Những tỉnh thành nào vẫn đang yêu cầu giấy xét nghiệm âm tính?
Nhiều tỉnh, thành chưa thực hiện ngay Nghị quyết 128 của Chính phủ, vẫn quy định người dân đến/về địa phương phải có có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.
Cho đến cuối ngày 14/10, 22 chốt kiểm dịch ở cửa ngõ Thủ đô Hà Nội vẫn hoạt động bình thường, kiểm soát chặt dòng người ra vào TP.
Đến thời điểm hiện tại, Hà Nội chưa có văn bản mới về việc bỏ hay không các loại giấy tờ cần thiết để ra/vào thành phố, nên vẫn giữ nguyên quy định như hiện tại. Các chốt kiểm soát tại cửa ngõ cho phép người dân vào thành phố với các điều kiện sau: Có giấy xác nhận xét nghiệm test PCR trong vòng 72 giờ, chứng nhận tiêm phòng vaccine Covid-19, giấy tờ tùy thân, giấy đi đường hoặc giấy xác nhận ra vào Hà Nội; Xe vận tải hàng hóa có mã nhận diện luồng xanh được vào Hà Nội theo quy định trước đó.
Nghị quyết số 128 của Chính phủ về việc hướng dẫn tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19″, bỏ việc áp dụng Chỉ thị 15, 16 và 19 trên toàn quốc.
Trao đổi với PV Dân trí , một Đội trưởng CSGT đang chỉ đạo công tác tại một chốt kiểm soát ở cửa ngõ ra vào TP Hà Nội cho biết, lực lượng vẫn đang ứng trực và thực hiện nhiệm vụ theo quy định của thành phố.
Trao đổi với PV Dân trí sáng ngày 15/10, một lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Thái Bình cho biết, tỉnh hiện nay vẫn yêu cầu người dân từ tỉnh khác vào tỉnh phải có giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19.
“Hiện nay tỉnh Thái Bình đang tính toán phương án thực hiện hướng dẫn mới của Bộ Y tế, bởi vì hiện nay vấn đề kiểm soát người vào tỉnh Thái Bình hiện rất căng thẳng, nếu mở ra như vậy sẽ rất khó kiểm soát, vì vậy chúng tôi đang tính toán tham mưu một cách hợp lý để đảm bảo quy định chung”, lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Thái Bình cho hay.
Trao đổi với PV, ông Đỗ Đức Lưu, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nam Định thông tin: “Hiện nay tỉnh Nam Định vẫn chưa có quyết định mới nên vẫn tiến hành theo quy định cũ người dân vào tỉnh Nam Định vẫn cần giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19. Tuy nhiên, tỉnh Nam Định sẽ cố gắng làm sao vừa đảm bảo thuận lợi cho người dân khi vào tỉnh, nhưng vẫn phải vừa đảm bảo được vấn đề kiểm soát”.
Ngày 14/10, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành văn bản về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ. Theo ghi nhận của PV Dân trí , tại các chốt cửa ngõ vào tỉnh hiện vẫn chưa có thay đổi về các quy định yêu cầu đối với người vào tỉnh. Cụ thể, lực lượng làm nhiệm vụ chỉ cho vào tỉnh đối với những người: Có giấy tờ tùy thân có ảnh; có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn hiệu lực hoặc chứng nhận tiêm vaccine phòng Civid-19 ít nhất một mũi, thời gian đã trên 3 tuần; trở về từ địa phương không thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ; người cư trú tại Ninh Bình đã hoàn thành cách ly tập trung có xác nhận hoành thành cách ly do cơ quan có thẩm quyền cấp…
Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Hải Dương cho biết, hiện tại tỉnh tiếp tục thực hiện kiểm soát chặt chẽ người từ các địa phương khác vào tỉnh (kể cả người Hải Dương trở về từ tỉnh ngoài), yêu cầu phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính bằng phương pháp RT-PCR trong vòng 72 giờ.
Sáng 15/10, trao đổi với PV Dân trí , lãnh đạo UBND tỉnh Yên Bái cho biết, hiện tỉnh vẫn duy trì việc yêu cầu người dân phải có giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19, hoặc kết quả xét nghiệm PCR khi đến/ về tỉnh. Lý giải về việc này, lãnh đạo tỉnh Yên Bái cho rằng, hiện nay tại các tỉnh lân cận như Phú Thọ, Lào Cai đang xuất hiện các ca dương tính, nên chính quyền phải đảm bảo một cách an toàn nhất trong công tác phòng chống dịch.
Tại Đà Nẵng , người dân đến/về thành phố từ các địa phương trên cả nước phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ kể từ khi lấy mẫu đến khi vào TP Đà Nẵng (kết quả xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR hoặc test nhanh).
Video đang HOT
Đối với người dân đến/về thành phố từ địa phương, khu vực có dịch Covid-19, phải đáp ứng thêm các yêu cầu sau đây:
- Đối với người đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh Covid-19: Cách ly tại nhà đủ 7 ngày, lấy mẫu xét nghiệm 2 lần vào ngày thứ nhất và ngày thứ 7. Trong đó, ngày thứ nhất có thể xét nghiệm bằng phương pháp test nhanh kháng nguyên hoặc RT-PCR, ngày thứ 7 xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR.
Người dân được lấy mẫu xét nghiệm tại chốt cửa ngõ ra vào TP Đà Nẵng (Ảnh: Khánh Hồng).
- Đối với người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine hoặc tiêm đủ liều nhưng ngày tiêm liều cuối cùng chưa đủ ít nhất 14 ngày so với thời điểm đến thành phố Đà Nẵng: Cách ly tại nhà đủ 14 ngày, lấy mẫu xét nghiệm 3 lần vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14. Trong đó, ngày thứ nhất, ngày thứ 7 có thể xét nghiệm bằng phương pháp test nhanh kháng nguyên hoặc RT-PCR, ngày thứ 14 xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR.
Kinh phí xét nghiệm do người dân chi trả; trường hợp là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ chính sách thì được xem xét hỗ trợ.
Tại Đắk Nông , người về từ các tỉnh, thành khác đều phải thực hiện cách ly tập trung hoặc tự theo dõi sức khỏe tại nhà.
Tỉnh này yêu cầu người tiêm một mũi vaccine hoặc chưa tiêm mũi nào thực hiện cách ly tập trung 14 ngày khi về từ TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai; cách ly tại nhà 14 ngày đối với người về từ các địa phương có nguy cơ tương đương hoặc trạng thái bình thường mới. Tất cả công dân khi về đến tỉnh phải thực hiện xét nghiệm PCR
Sở GTVT Đắk Lắk vừa có phương án tổ chức vận chuyển hành khách tuyến cố định liên tỉnh bằng xe ô tô có bến đi/bến đến trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến bến xe nằm trong địa phương/ khu vực có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao theo Quyết định số 1777 của Bộ Giao thông vận tải ban hành.
Theo đó, hành khách đi từ địa phương/khu vực có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao đến địa phương/khu vực có nguy cơ tương đương hoặc thấp hơn phải tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19 hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương; có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên xe ô tô; tuân thủ 5K (không tham gia chuyến đi khi có các triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng…).
Trường hợp hành khách chưa đủ điều kiện tiêm chủng vaccine theo quy định của Bộ Y tế khi đi cùng người thân trên chuyến xe phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên xe ô tô.
Khách đi từ địa phương/khu vực có nguy cơ và bình thường mới đến địa phương/khu vực có nguy cơ cao hơn: Có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên xe ô tô.
Hướng dẫn người dân qua chốt thực hiện khai báo y tế, ghi lại địa chỉ nơi đi, địa chỉ nơi đến, số điện thoại liên hệ và tổng hợp báo cáo danh sách về địa phương (Trung tâm Y tế) ít nhất 3 lần/ngày để địa phương thực hiện giám sát y tế phòng, chống dịch.
Tại Bình Định , hiện địa phương mới nhận Công văn của Bộ Y tế nên chưa có phương án cụ thể và đang giao Sở Y tế xây dựng phương án cụ thể. Tuy nhiên, hiện đối với người về từ vùng dịch (vùng đỏ) theo quy định của Bộ Y tế thì yêu cầu tiêm 2 mũi vaccine và có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ.
Tại Gia Lai , hiện nay, Ban chỉ đạo phòng, chống Covid -19 tỉnh đang thực hiện tổ chức cách ly tập trung đối với công dân đi về từ các tỉnh là vùng dịch để tránh nguy cơ lây nhiễm, bùng phát dịch bệnh trong cộng đồng.
Người dân về quê tránh dịch qua địa phận tỉnh Gia Lai (Ảnh: Nay Săt).
Cụ thể, các khu cách ly tập trung sẽ phân loại công dân đã tiêm 2 mũi, một mũi vaccine và mắc Covid-19 đã xuất viện nhằm sàng lọc, xét nghiệm, đánh giá dịch tễ. Trên cơ sở sàng lọc, cơ quan chức năng sẽ phân loại để xử lý phù hợp về điều kiện, thời gian cách ly, đưa về cách ly tại nhà khi đáp ứng điều kiện.
Theo đó, nếu từ vùng dịch về, các công dân tiêm 2 mũi sẽ thực hiện cách ly tập trung 7 ngày và test mẫu một lần, sau đó sẽ thực hiện cách ly 7 ngày tại nhà. Đối với những công dân đã tiêm một mũi vẫn thực hiện cách ly tập trung 14 ngày và thực hiện test mẫu theo quy định.
Theo văn bản của Sở Y tế tỉnh Phú Yên , từ ngày 13/10, chốt kiểm dịch Covid-19 đặt ở quốc lộ 1 (đoạn qua tỉnh Phú Yên) thực hiện hướng dẫn người dân qua chốt khai báo y tế, ghi lại địa chỉ nơi đi, địa chỉ nơi đến, số điện thoại liên hệ và tổng hợp báo cáo danh sách về địa phương (Trung tâm Y tế) ít nhất 3 lần/ngày để địa phương thực hiện giám sát y tế phòng, chống dịch.
Đồng thời, tổ chức đo thân nhiệt, kiểm tra kết quả giấy xét nghiệm. Trong trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ (sốt, ho, khó thở…) hết thời hạn xét nghiệm (trong 72 giờ) thì thực hiện xét nghiệm test nhanh tại chốt.
Tại Thừa Thiên Huế , công dân khai báo y tế theo quy định bằng hình thức trực tuyến trước khi vào tỉnh qua địa chỉ https://qr.thuathienhue.gov.vn hoặc ứng dụng Hue-S. Hệ thống sẽ chính thức hoạt động vào 7h sáng mai 15/10. Công dân chỉ khai báo y tế trước khi qua chốt tại Thừa Thiên Huế mà không cần phê duyệt.
Sau khi khai báo, hệ thống sẽ cấp mã QR theo chuẩn quốc gia để công dân quét tại các điểm đến trong quá trình di chuyển trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đối với trường hợp không sử dụng điện thoại thông minh sẽ được nhân sự tại các chốt hỗ trợ khai báo y tế và in cấp mã QR cho công dân trước khi vào địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tại Nghệ An, ngày 14/10, trao đổi với PV Dân trí , ông Nguyễn Trung Thành – Chánh văn phòng Sở Y tế Nghệ An cho biết, đơn vị vừa nhận được văn bản của UBND tỉnh Nghệ An về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ. Hiện Sở Y tế đang phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể.
Theo ông Thành, thời điểm hiện tại, các công dân từ phía Nam hồi hương, đi qua chốt kiểm soát dịch cầu Bến Thủy để vào địa bàn đông nên nguy cơ rất lớn, do đó phải duy trì yêu cầu về kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 để đảm bảo ngăn ngừa nguy cơ lây lan dịch bệnh.
“Chúng tôi đang gấp rút xây dựng kế hoạch triển khai Nghị quyết 128 trên quan điểm cẩn trọng, tỉ mỉ, ứng với các tình huống cụ thể, cố gắng trong ngày 15/10 sẽ ban hành để các chốt cửa ngõ của tỉnh áp dụng, vừa đảm bảo việc đi lại thông suốt vừa đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19″, ông Nguyễn Trung Thành thông tin.
Ngày 14/10, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành công văn gửi các Sở, ngành, địa phương yêu cầu xây dựng kế hoạch “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19″, theo Nghị quyết 128 của Chính phủ.
Đến chiều 14/10, UBND tỉnh Quảng Trị chưa có chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể để có kế hoạch thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ. Do đó, tạm thời tỉnh này vẫn áp dụng các quy định cũ đã ban hành trước đó. Theo đó người các địa phương đến tỉnh Quảng Trị vẫn phải có kết quả xét nghiệm hoặc test nhanh âm tính với SARS-CoV-2; người tiêm đủ 2 liều vaccine về từ vùng dịch vẫn phải cách ly tập trung tối thiểu 14 ngày.
Ninh Bình: Đón trên 600 công dân trở về từ một số tỉnh phía Nam
Sau hơn 1 ngày di chuyển, rạng sáng 5/10, đoàn tầu hỏa chở hơn 600 người dân tỉnh Ninh Bình đang sinh sống, làm việc, học tập tại TP Hồ Chí Minh và 2 tỉnh Bình Dương, Đồng Nai đã về tới ga Ninh Bình.
Những công dân đầu tiên đã trở về quê an toàn. Ảnh: baoninhbinh.org.vn
Đây là 600 người dân có hộ khẩu thường trú tại Ninh Bình, bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trong thời gian sinh sống tại một số địa phương phía Nam. Người được đón về là phụ nữ mang thai, người có công, người già, người tàn tật, trẻ em dưới 1 tuổi cùng người thân...
Trước đó, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Kế hoạch số 146/KH-UBND ngày 21/9/2021 về việc tổ chức đón người dân trở về quê bằng tầu hỏa. Tỉnh đã bố trí đoàn công tác đển các tỉnh, thành phố trên để tổ chức các phương án đón người dân trở về quê. Trước khi lên tàu, người dân phải xuất trình các giấy tờ liên quan theo quy định, có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn hiệu lực trong vòng 48 giờ tính đến thời điểm bắt đầu khởi hành. Tất cả các thành viên trong đoàn và người dân đều chấp hành tốt, thực hiện nghiêm các quy định về phòng dịch COVID-19 trong suốt quá trình di chuyển về quê.
Tại ga Ninh Bình, lực lượng chức năng thực hiện sàng lọc, xét nghiệm SARS-CoV-2 và bàn giao người dân cho các cơ sở cách ly tập trung trên địa bàn tỉnh. Người dân sẽ thực hiện cách ly tập trung 14 ngày, sau đó tiếp tục về cách ly tại nhà, nơi lưu trú 14 ngày và thực hiện xét nghiệm theo quy định.
Ở một diễn biến khác, đêm 4/10, rạng sáng 5/10, lực lượng chức năng Ninh Bình đã đón và hỗ trợ gần 1.500 người dân các tỉnh phía Bắc trở về quê từ các tỉnh phía Nam, qua địa phận tỉnh.
Ghi nhận tại chốt kiểm soát giao thông, kiểm soát dịch COVID-19 Dốc Xây, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình, địa điểm giáp ranh với tỉnh Thanh Hóa, khoảng 22 giờ ngày 4/10, đoàn xe mô tô khoảng 260 người đã về qua chốt. Tại đây, lực lượng chức năng đã triển khai các phương án đón đoàn vào địa bàn tỉnh, phân làn phương tiện tránh ùn tắc giao thông và hỗ trợ dẫn đường cho người dân tham gia giao thông nhằm đảm bảo an ninh trật tự, trật tự an toàn giao thông.
Ngoài việc hỗ trợ, hướng dẫn giao thông, lực lượng chức năng tỉnh Ninh Bình còn chuẩn bị 1.500 suất ăn nhanh để chuyển đến tay người dân.
Tiếp đó, khoảng 2 giờ và 4 giờ ngày 5/10, lực lượng chức năng tiếp tục đón khoảng 1.200 người dân đi xe mô tô về qua chốt.
Nhiều người qua chốt cho biết, phần lớn họ đi từ các tỉnh phía Nam về các tỉnh phía Bắc như: Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình... Họ đang tiếp tục hành trình còn khá xa, rất mệt mỏi, nhưng những sự quan tâm kịp thời của tỉnh Ninh Bình đã tiếp thêm sức cho họ, khiến con đường về quê như được ngắn lại.
Mặc dù rạng sáng 5/10, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có mưa lớn trên diện rộng, nhưng sự vào cuộc tích cực của các ngành chức năng trong tỉnh đã góp phần đảm bảo an ninh, an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, không có trường hợp nào đi lạc đường.
Đi xe máy từ TP.HCM về miền Tây đến Long An phải quay đầu, về TP.HCM lại cũng không được Những ngày gần đây, rất nhiều người dân các tỉnh miền Tây đi xe máy từ TP.HCM về thì bị các chốt kiểm tra buộc quay đầu. Có nhiều trường hợp rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan" khi quay lại TP.HCM cũng không được. Long An đã thực hiện việc kiểm soát kỹ việc ra vào cửa ngõ từ những ngày...