Những tòa nhà sai phép bị cắt ngọn ở thủ đô
Hàng loạt công trình cao ốc ở trung tâm thủ đô bị nhà chức trách yêu cầu cắt ngọn, thậm chí phải cưỡng chế, có chủ đầu tư bị xử lý hình sự.
Năm 2007, tòa nhà số 4 Đặng Dung (Ba Đình, Hà Nội) cao 23 tầng, trong đó xây vượt phép 13 m (tương đương 4 tầng) đã phải tự phá dỡ khoảng 11 m, sau chỉ đạo của UBND TP Hà Nội.
Đến nay, tòa nhà số 4 Đặng Dung đã phá dỡ 2,5 tầng với chiều cao 11,3 m. Chủ đầu tư gửi đơn kiến nghị thành phố xin giữ lại 2 m tầng cao tạo khung chịu lực và hệ thống lõi của tòa nhà, để tránh lún nứt, sập đổ.
Tòa nhà 13 tầng tại số 16 phố Trích Sài, phường Bưởi (Tây Hồ) có mặt tiền nhìn ra hồ Tây. Công trình được cấp phép xây dựng 11 tầng, tuy nhiên chủ đầu tư xây 15 tầng. UBND quận Tây Hồ đã cưỡng chế phá dỡ phần vi phạm với tổng chi phí trên 700 triệu đồng.
Video đang HOT
Tòa nhà 221-223 Bạch Mai (Hai Bà Trưng, Hà Nội) từng xây dựng 12 tầng, vượt giấy phép 5 tầng và đã bị cưỡng chế cắt ngọn xuống còn 8 tầng.
Hiện tại, tòa nhà vẫn tồn tại 9 tầng, phía tầng tum được quay kín tôn để làm các phòng. Với những sai phạm này, chủ công trình đã bị xử lý hình sự vì vi phạm quy định quản lý trật tự xây dựng đô thị.
Tòa nhà số 34 Đại Cồ Việt (Hai Bà Trưng, Hà Nội) được cấp phép 9 tầng nhưng chủ đầu tư xây vượt phép 2 tầng nên bị nhà chức trách yêu cầu phá dỡ. Tuy nhiên, đến nay tòa nhà mới bị phá dỡ một phần không đáng kể trên tầng tum.
Ngôi nhà số 67 Mai Hắc Đế cũng buộc phải phá dỡ phần xây dựng sai phạm. Được cấp phép xây 9 tầng nhưng chủ nhà đã tự ý xây 10 tầng nên buộc phải phá dỡ phần sai phạm.
Tòa nhà 135-137 Bùi Thị Xuân (Hai Bà Trưng, Hà Nội) được cấp phép xây dựng 9 tầng nhưng chủ nhà đã tự ý xây lên 11 tầng. Khi bị kiểm tra và yêu cầu, chủ tòa nhà này đã tháo dỡ phần sai phạm.
Tòa nhà 93 Lò Đúc cũng xây dựng sai phép nhiều tầng, dẫn đến việc khiếu kiện kéo dài và bị Thanh tra Chính phủ yêu cầu tháo dỡ tầng 30. Tuy nhiên, cho đến nay việc tháo dỡ vẫn chưa được thực hiện.
Bá Đô
Theo VNE
'Cưỡng chế' 17 hộ dân để thi công quốc lộ 1
Sáng 24.9, UBND TP.Tân An (tỉnh Long An) đã tổ chức 'cưỡng chế' 17 hộ dân ở hai bên quốc lộ 1, thuộc khu vực phường 5, để thi công mở rộng quốc lộ.
Các xe cuốc được huy động để san đất
Chính quyền đã huy động nhiều xe cuốc (xe múc) san bằng các khu đất với sự bảo vệ của lực lượng dân phòng. Một số hộ dân đã tỏ thái độ phản đối việc 'cưỡng chế'.
Trả lời báo chí, Phó chủ tịch UBND TP.Tân An Lê Văn Hùng cho biết: "UBND TP.Tân An chỉ tổ chức lực lượng bảo vệ thi công chứ không... cưỡng chế".
Lãnh đạo TP.Tân An cho biết chỉ tổ chức lực lượng để bảo vệ thi công, chứ không cưỡng chế
Theo ông Hùng thì nhiều đoạn trên quốc lộ 1 thuộc khu vực phường 5 đến nay vẫn chưa thể thi công, nhưng theo kế hoạch thì trong tháng 10 này, phần mặt đường đoạn qua phường 5 sẽ phải hoàn thành.
Được biết, ngày 25.8, 17 hộ dân nói trên đã được chính quyền địa phương trao quyết định cưỡng chế. Nhưng các hộ này không đồng ý nhận quyết định vì cho rằng đất của họ có giấy tờ đất hợp pháp, nếu thi công thì phải bồi thường sòng phẳng chứ không đồng ý hiến đất.
Trước đó, TP.Tân An có chủ trương vận động người dân hiến đất để thi công mở rộng quốc lộ.
Tin, ảnh: Lê Hoàng
Theo Thanhnien
Ông Đoàn Văn Vươn bồi hồi trở lại khu đầm tôm Được đặc xá, trở về với gia đình, với khu đầm, chứng kiến sự tiêu điều của vùng nước sau nhiều năm vắng bàn tay mình, ông Đoàn Văn Vươn không khỏi xót xa. Tuy nhiên với ông có tự do là có tất cả. Ông sẽ gây dựng và khôi phục lại mọi thứ! Ông Đoàn Văn Vươn: Tôi sẽ làm lại...