Những trái ngược về loài Zerg tại giải đấu SC II đầu tiên ở Hàn
Như các bạn đã biết trước đây, Global StarCraft II (GSL) – Giải đấu đầu tiên nhưng lại có quy mô lớn nhất từ trước tới nay về tựa game chiến thuật vừa được ra mắt của Blizzard được tổ chức tại Hàn Quốc đã chính thức khởi tranh vào đầu tháng 9.
Global StarCraft II League – Giải đấu có quy mô lớn nhất thế giới.
GSL đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo game thủ trên toàn thế giới với hơn 2.000 người đăng kí tham dự cùng tổng trị giá giải thưởng lên tới 130.000 USD (85.000 USD cho nhà vô địch). Qua đó có thể thấy, giải đấu đã dấy lên phong trào luyện tập StarCraft II cũng như tác động mạnh đến tâm lí của các progamer ở các tựa game eSport khác khi lần lượt những huyền thoại hay game thủ chuyên nghiệp của nền StarCraft: Brood War Hàn Quốc chuyển nghề.
Đến huyền thoại Terran Nada cũng đã chuyển nghề sang StarCraft II.
Ròng rã suốt gần 1 tháng thi đấu và được truyền hình trực tiếp bởi nhà đài GomTV (một trong các đơn vị tổ chức), GSL đã bước đến hồi kết khi vào chủ nhật vừa qua, trận chung kết giữa hai game thủ người Hàn đã được diễn ra.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi 2 game thủ lọt vào trận chung kết GSL lần này đều là những progamer “chuyển nghề” sang từ StarCraft: Brood War. Có lẽ, họ đã biết vận dụng điểm tương đồng giữa hai tựa game này để có thể vạch ra những chiến thuật hợp lí khi dễ dàng vượt qua các đối thủ khác ở vòng ngoài.
Trận chung kết là trận so tài truyền kiếp giữa loài người và quái vật trong StarCraft II. Game thủ Terran Rainbow (HopeTorture) trước đây vốn được biết đến như một Protoss User của đội game nổi tiếng SKT T1 nay đã chuyển race khi sang đến tựa game mới. Khi được hỏi về điều này, anh nghĩ rằng Terran luôn là chủng tộc khó chơi nhất trong StarCraft nên muốn thử sức với nó.
Video đang HOT
Cool (bên trái) và Rainbow trong trận chung kết.
Game thủ Zerg (FruitDealer) với nickname Cool ít được biết đến hơn nhưng lại có một màn trình diễn tuyệt vời ở trận chung kết. Trong tình trạng mà hầu hết các game thủ cùng race khác đều đã bị loại khỏi giải, Cool thể hiện một lối đánh tuyệt vời khi tránh được hầu hết các khó khăn mà loài Zerg gặp phải khi đối mặt với 2 chủng tộc còn lại.
Thể hiện sự vượt trội trước đối thủ Rainbow trong trận chung kết Bo7 với chiến thắng 4-1, Cool có lẽ đã phải khiến cho các nhà sản xuất của Blizzard phải nghĩ lại về việc bổ sung thêm các tính năng cho loài Zerg trong các phiên bản sắp tới khi mà các game thủ của chủng tộc này đang kêu gào cho rằng Zerg quá yếu so với 2 race còn lại.
Cool giành chiến thắng 4-1 trước Rainbow trong trận chung kết GSL.
Tuy nhiên, nếu xét theo mặt bằng chung, chúng ta sẽ thấy có sự chênh lệch lớn giữa Zerg và 2 chủng tộc còn lại trong giải. Với việc chỉ chiếm tới 2 game thủ lọt vào round 16 và chỉ còn lại mỗi mình Cool tại vòng tứ kết, có lẽ các nhà phát triển game của Blizzard sẽ cần phải có cái nhìn đúng đắn hơn nhằm khắc phục lại tình trạng mất cân bằng giữa 3 chủng tộc trong StarCraft II như hiện nay.
Theo gamek
StarCraft II sẽ có thể cứu vãn nền eSport toàn thế giới?
Cùng lắng nghe những trải nghiệm về tác động tích cực của StarCraft II tới nền eSport khu vực Bắc Mỹ sau khi phiên bản chính thức Wings of Liberty được phát hành trên toàn thế giới.
Trước khi StarCraft II được Blizzard chính thức phát hành, nền eSport của Bắc Mỹ đã ở trong tình trạng đóng băng qua rất nhiều năm. Kể từ khi hệ thống giải đấu CGS (Championship Gaming Series) bị hủy bỏ và các top progaming như 3D, coL, EG và Pandemic bị giải tán, khu vực Bắc Mỹ đã không còn khả năng tranh tài với phần còn lại của thế giới.
Phiên bản chính thức của StarCraft II: Wings of Liberty đã được phát hành.
Tuy nhiên, khi thời gian trôi đi, mọi việc cũng trở nên đổi khác. StarCraft II đã bơm vào cộng đồng eSport trên thế giới một luồng sinh khí mới, đặc biệt là ở khu vực Bắc Mỹ. Tựa game mới của Blizzard này đã giành tặng cho các game thủ yêu quý thể loại RTS cơ hội để tất cả cùng trở về chung một xuất phát điểm. Từ khi chính thức phát hành phiên bản Beta đầu tiên, các game thủ ở khu vực Bắc Mỹ đã có thể đánh ngang cơ với những người đồng nghiệp đến từ Châu Âu hay Châu Á.
Những game thủ mới, những người chưa bao giờ được biết đến, nay đã bắt đầu có thể sánh ngang với các gamer chuyên nghiệp trước kia, hơn thế nữa, đã có rất nhiều người trong số họ giành chiến thắng tại nhiều giải đấu lớn. Các cuộc tranh luận đã nổ ra với những ý kiến trái chiều.
Nhiều người cho rằng đó là do StarCraft II là một bộ môn eSport phù hợp với những người trẻ tuổi cũng như 2 người đàn anh của nó StarCraft: Brood War và WarCraft III. Tuy vậy, cũng có rất nhiều ý kiến cho rằng rồi đây, khi các game thủ chuyên nghiệp từ 2 bộ môn kia chuyển sang StarCraft II, họ sẽ nhanh chóng vận dụng được hết tiềm năng của 3 chủng tộc trong game, điều mà những người trẻ tuổi hiện chưa thể làm được.
StarCraft II không phù hợp với các game thủ nhiều tuổi.
Câu trả lời vẫn đang đợi chúng ta trong tương lai. Liệu rằng nền eSport của Bắc Mỹ có thể một lần nữa tỏa sáng như loài phượng hoàng hồi sinh từ đống tro tàn của chúng, hay sẽ lại tiếp tục bị lu mờ dần. Câu trả lời cho vấn đề này không hề đơn giản, chúng ta sẽ cần phải suy xét nhiều nhân tố khác nhau.
Đầu tiên, đó là việc Hàn Quốc - Vương quốc của StarCraft mới chỉ có một vài huyền thoại như NaDa hay JulyZerg chuyển sang chơi StarCraft II. Họ có một xuất phát chậm hơn so với thể giới và thêm vào đó, các huyền thoại của Hàn đã lớn tuổi và sẽ khó có thể thích nghi với một tựa game đòi hỏi sức trẻ như StarCraft II?
JulyZerg.
Mặt khác, khu vực Bắc Mỹ hiện nay cũng đã có rất nhiều tài năng xuất hiện ở tựa game này, cùng với đó là sự trở lại của hệ thống các giải đấu. MLG (Major League Gaming) là một ví dụ điển hình, từng thành công với Halo in Raleigh, MLG mới đây đã đưa thêm StarCraft II vào trong nội dung những bộ môn thi đấu của mình.
Việc những sự kiện LAN được tổ chức đã gây nên sự xuất hiện của các fan hâm mộ eSport tại Bắc Mĩ. Các progamer giờ đây đã có thể trổ hết tài năng của mình trước sự chứng kiến của rất nhiều fan thay vì lặng lẽ ngồi nhà thi đấu các giải đấu Online như trước đây. Một trong những điều hấp dẫn các progamer StarCraft II ở Bắc Mỹ là họ còn có thể đi chu du khắp thế giới để tham dự các sự kiện LAN ở cả Châu Âu lẫn Châu Á (Hàn Quốc).
Bắc Mỹ đã mất đi rất nhiều các giải đấu lớn như CPL, WSVG, Digital Life,... Nhưng thay vào đó, hàng loạt các sự kiện về eSport sắp tới sẽ được khởi động như MLG, ESL và Blizzcon.
Blizzcon.
Nền eSport của một lục địa muốn phát triển được phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Thứ nhất, đó là sự quan tâm của ban tổ chức các giải đấu có thể làm một sự kiện đủ lớn để thu hút các game thủ cũng như fan hâm mộ đến tham dự hay không. Thứ hai, đó là các nhà tài trợ lớn hiện nay như FnaticMSI, Evil Geniuses, compLexity hay TeamLiquids liệu có thể giúp cho các progamer tham dự tất cả các sự kiện eSport quan trọng trong năm.
Bắc Mỹ cần được trao cho cơ hội để có thể giành lại được vị thế của mình trên đấu trường eSport thế giới. Với sự hỗ trợ của các nhà tổ chức sự kiện, các giải đấu hàng tuần là môi trường rất tốt cho cả các game thủ amateur hay chuyên nghiệp nâng cao trình độ của mình. Các tổ chức eSport lớn trên thế giới đang tạo những điều kiện tốt nhất cho những tài năng StarCraft II ở Bắc Mỹ cơ hội được luyện tập hết sức.
Sẽ cần có nhiều cố gắng hơn nữa cùng một chút may mắn để eSport Bắc Mỹ có thể một lần nữa xưng danh cùng thế giới. Tuy vậy, nó đang dần thay đổi theo chiều hướng tốt.
Theo gamek