Những trái tim nhân ái đồng hành cùng trẻ em mồ côi
Bằng nghĩa cử cao đẹp, giàu lòng nhân ái, nhiều tổ chức, cá nhân trong tỉnh đã đồng hành, nâng cánh ước mơ cho trẻ mồ côi hiếu học được đến trường chinh phục con chữ.
Góc học tập của cháu Ngân Thị Phương Thảo có rất nhiều giấy khen trong quá trình học tập, rèn luyện.
Những tấm lòng nhân ái
Là Tổng Giám đốc Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông, hàng chục năm qua, ông Lê Hồng Phong không chỉ quan tâm xây dựng và phát triển công ty trở thành một doanh nghiệp lớn, góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, mà ông còn tích cực tham gia các hoạt động từ thiện xã hội. Riêng với trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn, ông luôn dành sự quan tâm đặc biệt. Hiện “Gia đình Tiến Nông” đang nhận đỡ đầu, hỗ trợ học bổng cho gần 100 trẻ mồ côi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và 5 trẻ em mồ côi tỉnh Hà Tĩnh, mỗi suất học bổng trị giá 500.000 đồng/tháng. Có nhiều cháu được công ty đỡ đầu đã trưởng thành và lập nghiệp thành công.
Với ông Nguyễn Đức Đủ, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Xây lắp điện lực Thanh Hóa, ngoài việc trăn trở, chèo lái để công ty ngày càng phát triển bền vững, giữ vững thương hiệu, công ty và cá nhân ông luôn quan tâm công tác an sinh xã hội. Hằng năm, ngoài việc dành một khoản tiền nhất định để hỗ trợ đỡ đầu cho trẻ mồ côi, vào dịp lễ, tết, công ty dành 1.000 suất quà, phối hợp với Ủy ban MTTQ tỉnh và Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi đi thăm, chúc tết, tặng quà cho các gia đình khó khăn, trẻ tàn tật, mồ côi… và tích cực tham gia các hoạt động từ thiện khác.
Video đang HOT
Là một người lính, mang trên mình nhiều thương tích, nhưng với ý chí, nghị lực của Bộ đội Cụ Hồ, ông Nguyễn Duy Nở, Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Tuấn đã thành lập, gây dựng, đưa công ty trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu trong thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước và công tác an sinh xã hội. Từ năm 2016 đến nay, công ty đã ủng hộ chương trình “Nâng cánh ước mơ”, giúp 3 cháu đang học đại học có hoàn cảnh khó khăn, với tổng số tiền 15 triệu đồng và đang đỡ đầu cho 4 trẻ mồ côi với số tiền 24 triệu đồng/năm.
Đi lên từ việc dám nghĩ, dám làm; nhận thức được vai trò, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, Công ty TNHH Tập đoàn bất động sản Đông Á đã hỗ trợ, tài trợ nhiều hoạt động từ thiện, nhân đạo. Riêng với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em mồ côi, mỗi năm công ty dành ra 180 triệu đồng để đỡ đầu và bảo trợ cho 30 cháu, giúp các cháu có cơ hội được đến trường cho đến khi đủ 18 tuổi.
Còn rất nhiều những tập thể, cá nhân đã dành một phần thu nhập của doanh nghiệp, gia đình và bản thân để giúp đỡ trẻ mồ côi. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều trẻ mồ côi đang rất cần sự chung sức, đồng lòng hỗ trợ của các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị – xã hội, các doanh nghiệp, nhà thiện nguyện và cộng đồng xã hội.
Nâng cánh ước mơ cho em đến trường
Về bản Đôi ở xã Thiên Phủ, huyện Quan Hóa vào một ngày đông giá rét, chúng tôi tìm đến nhà cháu Ngân Thị Phương Thảo, dân tộc Thái, hiện đang học lớp 9, Trường THCS-THPT Quan Hóa. Trong căn nhà nhỏ chật hẹp, ông bà ngoại vẫn dành riêng một góc học tập cho Thảo. Kể về tuổi thơ bất hạnh của mình mà hai hàng lệ trên má Thảo không ngừng chảy: Chưa đầy 3 tuổi, cháu đã phải chịu cảnh mồ côi cả cha lẫn mẹ. Đó là vào năm 2009, do mắc bệnh hiểm nghèo, mẹ đã bỏ cháu đi mãi không về. Vì quá đau buồn, trong một lần tham gia giao thông bố đã không làm chủ được bản thân dẫn đến bị tai nạn và mất sau mẹ chỉ 3 tháng. Cháu được ông bà ngoại và bà con họ hàng, làng xóm cưu mang. Bên cạnh đó, cháu luôn nhận được sự giúp đỡ của các tổ chức, ban, ngành, đoàn thể, nhất là hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi các cấp cùng cộng đồng xã hội. Sự động viên, giúp đỡ bằng cả tinh thần, vật chất đã giúp cháu được đến trường học tập cùng bạn bè. Cháu luôn tâm niệm phải học tập, rèn luyện thật tốt để bố mẹ nơi chín suối an lòng yên nghỉ, cũng như không phụ lòng những người đã dang rộng vòng tay chở che, giúp đỡ cháu.
Với cháu Nguyễn Thị Thơm ở thôn Bái Ân 2, xã Định Thành (Yên Định) từ lúc sinh ra đã không biết mặt cha. 2 mẹ con sống với nhau trong một căn nhà cấp 4 chật hẹp. Nhưng số phận thật trớ trêu, mẹ cháu lâm bệnh hiểm nghèo và mất khi cháu còn quá nhỏ. Thơm chia sẻ: Không còn mẹ là mất mát lớn nhất trong đời con. May mắn là con còn ngoại. Ngoại năm nay đã 83 tuổi nhưng vẫn dành hết tình thương để bù đắp nỗi bất hạnh cho con. Hằng tháng, 2 bà cháu sống dựa vào số tiền ít ỏi 270.000 đồng trợ cấp người cao tuổi và trợ cấp mồ côi. Trong những lúc khó khăn nhất, con luôn nhận được sự sẻ chia từ những tấm lòng nhân ái. Trong đó có một tổ chức nước ngoài đã tặng học bổng 3 năm liên tục… Đó chính là niềm an ủi lớn lao để con có niềm tin, động lực bước tiếp và vươn lên trong cuộc sống. Con đã biến nỗi đau thành động lực, học tập chăm chỉ và luôn đạt thành tích xuất sắc trong học tập, công tác đội và các phong trào của trường, lớp.
Theo số liệu thống kê, trên địa bàn tỉnh hiện có gần 22.000 trẻ mồ côi. Để các cháu có cơ hội đến trường như những bạn bè cùng trang lứa, thông qua Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi tỉnh, nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong, ngoài tỉnh và các tổ chức phi chính phủ đã nhận chăm sóc, đỡ đầu trẻ mồ côi, khuyết tật hiếu học, như trao tặng xe đạp, học bổng, bàn ghế, sách vở học tập… Đặc biệt, từ chương trình “Cùng em đến trường”, đã có gần 1.000 trẻ mồ côi được các doanh nghiệp, nhà hảo tâm đỡ đầu, với mức hỗ trợ từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng/tháng/cháu… Những tấm lòng nhân ái đã giúp cho hàng nghìn trẻ mồ côi tưởng như phải bỏ học giữa chừng, được tiếp tục đến trường, giúp các em có một tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn.
Bảo đảm điều kiện cho trẻ em phát triển toàn diện
Đó là yêu cầu của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng tại buổi gặp mặt đoàn học sinh mồ côi, khuyết tật có thành tích vươn lên trong học tập và rèn luyện của tỉnh Thái Nguyên , tại Nhà Quốc hội vào chiều 1/10, đúng vào dịp Trung thu 2020.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng tặng quà các em học sinh mồ côi, khuyết tật tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: TTXVN
Trò chuyện thân mật với 50 đại biểu là học sinh mồ côi và khuyết tật tỉnh Thái Nguyên, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng bày tỏ vui mừng khi được gặp gỡ các cháu đúng vào Tết Trung thu; đồng thời, hoan nghênh Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức hoạt động ý nghĩa này.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội xúc động khi thấy các cháu dù tuổi còn nhỏ, sống trong hoàn cảnh khó khăn, có cháu gia đình thuộc hộ nghèo, có cháu mồ côi nhưng đã nỗ lực vượt khó để đạt được những thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện và tu dưỡng.
Đánh giá cao kết quả công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em của tỉnh Thái Nguyên, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội ghi nhận sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh góp phần thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về giáo dục, chăm lo đời sống tinh thần, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bảo đảm điều kiện thuận lợi để trẻ em thực hiện quyền, bổn phận và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị, thời gian tới, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên tiếp tục quan tâm chăm lo nhóm đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tạo mọi điều kiện tốt nhất, thuận lợi nhất để trẻ em được vui chơi, học tập; tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác bảo vệ trẻ em, để không trẻ em nào bị bỏ lại phía sau.
Hoan nghênh các hoạt động của Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội chỉ rõ, thời gian qua, Hội đã thực hiện nhiều chương trình công tác có ý nghĩa chính trị và xã hội sâu sắc. Qua đó, góp phần quan trọng đưa việc bảo trợ, chăm sóc, bảo đảm quyền trẻ em, nhất là trẻ mồ côi, khuyết tật được thực hiện rộng khắp.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị các cấp Hội thường xuyên phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương rà soát, nắm chắc tình hình của các nhóm đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn để xây dựng kế hoạch trợ giúp phù hợp; góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của các em, giúp các em hòa nhập cộng đồng, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, có đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước./.
Định hình phát triển cho vùng "tâm điểm vàng" kết nối giao thông Vùng H.Thống Nhất với trung tâm là TT.Dầu Giây được xem là "điểm nút" giao thông quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Do đó, lợi thế từ mạng lưới giao thông cũng được xác định là động lực chính để phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Huyện Thống Nhất là điểm nút giao thông quan trọng...