Những trở ngại trong nỗ lực tiếp cận thuốc điều trị COVID-19 trên toàn cầu
Trong suốt 20 năm qua, Mỹ là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng toàn cầu để xét nghiệm và điều trị bệnh nhân nhiễm virus HIV, cứu sống khoảng 21 triệu người.
Giờ đây, các cơ quan y tế toàn cầu và chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang nỗ lực để đưa các xét nghiệm virus SARS-CoV-2 và thuốc kháng virus đắt tiền điều trị COVID-19 đến các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.
Binh sĩ phân phát thực phẩm cứu trợ cho người dân tại Kampala, Uganda trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. Ảnh minh hoạ: THX/TTXVN
Tuần này, Tổng thống Biden sẽ nhấn mạnh phương châm “xét nghiệm toàn cầu để điều trị” tại hội nghị thượng đỉnh quốc tế về dịch COVID-19 lần thứ hai – một cuộc họp trực tuyến quy tụ sự tham gia của các nhà lãnh đạo thế giới nhằm tạo động lực mới cho công cuộc ứng phó với đại dịch trên toàn cầu.
Theo một quan chức cấp cao Mỹ, Tổng thống Biden dự định sẽ tận dụng hội nghị lần này để kêu gọi các quốc gia giàu có quyên góp 2 tỷ USD để mua các phương thuốc điều trị COVID-19 và 1 tỷ USD để mua nguồn cung cấp oxy cho các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Tại Mỹ, nơi thuốc kháng virus điều trị COVID-19 được bày bán rộng rãi, sáng kiến “xét nghiệm để điều trị” của Tổng thống Biden cho phép nhiều bệnh nhân đến hiệu thuốc, xét nghiệm COVID-19 và nhận đơn thuốc miễn phí ngay tại chỗ nếu họ có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, những nỗ lực như vậy có thể sẽ bị hạn chế hơn nhiều cho đến khi các loại thuốc generic (bản sao của thuốc với thành phần hoạt chất tương tự nhau) được bày bán, có thể là vào năm 2023. Tuy nhiên, nỗ lực toàn cầu phải đối mặt với một số trở ngại và bất bình đẳng giống như đã tồn tại cách đây hai thập niên.
Các quốc gia giàu có, bao gồm cả Mỹ, chiếm phần lớn nguồn cung. Trong khi đó, các cơ quan y tế toàn cầu không có đủ tiền để mua thuốc kháng virus, vốn có vai trò quan trọng vì thuốc cần phải được sử dụng từ sớm khi mắc bệnh. Nhiều công ty dược phẩm, đang cố gắng bảo vệ bằng sáng chế của họ, lại đang hạn chế việc cung cấp các thuốc generic ở nhiều quốc gia có thu nhập trung bình, bao gồm toàn bộ khu vực Mỹ Latinh. Bên cạnh đó, một trong những trở ngại lớn nhất là sự sụt giảm mạnh xét nghiệm COVID-19 trên khắp thế giới. Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chỉ 20% trong số 5,7 tỷ xét nghiệm được thực hiện trên toàn cầu là ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Trong đó, các quốc gia có thu nhập thấp chỉ chiếm chưa đến 1% các cuộc xét nghiệm. Lý do là bởi những nước này thiếu tiền để mua dụng cụ xét nghiệm và nhu cầu đã giảm ở các khu vực nơi tỷ lệ mắc COVID-19 hiện đang ở mức thấp.
Paxlovid của hãng dược phẩm Pfizer hiện là loại thuốc kháng virus có nguồn cung dồi dào ở Mỹ. WHO gần đây đã đưa ra “khuyến nghị mạnh mẽ” rằng Paxlovid cần được cung cấp cho những bệnh nhân có nguy cơ nhập viện cao và kêu gọi “phân bố rộng rãi chế phẩm này theo địa lý”. WHO cũng đã đưa ra một “khuyến nghị có điều kiện” đối với thuốc kháng virus molnupiravir do hãng dược phẩm Merck sản xuất. Các chuyên gia y tế toàn cầu cho biết cả hai công ty trên đều đã tiếp thu những bài học từ bệnh AIDS – nhưng chỉ ở một mức độ nào đó. Hai công ty này từng đồng ý phân bổ 7 triệu liệu trình điều trị cho Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) để phân phối ở hầu hết các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, chiếm hơn một nửa dân số thế giới. Tuy nhiên, UNICEF sẽ không thể mua những thuốc trên trừ khi tổ chức này có thể huy động tiền hoặc các quốc gia tài trợ kinh phí.
Video đang HOT
Cho đến nay, 36 công ty từ 12 quốc gia đã đăng ký sản xuất thuốc generic của Paxlovid . Các công ty ở Ấn Độ đã và đang sản xuất thuốc generic của cả Paxlovid và molnupiravir. Cả hai loại thuốc này được kỳ vọng sẽ được cung cấp rộng rãi ở khoảng 100 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Tuy nhiên, những thuốc generic này sẽ không có sẵn cho đến năm sau. Trong khi đó, các bác sĩ và nhà hoạt động trên khắp thế giới cho biết tính mạng của những bệnh nhân dễ bị tổn thương đang bị đe dọa khi thuốc kháng virus và thậm chí cả oxy vẫn nằm ngoài tầm với. Ở các nước có tỷ lệ tiêm chủng thấp, nhu cầu này càng đặc biệt cấp thiết.
Tại Uganda, Tiến sĩ Sabrina Kitaka, một bác sĩ nhi khoa cũng là người tư vấn cho chính phủ về việc tiêm vaccine ngừa COVID-19, cho biết nhiều trẻ em mắc các bệnh lý nền, như bệnh hồng cầu hình liềm, tiểu đường, nhiễm virus HIV – đã gặp biến chứng khi mắc COVID-19. Tiến sĩ Kitaka nhấn mạnh: “Paxlovid sẽ là nhân tố thay đổi cuộc chiến chống dịch bệnh. Điều đó đặc biệt đúng đối với những bệnh nhân bị bệnh nặng và phải điều trị tích cực”.
Tại Brazil, các cơ quan quản lý đã cấp phép sử dụng cả Paxlovid và molnupiravir. Quốc gia Nam Mỹ này và hãng dược phẩm Pfizer đang đàm phán thỏa thuận mua bán để Paxlovid có thể được cung cấp miễn phí thông qua hệ thống y tế công cộng của Brazil. Tuy nhiên, ông Felipe Carvalho, điều phối viên của Tổ chức bác sĩ không biên giới ở Mỹ Latinh, cho biết 25% người dân Brazil có bảo hiểm tư nhân và có thể đã được sử dụng thuốc Paxlovid. Ông phàn nàn: “Chúng ta đang ở trong một thế giới với sự phân biệt đối xử giữa người giàu và người nghèo. Chúng ta vẫn đang vật lộn trong 20 năm, 30 năm sau cuộc khủng hoảng HIV-AIDS để thuyết phục các công ty thực hiện điều đúng đắn”.
Vì sao nhiều biện pháp điều trị COVID-19 chật vật trong ứng dụng diện rộng
Sau hơn hai năm thế giới hứng chịu COVID-19, đã có một số phương pháp điều trị để chống lại đại dịch.
Tuy nhiên, nhiều yếu tố đã hạn chế khả năng phổ biến của các phương pháp điều trị này.
Những viên Paxlovid của Pfizer. Ảnh: AP
Giám đốc Viện Sức khỏe Toàn cầu tại Đại học Geneva (Thụy Sĩ) - ông Antoine Flahault - cho biết việc điều trị COVID-19 rất quan trọng đối với việc cứu sống nhiều bệnh nhân và giảm áp lực lên các bệnh viện.
Ông nói: "Rào cản chính vẫn là hậu cần. Mọi người phải nghĩ đến xét nghiệm PCR nếu có triệu chứng hoặc tiếp xúc rủi ro. Bác sĩ cần kê đơn đúng thuốc, nhà thuốc phải cung cấp thuốc trong khoảng thời gian ngắn".
Thuốc kháng virus
Thuốc kháng virus ngăn chặn khả năng virus nhân lên trong tế bào cơ thể người, dùng điều trị ở giai đoạn đầu, làm giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian của các triệu chứng. Quá trình điều trị bằng Paxlovid nên được bắt đầu trong vòng 5 ngày kể từ khi các triệu chứng xuất hiện.
Theo hãng thông tấn AFP (Pháp), trong tháng 4, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã "đặc biệt khuyến khích" thuốc kháng virus COVID-19 của Pfizer có tên Paxlovid. Đề xuất dựa trên những thử nghiệm mới cho kết quả Paxlovid giảm rủi ro nhập viện tới 85%.
Ngay cả Trung Quốc vốn không ưu ái vaccine COVID-19 của nước ngoài đã thông qua có điều kiện việc sử dụng Paxlovid trong tháng 2. Pfizer có kế hoạch sản xuất tới 120 triệu liệu trình thuốc Paxlovid trong năm nay và dự kiến doanh thu ít nhất 22 tỷ USD từ các hợp đồng đã ký đến đầu tháng 2.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết họ sẽ tăng gấp đôi số cửa hàng nơi người Mỹ có thể mua thuốc Paxlovid, vốn dành riêng cho những bệnh nhân có nguy cơ. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 vào 26/4 và đang điều trị bằng Paxlovid.
Tuy nhiên, Paxlovid vẫn không được kê đơn với số lượng lớn ở nhiều quốc gia. Tại Pháp, ngay cả khi Paxlovid là loại thuốc kháng virus duy nhất được thông qua điều trị COVID-19 nhưng chỉ có 3.500 liệu trình được kê trong 3 tháng đầu năm nay.
Những bệnh nhân đã sử dụng nhiều loại thuốc cũng không nên uống thêm thuốc khánh virus bởi điều này có thể hạn chế sự hấp thu thuốc.
Các phương pháp điều trị khác
Một trung tâm chăm sóc COVID-19 dựng lên tại New Delhi (Ấn Độ) tháng 6/2020. Ảnh: AP
Các thuốc kháng thể đơn dòng, nhắm mục tiêu đến protein gai của virus SARS-CoV-2, có thể được sử dụng như một biện pháp phòng ngừa cho những người có nguy cơ chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 hoặc cho những bệnh nhân nhập viện cần tăng cường kháng thể. Kháng thể đơn dòng được cho giúp giảm nguy cơ nhập viện và tử vong lên tới 80% nhưng phải được thực hiện bằng cách tiêm hoặc truyền trong bệnh viện.
Những thuốc kháng thể đơn dòng chính hiện này gồm Evusheld của AstraZeneca, Ronapreve của Roche cùng Xevudy của Vir và GSK.Nhưng những loại thuốc điều trị này cũng đòi hỏi những mốc thời gian chặt chẽ - và đang phải vật lộn để "theo kịp" các biến thể mới.
Ông Flahault chia sẻ: "Các kháng thể đơn dòng có hiệu quả chống lại biến thể Delta không còn hiệu quả chống lại biến thể BA.1 của Omicron. Loại vẫn còn hiệu quả chống lại BA.1 lại không có năng lực chống lại BA.2". Do đó ông cho rằng việc kê những loại thuốc này rất phức tạp. Một số quốc gia thậm chí đã từ bỏ Ronapreve do không có hiệu quả trong chống lại Omicron.
Ngày 29/4, giới chức y tế Pháp cho biết họ sẽ không còn cho phép dùng Xevudy điều trị cho những bệnh nhân mắc BA.2 vì hiệu quả của loại thuốc này "giảm đáng kể" đối với biến thể phụ của Omicron vốn đang chiếm phần lớn các ca mắc ở nước này.
Tiếp cận thiếu công bằng
Cũng giống như trường hợp của vaccine COVID-19, các quốc gia giàu có khả năng tiếp cận lớn hơn với các phương pháp điều trị so với những nước nghèo. Tình trạng này một lần nữa châm ngòi cho tranh cãi về quyền sở hữu trí tuệ.
Năm 2021, Pfizer và Merck đồng ý để một số nhà sản xuất dược tạo ra phiên bản rẻ hơn thuốc của họ, dựa trên một chương trình được Liên hợp quốc ủng hộ. Pfizer trong tháng 3 đã ký thỏa thuận với 35 nhà sản xuất thuốc tại châu Âu, châu Á cùng Mỹ Latinh để cung cấp Paxlovid cho 95 quốc gia. Tuy nhiên, WHO đã đề nghị Pfizer "dấn thân hơn" bởi nhiều quốc gia thu nhập trung bình có nguy cơ "bị đẩy xuống cuối dãy xếp hàng".
WHO cũng kêu gọi Pfizer minh bạch hơn về giá cả khi có thông tin cho rằng một liệu trình đầy đủ Paxlovid có giá tới 530 USD tại Mỹ.
Hàn Quốc sắp tiếp nhận thuốc viên dạng uống điều trị COVID-19 Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, thuốc viên dạng uống điều trị COVID-19 mà Chính phủ Hàn Quốc đã đặt mua, sẽ tới nước này vào tuần tới. Thuốc Molnupiravir do hãng Merck & Co (Mỹ) phát triển. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu tại cuộc họp ngày 7/1 của Cơ quan trung ương quản lý thảm họa và đối phó với dịch COVID-19 của...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Động thái đặc biệt của Mỹ sau khi đàm phán Nga - Ukraine bế tắc

Tai nạn liên hoàn, giải đua xe đạp danh giá buộc phải tạm dừng

Ông Putin lần đầu lên tiếng sau đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine

Nga tấn công UAV lớn chưa từng có vào Ukraine

Ukraine tìm "điểm mù" trên phòng tuyến Nga để tái xuất mặt trận Kursk

Mỹ nới lỏng lệnh trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì mua S-400 của Nga

4 điều kiện then chốt để ông Trump dỡ bỏ trừng phạt Syria

Điện Kremlin lên tiếng sau khi ông Trump "chốt" điện đàm với ông Putin

Tranh cãi tính năng tàng hình của F-35 Mỹ sau vụ suýt bị Houthi bắn hạ

Tàu hải quân Mexico đâm vào cầu Brooklyn

Nữ sinh 13 tuổi bị lao đâm trúng trong giờ thể dục

Bức xúc với mệnh lệnh "vô nghĩa", chỉ huy đơn vị tinh nhuệ Ukraine từ chức
Có thể bạn quan tâm

Pep Guardiola giải thích lý do Haaland không đá phạt đền
Sao thể thao
11:14:25 19/05/2025
Bất chấp lục đục gia đình, tài sản của vợ chồng Beckham tăng vọt, sắp đuổi kịp Quốc vương Anh
Sao âu mỹ
11:14:10 19/05/2025
Cháy xưởng giày da ở Vĩnh Phúc, 30 xe cứu hỏa đến hiện trường
Tin nổi bật
11:11:35 19/05/2025
Sedan cỡ B tháng 4: City lên ngôi, Accent và Vios giảm sức tiêu thụ
Ôtô
11:08:17 19/05/2025
Công an đột kích quán bar Sky, phát hiện nhiều người dương tính ma túy
Pháp luật
11:05:23 19/05/2025
Ngủ đủ giấc giúp phục hồi và tái tạo da như thế nào?
Làm đẹp
10:51:23 19/05/2025
BABYMONSTER sụm nụ, "em gái Lisa" đảo ngói đổi vận, CĐM réo tên 1 sao Việt
Sao châu á
10:41:43 19/05/2025
Cách diện váy hoa mùa hè sang mà không 'sến'
Thời trang
10:41:40 19/05/2025
Concert Anh Trai ở Mỹ: giá vé 'dát vàng', MXH bùng nổ tranh cãi 'ảo quyền lực'?
Sao việt
10:36:06 19/05/2025
NSND Thái Bảo vừa ôm nhạc sĩ Trần Tiến vừa khóc trên sóng VTV
Tv show
10:26:32 19/05/2025