Những tồn tại chủ yếu trường ĐH cần tập trung cải thiện
Trong giai đoạn từ tháng 1/2016 đến 31/5/2018, bốn Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) Việt Nam đã đánh giá ngoài 122 trường ĐH. Có 117 trường ĐH/học viện đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
Phân tích kết quả của 117 cơ sở giáo dục đã được kiểm định chất lượng và công khai kết quả trên trang thông tin điện tử, báo cáo của GS Bành Tiến Long (nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT) và cộng sự Tạ Thị Thu Hiền tại Hội thảo giáo dục 2018 tổ chức mới đây cho thấy một số vấn đề tồn tại chủ yếu mà các trường ĐH cần tập trung cải thiện chất lượng như sau:
Quản trị ĐH và tổ chức quản lý trường ĐH
Vấn đề về quản trị ĐH và tổ chức quản lý trường ĐH: có 36% trường ĐH được đánh giá chưa có cơ cấu tổ chức đáp ứng các quy định của Điều lệ trường ĐH và các quy định khác của pháp luật có liên quan như:
Chưa thành lập Hội đồng trường, Hội đồng khoa và một số tổ chức khác đúng quy định. Một số trường chưa cập nhật và xây dựng quy chế về tổ chức và hoạt động theo đúng quy định hiện hành…
Có 34% trường chưa đáp ứng được các yêu cầu về chiến lược – kế hoạch phát triển và biện pháp giám sát, đánh giá việc thực hiệu các kế hoạch, chiến lược.
Tổng số 61 tiêu chí đánh giá chất lượng, có 9 tiêu chí 100% các cơ sở GDĐH đều đạt là: Xác định sứ mạng cua trường ĐH; các hoạt động của tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể; đảm bảo các quyền dân chủ trong trường ĐH cho cán bộ, giảng viên; một số tiêu chí về chăm sóc sinh viên; các hoạt động hợp tác quốc tế được thực hiện theo quy định của Nhà nước.
Có 15,4% trường ĐH được đánh giá chưa thiết kế theo quy định đối với các chương trình đào tạo (CTĐT) thường xuyên, chưa đảm bảo chất lượng đào tạo đối với các CTĐT này. Có 65% trường chưa thực hiện việc định kỳ đánh giá CTĐT và thực hiện cải tiến CL dựa trên kết quả đánh giá.
Việc rà soát, điều chỉnh các CTĐT cũng chưa được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc theo đúng các quy định của Bộ GD&ĐT.
Có 43% cơ sở giáo dục được đánh giá chưa đáp ứng yêu cầu CTĐT có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, cấu trúc hợp lý, được thiết kế một cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của đào tạo trình độ ĐH và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trường lao động.
Video đang HOT
Hoạt động đào tạo
Khi triển khai hoạt động đào tạo, phương pháp và quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tâp của người học chưa thật sự được các trường đại học chú trọng, có 44% trường ĐH chưa đáp ứng các yêu cầu của tiêu chí này.
Việc lấy ý kiến của người học, nhà sử dụng lao động và các bên liên quan để làm căn cứ điều chỉnh CTĐT cũng chưa thật sự được các trường chú trọng, có đến 33% trường ĐH chưa đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chí này.
Đội ngũ giảng viên
55% trường ĐH được đánh giá chưa đáp ứng đủ số lượng giảng viên để thực hiện CTĐT và nghiên cứu khoa hoc; tỷ lệ trung bình SV/GV của một số ngành đào tạo quá cao.
Có 26% trường được đánh giá có đội ngũ giàng viên, nghiên cứu viên chưa được đảm bảo cân bằng về kinh nghiệm công tác chuyên môn và trẻ hoá theo quy định. Đặc biệt, có 43% trường được đánh giá có đội ngũ giảng viên chưa đảm bảo trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định, môt số giảng viên chưa giảng dạy theo chuyên môn được đào tao; chưa đảm bảo cơ cấu chuyên môn và trình độ theo quy định; trình độ ngoại ngữ, tin học chưa đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa hoc.
Đồng thời, có đến 35% cơ sở giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu về đội ngũ cán bô quản lý có phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý chuyên môn, nghiệp vụ và hoàn thành nhiệm vụ được giao
Điểm tồn tại lớn nhất là các trường ĐH là có nhiều đề tài, dự án chưa được thực hiện và nghiệm thu theo kế hoạch.
Hơn nữa, tính ứng dụng và chuyển giao của các đề tài KHCN còn yếu, thể hiện ở nguồn thu từ NCKH và chuyển giao công nghệ còn thấp. Các trường ĐH cũng chưa thực hiện đầu tư cho NCKH theo đúng quy định…
Thư viện và diện tích sử dụng đất
Một số vấn đề tồn tại nữa liên quan đến thư viện và diện tích sử dụng đất của trường đại học. Có 66% trường được đánh giá chưa đáp ứng yêu cầu của tiêu chí thư viện của trường ĐH.
Có 55% trường được đánh giá chưa có đủ diện tích sử dụng đất theo quy định; diện tích mặt bằng tổng thể chưa đạt mức tối thiểu theo quy định.
Sự phân bổ, sử dụng tài chính hợp lý, minh bạch và hiệu quả cho các bộ phận và các hoạt động của trường đại học cũng chưa được đảm bảo. Đặc biệt, phần lớn các cơ sở giáo dục được đánh giá chưa đảm bảo được phân bổ tài chính cho các hoạt động NCKH theo các yêu cầu quy định.
“Kiểm định chất lượng 117 trường ĐH trong hơn hai năm qua đã góp phần giúp các trường ĐH Việt Nam nhận ra những điểm mạnh, điểm tồn tại để các trường không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng. Đồng thời thúc đẩy nhanh thực hiện cơ chế tự chủ ĐH Việt Nam, một nhiệm vụ cốt lõi của đổi mới quản trị đại học theo hướng năng động và hiệu quả theo xu thế của thế giới.
Kiểm định chất lượng đã tạo bước chuyển biến tích cực và thay đổi mạnh mẽ đối với các trường ĐH. Nhiều trường ĐH đã có những cam kết mạnh và thực hiện cải thiện chất lượng sau đánh giá. KĐCLGD đã từng bước tạo được niềm tin của xã hội đối với nhà trường”.
Trích báo cáo của GS Bành Tiến Long và cộng sự Tạ Thị Thu Hiền
Theo giaoducthoidai.vn
Có nên giải tán đại học vùng?
Đề xuất giải thể đại học vùng, thay đổi cách quản lý của đại học quốc gia của nguyên Giám đốc Đại học Thái Nguyên Từ Quang Hiển tại Hội thảo Giáo dục 2018 (VEC 2018) với chủ đề "Giáo dục đại học - Chuẩn hóa và hội nhập quốc tế" mới đây đang tạo "cơn sốt" về những bất cập, hạn chế trong mô hình này.
Minh họa của ĐAN
Hoạt động không hiệu quả
Theo GS Từ Quang Hiển, mô hình đại học vùng đã thử nghiệm được 24 năm. Mô hình này cho thấy đang cản trở sự phát triển của các trường đại học thành viên và không có hiệu quả.
"Vô tình, chúng ta đang tạo ra cấp trung gian quản lý trong quản lý giáo dục đại học hiện hành. Nó như cấp tổng cục vậy. Tôi từng là Hiệu trưởng Đại học thành viên cũng là Giám đốc Đại học vùng nên rất thấu hiểu tình trạng của đại học vùng. Vì thế, tôi đề nghị các đồng chí lãnh đạo Quốc hội và Chính phủ nghiên cứu kỹ mô hình này. Nếu giải thể được là tốt nhất.
Nếu không giải thể đại học vùng thì trao quyền tự chủ cao cho các trường đại học thành viên và có cơ chế chính sách cho đại học vùng tương đương như đại học quốc gia. Bên cạnh đó, cơ chế quản lý đại học vùng, đại học quốc gia cũng cần có những đổi mới để có thể phát huy tác dụng cao nhất của các trường thành viên" - ông Hiển nói.
Mô hình đại học vùng đang bộc lộ những hạn chế cần khắc phục. Ảnh minh hoạ: A.C
Ông Hiển cũng chỉ rõ cần thay đổi cách quản lý của đại học quốc gia và đại học vùng giống như quản lý University system của nước ngoài, có nghĩa là đại học không phải là cấp quản lý trung gian (tổng cục), cũng không phải là cấp trên của các trường đại học thành viên; thực hiện được như vậy thì đại học và các trường thành viên đều phát triển bền vững. Có cơ chế mở về đại học quốc gia/vùng, các trường đại học độc lập đóng cùng địa bàn với đại học quốc gia/vùng có thể tham gia đại học với tư cách trường thành viên, ngược lại các trường thành viên của đại học cũng có thể tách ra thành trường đại học độc lập.
Đại học vùng phải là một tổ chức hữu cơ thực thụ
Về vấn đề này, TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GDĐT - cho rằng cần tìm ra nguyên nhân căn bản của việc đại học vùng chưa thể phát triển như kỳ vọng, liệu rằng đây có phải mới chỉ là phép cộng thuần tuý các trường lại với nhau thành một tổ hợp đa lĩnh vực, đa ngành nghề mà chưa có sự kết hợp, điều hành đúng, thực hiện đúng về bản chất và ý nghĩa của mô hình đại học vùng. Từ đó, mới tìm ra nguyên nhân do khâu tổ chức, quản trị có vấn đề hay nhu cầu giải thể là sự tất yếu.
TS Vinh bày tỏ thêm: "Mô hình đại học vùng là đại học đa ngành, đa lĩnh vực, vậy tại sao lại không phát huy được sức mạnh tổng hợp của các trường thành viên? Đây có lẽ là câu chuyện về lãnh đạo, bởi bản chất của xã hội và nhu cầu của thị trường đang đòi hỏi sản phẩm mang tính liên ngành. Ví dụ công nghệ in 3D đâu phải chỉ đơn giản là kỹ thuật số, máy tính, lập trình, mà còn là cơ khí, chế tạo vật liệu và cả các khâu thiết kế, tiêu thụ...
Tất cả các khoa học đó tích hợp với nhau và cần thiết một mô hình đa lĩnh vực để giải quyết. Nếu làm tốt, đại học vùng chính là giải pháp hữu hiệu để giải quyết bài toán này khi mà mỗi trường thành viên có một thế mạnh riêng được liên hợp với nhau. Vì thế, cốt lõi của vấn đề không phải là ghép các trường vào, bây giờ giải tán ra mà là chưa đạt được mục đích như ban đầu, trong quá trình vận hành thiếu một đường lối cứng rắn và một quản trị giáo dục đại học hiệu quả. Trong đại học vùng, các trường cần hợp tác với nhau để tạo ra một mặt trận có sức mạnh lớn để hội nhập và cạnh tranh" - ông Vinh nói.
Để có thể phát triển tốt hơn, TS Vinh đề xuất đại học vùng, thậm chí kể cả đại học quốc gia cần có nghiên cứu lại về cách tổ chức quản trị, không để cấp trung gian, không để diễn ra câu chuyện một tổ chức hữu cơ mà các phần tử lại không liên kết với nhau.
GS Lâm Quang Thiệp - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GDĐT - chia sẻ: "Có một hiệu trưởng trường thành viên ở Đại học Huế đã nói với tôi rằng, nếu có 3 điều ước, điều ước thứ nhất của ông là rời khỏi Đại học Huế. Điều ước thứ hai cũng là rời khỏi Đại học Huế và điều ước cuối cùng cũng là rời khỏi Đại học Huế. Đây là điều khiến bản thân tôi cũng rất trăn trở".
TUỆ NHI
Theo laodong.vn
Đại học cần mạnh dạn, cởi bỏ rập khuôn để tự chủ "Các trường đại học cần tiếp tục đổi mới, mạnh dạn hơn nữa trong thực hiện quyền tự chủ, tự quyết, một cách có giám sát trước Nhà nước và xã hội". Đó là ý kiến của Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Phó Chủ tịch Quốc hội đưa ra tại hội thảo giáo dục 2018 với chủ đề Giáo dục đại học -...