Những tội ác kinh hoàng do bị ám ảnh
Có những vụ án mà những tên tội phạm bị ám ảnh bởi các câu chuyện được xem, những ca khúc hay thể loại âm nhạc …. những người nổi tiếng tình cờ trở thành nạn nhân của chúng.
Kẻ ám sát bị ám ảnh bởi nhân vật chính trong tiểu thuyết
Năm 1980, khi Mark David Chapman bị bắt do ám sát ca sỹ lừng danh John Lennon- thành viên của nhóm nhạc nổi tiếng The Beatles, trên tay hắn cầm hai thứ: khẩu súng và cuốn tiểu thuyết Bắt trẻ Đồng xanh (The Catcher in The Rye) của nhà văn Mỹ J.D Salinger.
Tên tội phạm Chapman có một tuổi thơ đầy sợ hãi do bạo lực gia đình, bản thân hắn lâm vào con đường nghiện ngập, nhưng anh là là một con người tôn sùng Đạo Thiên Chúa. Hai sự kiện đã thay đổi cuộc đời hắn ta mãi mãi, đó là việc thần tượng của hắn, ca sỹ John Lennon tuyên bố The Beatles đã nổi tiếng hơn cả Chúa Giêsu và say mê cuốn tiểu thuyết The Catcher in The Rye.
Giống như bao nhiêu người tôn sùng Đạo, Chapman đã bực tức khi nghe John Lennon tuyên bố như vậy. Và khi đọc cuốn tiểu thuyết, Chapman đồng cảm với nhân vật chính trong truyện là Holden Caulifield, biến mình thành nhân vật đó (trong truyện, Holden sau khi bị đuổi học đã đi lang thang trên khắp đường phố New York, thấy đâu cũng là những kẻ lừa dối, giả tạo). Chapman sau khi bị bắt đã nói: “John Lennon nói với chúng ta thử tưởng tưởng trên Thế giới không có sự tư hữu, trong khi chính bản thân anh ta có tài sản kếch xù với hàng triệu đô, du thuyền, trang trại, bất động sản. Anh ta cười nhạo những người như tôi khi tin vào những lời dối trá trong các bài hát của anh ta và đổ tiền đi mua các album”.
Vào 8/12/1980, Chapman rời New York và hầu hết dành thời gian theo dõi căn hộ tại tòa nhà The Dakota, nơi vợ chồng John Lennon sinh sống. Khi John Lennon và vợ rời phòng thu âm Record Plant, Lennon đã ký tên vào album mới nhất của mình Double Fantasy cho Chapman (xem hình trên). Khi Lennon trở về nhà đã bị Chapman giết hại ngay trước sự chứng kiến của vợ mình. Chapman ngồi tại hiện trường, đọc cuốn tiểu thuyết The Cathcher in The Rye cho đến khi bị cảnh sát bắt. Trong cuộc thẩm vấn, kẻ ám sát đã khai rằng ” Tôi muốn John Lennon là của riêng tôi và phần lớn con người trong tôi là Holden, phần còn lại chính là ác quỷ”
Tên sát nhân máu lạnh chìm đắm trong thể loại Rock- Heavy metal
Các tội ác của Richard Ramirez được cả nước Mỹ gọi là ” tín đồ quỷ Satan” trong suốt những năm 1980. Ramirez là fan cuồng của dòng nhạc Rock- Heavy metal. Trước khi bị bắt vào 30/8/1985, hắn đã giết hại 15 người và đánh đập hàng chục người tại Los Angeles. Được mệnh danh là “Night Stalker”, Ramirez là fan của nhóm nhạc AC/DC, ảnh hưởng bởi những bài hát trong album Highway to Hell, đặc biệt là lời bài hát “ Night Prowler”. Hắn cho rằng “Night Prowler”nói về quỷ Satan đi trong bóng đêm, cướp đi mạng sống của con người. Thực tế thì “Night Prowler” chỉ đơn giản nói về chàng trai lẻn vào phòng người yêu vào ban đêm. Trong trại giam, Ramirez đã thú nhận những vụ án giết người thực hiện theo lời của nhạc phẩm ” Night Prowler”.
Ám sát Tổng thống Mỹ chỉ vì gây sự chú ý của nữ diễn viên.
Trước khi cố gắng ám sát Tổng thống Mỹ Ronald Reagan vào năm 1981, John Hinckley bị ảnh hưởng nặng nề từ bộ phim Taxi Driver (1976) thuộc thể loại hình sự- tội ác, của đạo diễn Martin Scorcese.
Hinckley coi mình là bản sao của nhân vật chính Travis Bickle, một gã lái xe tâm thần. Hắn bắt đầu tập bắn súng, ăn mặc giống Bickle và cũng đem lòng ngưỡng mộ nữ diễn viên trong Taxi Driver, Jodie Foster. Hắn lang thang khắp thành phố để gặp và bày tỏ lòng mến mộ của mình dành cho Foster nhưng không có kết quả. Cuối cùng với ý nghĩ điên khùng, Hinckley quyết định cầm súng và ám sát Ngài Reagan để thu hút sự chú ý của nữ diên viên Foster. Tuy nhiên, sau một thời gian dài bị bắt, Hinckley được trắng án do mắc bệnh tâm thần và được gửi trả lại bệnh viên tâm thần Washington, nơi hắn đã từng lưu trú trước đây.
Bộ phim bị cấm ở Anh trong 27 năm sau khi hàng loạt vụ giết người xảy ra
Video đang HOT
Năm 1972, đạo diễn Stanley Kubrick rút bộ phim A Clockwork Orange (Cỗ máy giết người) ra khỏi hệ thống phát hành ở Anh vì hàng loạt tội ác đều bắt chước mù quáng theo bộ phim. Bộ phim khai thác đề tài bạo lực của cậu thanh niên 17 tuổi Alex DeLarge và băng đảng của cậu ta. Alex cùng băng đảng lang thang khắp thành phố, đánh đập nạn nhân và cưỡng hiếp phụ nữ. Nhiều vụ án xảy ra lúc đó có tình tiết giống hệt trong phim:
Một cậu bé 16 tuổi giết chết người đàn ông dựa theo cách thức giết người trong bộ phim.
Vụ án hãm hiếp cô gái người Hà Lan 17 tuổi của một băng đảng cũng tương tự như trong phim, Alex và đồng bọn đột nhập vào một ngôi nhà và cưỡng hiếp một cô gái.
Vụ hành hung người dã man của cậu bé 16 tuổi có kiểu ăn mặc giống như Alex : quần áo trắng đồng bộ, đội mũ quả dưa hấu và đi đôi combat boots.
Chính gia đình đạo diễn Kubrick cũng bị đe dọa nhiều lần và áp lực từ những người biểu tình lên án bộ phim buộc những người có trách nhiệm phải đình chiếu bộ phim ám ảnh này.
Album của The Beatles báo trước cuộc chiến tranh sắc tộc.
Có một mối liên hệ giữa tên giết người tàn bạo Charles Manson với Album Trắng của The Beatles.
Charles Manson là người đứng đầu tổ chức tà giáo ” Gia đình Manson” ( Manson Family) nổi tiếng ở Mỹ vào những năm 60. Hắn tự cho bản thân đã nhận được sự gợi ý từ lời bài hát Helter Skelter trong Album Trắng, và phát động cuộc chiến tranh ngày tận thế “Helter Skelter” . Đối với The Beatles và những người nghe nhạc khác, Helter Skelter chỉ nói về chuyến đi chơi trong công viên giải trí. Mục đích của Manson là giết người da trắng, sau đó gây nên cuộc chiến giữa người da trắng và người da đen. Chỉ trong 1 tuần, Manson Family đã giết chết 7 người da trắng với thủ đoạn man rợ.Ttại một trong những địa điểm gây án, trên tường có dòng chữ “Helter Skelter” được viết bằng máu của nạn nhân.
Manson Family đã gây chấn động toàn nước Mỹ vì những tội ác dã man, khủng khiếp.
Bộ phim để tài chiến tranh gây ra hàng loạt vụ tự tử.
Bộ phim đoạt giải Oscar Kẻ săn hươu (The Deer Hunter) nói về đề tài phản đối chiến tranh, đã dẫn đến hàng loạt vụ tự sát sau khi phát hành vào năm 1978.
Trong phim, 3 nhân vật tham gia chiến tranh tại Việt Nam đã cùng bị bắt tại một trận đánh. Trong trại giam, họ cùng với những binh lính khác đã phải trải qua nỗi sợ hãi khi chơi trò chơi tử thần Russian roulette. Đó là trò chơi bỏ 1 viên đạn vào ổ đạn súng Rouleau ( có 6 lỗ đạn). Người chơi quay ổ đạn ngẫu nhiên, chĩa súng vào thái dương rồi bóp cò. Xác xuất chết là 1 /6.
Theo nhiều báo cáo, các nạn nhân sau khi xem bộ phim Kẻ săn hươu đã tự sát theo cách bắn súng vào thái dương như trong phim. Không chỉ dừng lại ở các vụ tự tử, nó còn gây ra hàng loạt vụ sát hại khác. Một tên cướp đã bắt cóc người đàn ông gần Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York, sau đó giết ông ta theo cách bắn súng vào thái dương. Tương tự, một người bảo vệ ở nhà tù ở tiểu bang Rhode Island đã bắn một tù nhân trong khi đang kể về những cảnh chơi trò Russian roulette có trong phim.
Seri phim truyền hình về kẻ giết người hàng loạt gây ra hàng loạt vụ giết người
Phim kể về Dexter Morgan, nhân viên pháp y của Sở cảnh sát Miami, nhưng ban đêm, Dexter trở thành kẻ giết người man rợ. Hắn là một kẻ sát nhân rối loạn thần kinh đa nhân cách và cũng có tính kỷ luật, người thỏa mãn sự khát máu về đêm bằng cách tiêu diệt những kẻ giết người hàng lọat. Nhiều vụ giết người bị ám ảnh bởi Dexter.
Một phụ nữ 21 tuổi đã đâm cha mình giữa tim. Trong quá trình thẩm vấn, cô ta không chỉ so sánh chính bản thân với Dexter mà hình đại diện của cha mình trong điện thoại chính là hình của Dexter.
Bị cáo giết người Miranda Barbour 19 tuổi đã tự cho mình là đang có cuộc sống như Dexter và tuyên bố chỉ giết những kẻ đáng tội.
Năm 2010, Andrew Anthony Conley 17 tuổi thừa nhận với chính quyền khi đâm em trai Connor 10 tuổi đã làm theo Dexter.
Tên giết người hàng loạt sống trong cái bóng của siêu anh hùng
James Holmes lúc nào cũng thấy ám ảnh bởi hình tượng Batman. Vào đêm 20/7/2012, Holmes đã xả súng liên hồi tại một rạp chiếu phim thuộc bang Colorado (Mỹ) khi đang công chiếu bộ phim Hiệp sỹ bóng đêm (The Dark Knight), làm 12 người chết và 70 người bị thương. Mọi người không hề tin rằng một sinh viên nhút nhát, ít nói và hiền lành như Holmes lại mang 4 khẩu súng vào trong rạp, gây ra tội ác khiến cả thế giới bàng hoàng . Trước khi đến rạp, Holmes còn cài mìn, chất chất nổ đầy căn hộ của mình với mục đích giết thêm nhiều người dân xung quanh.
Khi bị bắt, Holmes nhuộm tóc màu vàng cam và tự nhận mình là thằng hề Joker, kẻ thù của Batman trong loạt phim Hiệp sỹ bóng đêm.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Những chính trị gia xuất thân từ diễn viên
Nhiều chính trị gia thế giới từng xuất thân từ diễn viên, trong đó có phải kể đến cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, người đã tham gia tổng cộng 69 bộ phim trước khi chuyển sang sự nghiệp chính trị.
Nam diễn viên Ronald Reagan bên cạnh một chú khỉ trong bộ phim "Bedtime for Bonzo" năm 1951. Reagan từng có một sự nghiệp điện ảnh lẫy lừng, tham gia tổng cộng 69 bộ phim trong thời gian từ 1937-1964. Reagan đã được vinh danh với một ngôi sao có khắc tên ông trên Đại lộ Danh vọng Hollywood vào năm 1960. Sau đó, ông đắc cử thống đốc California (1967-75) trước khi trở thành tổng thống thứ 40 của nước Mỹ, phục vụ 2 nhiệm kỳ (1981-89).
Nữ diễn viên Glenda Jackson đã giành giải Oscar đầu tiên vào năm 1961 cho bộ phim "Women in Love". Nhưng sau đó bà chuyển sang nghiệp chính trị và đắc cử vào quốc hội Anh năm 1992. Bà đại diện cho quận Hampstead và Kilburn tại London trong suốt 22 năm qua.
Arnold Schwarzenegger nổi tiếng trên toàn thế giới với tư cách ngôi sao phim hành động Hollywood. Schwarzenegger sau đó rẽ sang nghiệp chính trị và trở thành thống đốc thứ 38 của California và phục vụ 2 nhiệm kỳ từ 2003-2011.
Nữ diễn viên Eva Peron, còn được biết tới với tên gọi Evita, đã làm nên tên tuổi khi vào vai Nữ hoàng Elizabeth I của Anh và hoàng hậu cuối cùng của Nga. Eva là người vợ thứ 2 của Tổng thống Argentina Juan Peren (1895-1974) và trở thành đệ nhất phu nhân Argentina từ 1946 cho tới khi qua đời năm 1952 vì bệnh ung thư. Bà từng được dân chúng đề nghị ra tranh cử phó tổng thống năm 1952 nhưng phải từ bỏ dự định này do sức khỏe ngày càng sút kém. Đương kim Tổng thống Argentina Cristina Fernandez de Kirchner nói rằng bà Eva được nhiều người dân Argentina yêu mến vì đã giúp các phụ nữ được quyền đi bỏ phiếu, bảo vệ quyền lợi cho tầng lớp lao động và thành lập các bệnh viện và các tại trẻ mồ côi. "Eva Peron là biểu tượng lịch sử và văn hóa đích thực đối với tất cả người dân Argentina", Tổng thống Kirchner nói.
Nam diễn viên Clinton Eastwood từng nổi tiếng với vai thanh tra Harry Callahan trong bộ phim "Dirty Harry". Diễn viên kiêm đạo diễn từng giành giải Oscar đã tranh cử thị trưởng thành phố Carmel tại California năm 1986 và thắng cử.
Nam diễn viên từng giành giải Oscar Sidney Poitier, người mang 2 quốc tịch Mỹ và Bahamas, đã được bổ nhiệm làm đại sứ Bahamas tại Nhật kể từ năm 1997. Ông đã được Tổng thống Mỹ Barack Obama trao Huân chương Tự do Tổng thống, giải thưởng danh dự dân sự cao quý nhất nước Mỹ, vào năm 2009 nhờ "thúc đẩy cuộc đối thoại của đất nước về chủng tộc và để lại một dấu ấn vĩnh cữu trong nền văn hóa Mỹ".
Sonny Bono từng là ca sĩ, diễn viên, ngôi sao truyền hình. Ông đắc cử vào quốc hội năm 1994 với tư cách là thành viên của đảng Cộng hòa tại thành phố Palm Springs. Ông qua đời trong một tai nạn trượt tuyết ở California ở tuổi 62 vào năm 1998.
Jesse Ventura từng là một lực sĩ đô vật chuyên nghiệp trong giai đoạn từ 1975-1986 trước khi chuyển sang lĩnh vực phim ảnh. Đến năm 1998, ông lại chuyển sang chính trị và tranh cử thống đốc Minnesota. Ông bất ngờ giành chiến thắng nhưng chỉ phục vụ 1 nhiệm kỳ.
Nam diễn viên George Clooney, ngôi sao điển trai và đào hoa bậc nhất Hollywood, bị đồn là đang có kế hoạch tranh cử thống đốc California. Tuy nhiên, đại diện của Clooney đã bác bỏ thông tin này.
An Bình
Theo Dantri/Telegraph
Ẩn ý khi mời TQ thăm tàu sân bay hạt nhân Mỹ Tướng quân đội hàng đầu Trung Quốc hôm qua tham quan tàu sân bay hạt nhân Ronald Regan trong chuyến thăm của ông tới Mỹ. Thượng tướng Phòng Phong Huy, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, hôm 13/5 thăm tàu sân bay hạt nhân Ronald Reagan ở thành phố San Diego, bang California. Cùng đi với ông...