lịch sử: 19,5 điểm, Sư phạm Địa Lý: 19 điểm (khối C), Sư phạm Sinh học: 20 điểm…
Điểm chuẩn của ĐH Dược năm 2011 vẫn giữ ở mức ổn định là 24 điểm.
Theo TPO
Năm 2012, các trường ĐH mở nhiều ngành học "nóng"
Năm 2012, nhiều trường đại học dự kiến mở thêm nhiều ngành học, chuyên ngành mới nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. Những ngành dự kiến mở dự kiến sẽ rất "nóng" là ngành Dược, Bác sĩ đa khoa, Vật lý hạt nhân, Luật, Quản trị khách sạn, nhà hàng...
ĐH Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) năm 2012 tổ chức tuyển sinh đào tạo hai ngành Bác sĩ đa khoa và Dược học.
GS.TS Nguyễn Hữu Đức, phó giám đốc ĐHQGHN cho biết: "Năm 2010, giám đốc ĐHQGHN đã ra quyết định thành lập khoa Y - dược để tổ chức đào tạo đại học, sau đại học; nghiên cứu khoa học và chuyển giao tri thức, cung cấp các dịch vụ và kỹ thuật chất lượng cao trong các lĩnh vực của y học và dược học trên cơ sở khoa học cơ bản, công nghệ cao và kinh tế - xã hội mũi nhọn. Sau gần hai năm chuẩn bị, năm 2012, khoa Y - dược đã xây dựng xong chương trình đào tạo, xây dựng được các điều kiện cơ bản đảm bảo chất lượng và đang chuẩn bị tuyển sinh đào tạo hai ngành Bác sĩ đa khoa và Dược học".
Hai chương trình đào tạo đầu tiên của khoa Y - dược triển khai trong năm 2012 được áp dụng một số quy trình của các mô hình đào tạo chất lượng cao và đào tạo đạt chuẩn quốc tế của ĐHQGHN để hướng tới các sản phẩm đạt chuẩn quốc gia về y tế đồng thời đáp ứng yêu cầu của hội nhập. Trong khi yêu cầu ngoại ngữ chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo đại học chuẩn của ĐHQGHN là trình độ B1 (tương đương với 4.0 IELTS) thì đối với 2 chương trình của khoa Y - dược, sinh viên sẽ được hỗ trợ để đạt trình độ B2 (tương đương với 5.0 IELTS).
Ngành bác sĩ đa khoa tuyển 50 chỉ tiêu, chương trình đào tạo sáu năm, tuyển học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông trong cả nước, thi tuyển khối B. Ngành dược sĩ tuyển 50 chỉ tiêu, chương trình đào tạo năm năm, thi tuyển khối A.
Năm 2012, ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức tuyển sinh đào tạo hai ngành Bác sĩ đa khoa và Dược học.
Với khối ngành tự nhiên, ĐH Khoa học tự nhiên - ĐHQGHN dự kiến mở chuyên ngành Vật lý điện hạt nhân. Dự kiến kỳ tuyển sinh tới ngành này sẽ tuyển 50 chỉ tiêu. Đặc biệt, tất cả sinh viên theo học ngành này sẽ được trợ giúp học bổng.
Tương tự, Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐHQGTPHCM dự kiến tuyển sinh ngành mới là Kỹ thuật hạt nhân theo khối A với nhiều chuyên ngành đào tạo như năng lượng và điện hạt nhân, kỹ thuật hạt nhân, vật lý y khoa. Tuy nhiên, năm nay trường chỉ tuyển 50 chỉ tiêu. Năm 2012, trường dự kiến tuyển 3.500 chỉ tiêu và dự kiến một số ngành sẽ tuyển bổ sung khối A1 (toán, lý và ngoại ngữ). Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐHQGTPHCM mở ngành Ngữ văn Ý (khối D1) với 50 chỉ tiêu.
Với khối ngành Xã hội, Học viện Báo chí và tuyên truyền dự kiến bổ sung hai chuyên ngành mới là Công tác xã hội và Quản lý nhà nước. Dự kiến, hai chuyên ngành mới sẽ tuyển 50 sinh viên/ngành, tuyển đồng thời cả hai khối C, D. Trường ĐH Văn hóa TPHCM dự kiến mở thêm chuyên ngành Truyền thông và Văn hoá thuộc ngành Văn hoá học (khối C và D1).
Với khối ngành Kinh tế, theo lãnh đạo Trường ĐH Ngoại thương dự kiến mở thêm ngành Luật, tuyển sinh khối A, D. Trường ĐH Kinh tế - Luật dự kiến mở mới ngành Kinh doanh quốc tế thi theo khối A; A1 và D1. Bên cạnh đó, trường dự kiến tách ngành kế toán - kiểm toán thành hai ngành riêng biệt: Kế toán và Kiểm toán.
Trường ĐH Quốc tế dự kiến mở thêm ngành Dược, tuyển sinh khối A, A1 và B với 50 chỉ tiêu; ngành Kỹ thuật tài chính và quản lý rủi ro với 30 chỉ tiêu. Trường ĐH Tài chính Marketing dự kiến mở nhiều chuyên ngành mới ở các ngành Quản trị khách sạn với các chuyên ngành Quản trị khách sạn - nhà hàng, Quản trị dịch vụ giải trí và Du lịch lữ hành; Ngành bất động sản gồm các chuyên ngành Kinh doanh bất động sản, Quản trị bất động sản; Ngành kinh doanh quốc tế gồm các chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế và Thương mại quốc tế. Những ngành này đều tuyển sinh khối A và D1.
Cân nhắc khi đăng ký thi khối Y - Dược
Đối với khối Y - Dược, thí sinh muốn có nguyện vọng thi vào cần cân nhắc kỹ. Lực học phải thuộc vào loại giỏi khả năng đậu mới cao bởi điểm chuẩn của các ngành này lúc này cũng chiếm tốp đầu.
Cụ thể, trường ĐH Y Hà Nội, điểm chuẩn năm 2011, ngành cao nhất 25,5 điểm là Bác sĩ đa khoa, Bác sĩ răng hàm mặt. Các ngành còn lại có điểm chuẩn từ 20 trở lên. Năm 2011, điểm chuẩn trúng tuyển ngành bác sĩ đa khoa Trường ĐH Y dược TPHCM là 24,5 điểm.
Điểm chuẩn ĐH Dược Hà Nội năm 2011 là 24 điểm và 3 năm trở lại đây, điểm trúng tuyển của trường chỉ dao động từ 0,5 - 1 điểm.
Với các trường ĐH ngành Y - Dược khác điểm chuẩn cũng cao không kém. Cụ thể, điểm chuẩn ĐH Y dược Cần Thơ, ngành Dược học, Răng hàm mặt, Đa khoa đều 23 điểm, các ngành còn lại từ 17 - 18 điểm trở lên.
Ngành Y đa khoa và ngành Răng - Hàm - Mặt thuộc Trường ĐH Y dược Huế năm 2011 cũng có mức điểm trúng tuyển là 23 điểm.
Tương tự, điểm chuẩn trúng tuyển các ngành y, dược của một số trường y dược khác cũng từ 22 - 23 điểm.
Tuy điểm chuẩn cao nhưng chỉ tiêu vào khối Y - dược so với các khối khác đều không cao. Năm nay, theo lãnh đạo nhiều trường ĐH khối ngành Y - dược chỉ tiêu năm nay không tăng mà giữ ổn định như năm 2011 để đảm bảo chất lượng.
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Những thủ khoa không "ngủ quên" Theo bước các em, qua một học kỳ, chúng tôi đã gặp lại 3 thủ khoa. Các em đã khẳng định được năng lực của mình và đang rèn luyện để sau này làm được những việc có ích cho quê hương. Thủ khoa Trường ĐH Ngoại thương: Cái Tết đánh dấu sự trưởng thành Đỗ thủ khoa Trường ĐH Ngoại thương với...