Những triệu chứng nhiễm virus Covid-19 mẹ bầu cần hết sức lưu ý
Mẹ bầu vốn có sức đề kháng tương đối yếu nên cần hết sức chú ý để bảo vệ sức khỏe bản thân, đặc biệt là trong mùa dịch như hiện tại.
Hội chứng viêm đường hô hấp do virus Covid-19 có thể xảy đến với bất kì ai, trong đó phải kể đến phụ nữ mang thai vì sức đề kháng tương đối yếu. Để phòng tránh bệnh, mẹ bầu cần chú ý thực hiện những biện pháp bảo vệ bản thân như rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang và tránh đến những chỗ đông người.
Triệu chứng nhiễm virus covid-19
Một điều mẹ bầu cần lưu ý nữa đó là triệu chứng khi nhiễm virus covid-19, những người bị nhiễm bệnh thường có triệu chứng đó là ho, tức ngực, khó thở, đau họng và sốt. Những triệu chứng này rất giống với cảm lạnh thông thường và dễ gây nhầm lẫn. Nếu mẹ bầu thấy bản thân xuất hiện các triệu chứng trên, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để thực hiện các bước xét nghiệm cần thiết.
Phụ nữ mang thai sức đề kháng thường yếu nên dễ nhiễm virus hơn so với người thường (Ảnh minh họa).
Theo TS.BS Đào Thị Yến Phi – Trưởng Bộ môn dinh dưỡng Đại học Y Phạm Ngọc Thạch TP HCM, phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng dễ bị nhiễm virus covid-19: “Khi mang thai, tất cả những bệnh lý bạn mắc đều được tính là nguy cơ cao. Một bà bầu bị nhiễm virus corona (covid-19) sẽ được đánh giá nguy cơ cao hơn so với những người khỏe mạnh. Thứ nhất cả bà mẹ và thai nhi đều là “nạn nhân” của virus. Thứ 2 trong giai đoạn mang thai có sự thay đổi, rối loạn nội tiết nên miễn dịch thông thường sẽ giảm”.
Cách phòng tránh virus covid-19 cho phụ nữ mang thai
Video đang HOT
Để phòng ngừa, theo PGS.TS Trần Minh Điển – Phó Giám đốc BV Nhi Trung ương khuyến cáo, với phụ nữ có thai, giải pháp chung là đeo khẩu trang, rửa tay sạch sẽ… bởi không chỉ có covid-19 (nCoV) mà còn nhiều vi khuẩn, virus khác.
Ngoài ra còn những lưu ý quan trọng sau mẹ bầu cần nhớ:
- Không tùy tiện đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
- Rửa tay sạch sẽ mỗi khi đi ra ngoài về bằng xà phòng hoặc nước.
- Tuân thủ nguyên tắc ăn chín, uống sôi. Tuyệt đối không ăn những thực phẩm tái, sống, thịt động vật hoang dã, lưu ý nấu chín thịt, trứng. Việc ăn hải sản sống, gỏi sống khiến chúng ta dễ dàng bị nhiễm các bệnh ký sinh trùng.
- Tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng, giữ ấm mũi họng và cơ thể.
- Xây dựng một chế độ ăn cân đối; không thừa, không thiếu; ăn nhiều rau xanh và trái cây.
- Hạn chế đi đến những nơi đông người và không đi du lịch đến vùng có dịch bệnh.
- Tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu cảm cúm. Nếu nghi ngờ bản thân đã tiếp xúc với những người bị nhiễm virus hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để có được sự trợ giúp kịp thời.
Để nắm rõ hơn kiến thức và cách phòng tránh virus covid-19, cha mẹ hãy tải ngay app Lotus để làm bộ trắc nghiệm gồm 11 câu hỏi về nhiều mặt xoay quanh các chủ đề cách rửa tay, cách đeo khẩu trang đúng cách, cẩm nang phòng bệnh cho mẹ bầu – trẻ nhỏ…
Theo Trí Thức Trẻ
Bí mật nhỏ về chuyển động của thai nhi không ai nói với mẹ bầu
Chuyển động của thai nhi là biểu tượng của sự sống, sức sống và tình trạng của bé trong bụng mẹ. Sự xuất hiện của những chuyển động này chính là sự phản hồi của em bé muốn thông báo với mẹ bầu: "Con đang ổn".
Chuyển động của thai nhi bắt đầu khi nào?
Thông thường từ khoảng tuần thứ 18-20 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ nhận thấy những chuyển động của em bé trong bụng. Tuy nhiên, vì những chuyển động này còn khá nhẹ nên không phải người mẹ nào cũng dễ dàng nhận thấy. Những chuyển động này chỉ thực sự rõ ràng sau 20 tuần thai, lúc này em bé trong bụng sẽ duỗi tay, đá, xoay người, đạp chân vào thành tử cung. Các chuyển động này sẽ ngày càng tăng dần về độ mạnh và nhiều hơn theo tuần thai.
Từ tuần thứ 28-38 của thai kỳ, vì tử cung khá rộng rãi nên thai nhi có nhiều không gian để chơi đùa và chuyển động (ảnh minh họa)
Từ tuần thứ 28-38 của thai kỳ, vì tử cung khá rộng rãi nên thai nhi có nhiều không gian để chơi đùa và chuyển động. Đây cũng là giai đoạn thai nhi chuyển động mạnh mẽ nhất. Đến những tuần cuối như 39-40 tuần thai, khi đầu em bé đã quay xuống và lọt vào khung xương chậu, số lượng chuyển động của thai nhi sẽ giảm đi đáng kể, đây là điều hoàn toàn bình thường.
Làm thế nào để đếm chuyển động của thai nhi chính xác nhất?
Chuyển động của thai nhi không chỉ là sợi dây gắn kết giữa mẹ bầu và em bé trong bụng mà đây còn là phương pháp lâu đời, được sử dụng phổ biến nhất để đánh giá sức khỏe thai nhi. Khi chuyển động của thai nhi giảm hoặc quá thường xuyên thì người mẹ cần theo dõi cẩn thận bởi chuyển động bất thường đôi khi là dấu hiệu thai nhi đang gặp phải vấn đề nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của bé. Chính vì vậy việc chú trọng theo dõi những chuyển động của em bé là vô cùng quan trọng.
Thông thường từ tuần thứ 28 của thai kỳ, mẹ cần phải đếm số lượng chuyển động của thai nhi mỗi ngày. Cách thực hiện như sau:
- Mỗi buổi sáng, trưa, tối, mẹ nên dành thời gian đếm cử động của bé sau mỗi bữa ăn vì mức đường huyết sau bữa ăn cao, thai nhi cũng sẽ tràn đầy năng lượng và hoạt động nhiều hơn. Thời gian đếm tốt nhất là từ 8-9h, 13-14h và 20-21h.
- Khi đếm chuyển động của thai nhi, mẹ hãy ngồi yên hoặc nằm nghiêng, đếm trong vòng 1 giờ mỗi lần, sau đó nhân số lần chuyển động của 3 lần với 4 giờ sẽ được tổng cộng số chuyển động của bé trong 12 giờ.
Thai nhi nấc có được tính là chuyển động không?
Nấc không được coi là chuyển động của thai nhi. Nấc là do sự chuyển động bất thường của cơ hoành. Vì các cơ quan chưa được hoàn thiện nên thai nhi chưa tự cân bằng được nhịp nuốt. Khi nuốt, trẻ hít vào hoặc thở ra đẩy nước ối ra ngoài tạo nên tiếng nấc cụt.
Tần suất của hiện tượng này thường là 15-30 phút một lần, thời lượng mỗi lần từ 3-15 phút và 3-5 lần mỗi ngày.
Từ tuần thứ 32, bà bầu thấy em bé trong bụng hay bị nấc thường xuyên và kéo dài. Nguyên nhân có thể là do dây rốn bị chèn ép. Đây là nguyên nhân nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Dây rốn bị chèn ép, lượng oxy được đưa đến bị giảm khiến cho thai nhi bị nấc trong thời gian dài.
Khi bà bầu cảm nhận thấy thai nhi bị nấc trong thời gian dài, cử động thai kém hoặc có dấu hiệu bất thường khác thì mẹ nên đến các phòng khám có chuyên khoa sản uy tín hoặc các bệnh viện có chuyên khoa sản để khám và có hướng điều trị tiếp theo phù hợp với bản thân.
Theo phunuvietnam
Bị khó thở khi mang thai tháng đầu, mẹ bầu phải làm sao? Theo thống kê, có tới 60% - 70% mẹ bầu bị khó thở khi mang thai tháng đầu tiên, mặc dù cũng có một số mẹ không gặp phải tình trạng này. Nếu như đang bị khó thở khi mới bắt đầu mang thai, mẹ đừng vội lo lắng vì đó hoàn toàn là triệu chứng bình thường, không ảnh hưởng đến cả...