Những thực phẩm tuyệt đối không ăn chung với quả nho
Nho là loại trái cây có hương vị hấp dẫn được nhiều người ưa thích, nhưng cần lưu ý những thực phẩm này khi ăn chung.
Dưới đây là những thực phẩm đại kỵ với nho.
Sữa tươi có hàm lượng protein rất cao và cực tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu bạn ăn nho xong mà uống thêm sữa tươi thì đại hại.
Trong nho lại chứa hàm lượng axit cao như axit tartaric, axit malic và axit xitric,…và cả vitamin C. Khi protein trong sữa gặp các hoạt chất axit trên thì sẽ gây ra hiện tượng kết tủa, kể cả vitamin C. Từ đó, cơ thể không thể chuyển hóa được và gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa,…
Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo chỉ nên ăn nho sau khi đã uống sữa được ít nhất 1 tiếng.
Nhân sâm là loại dược liệu quý hiệu và có công dụng rất tốt với sức khỏe con người. Tuy vậy, trong quả nho lại chứa axit tannic, đây là một loại polyphenolic, khi thủy phân tạo ra glucose, axit gallic hoặc các axit polyphenolic khác nên khi ta ăn nho sẽ cảm nhận vị ngọt.
Loại axit này lại phản ứng với protein trong nhân sâm, làm biến đổi cấu trúc và gây hiện tượng kết tủa, làm giảm hiệu quả, chức năng của củ sâm đồng thời gây hại cho sức khỏe.
Trong hải sản như tôm biển, cá biển hay cua biển đều chứa hàm lượng protein cao, nếu bạn vừa ăn hải sản xong và thưởng thức một vài quả nho để tráng miệng thì không tốt chút nào đâu nhé.
Như đã đề cập ở những đoạn trước, nho chứa hoạt chất là axit tanic, nó phản ứng với protein trong thực phẩm gây ra kết tủa, từ đó giảm đi giá trị dinh dưỡng của protein và gây kích thích đường tiêu hóa gây chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy và nhiều triệu chứng khác.
Kali là hoạt chất rất tốt cho cơ thể, tuy vậy nếu quá liều rất dễ gây ra nhiều biến chứng không tốt như co thắt đường tiêu hóa, tăng nồng độ kali trong máu dẫn đến đầy bụng hoặc tiêu chảy, thậm chí là rối loạn nhịp tim.
Video đang HOT
Vì vậy, nếu bạn đã tiêu thụ các loại thực phẩm giàu kali như tảo bẹ, rong biển, chuối, hạnh nhân và các loại đậu khác,…thì nhất định phải đợi hai hoặc ba tiếng sau đó mới được ăn nho để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Ăn quá nhiều nho sẽ thế nào
Gây tiêu chảy
Những loại thực phẩm nhiều đường có thể gây tiêu chảy, nho không phải là ngoại lệ. Nước nho có thể gây tiêu chảy ở những người nhạy cảm vì nó có đường đơn.
Tăng cân
Lượng calo trong nho tương đối ít, trong khoảng 30 quả nho có chứa ít hơn 105 calo. Tuy nhiên, nho lại có thể khiến bạn ăn nhiều, khó kiềm chế được nên lượng calo trong bữa phụ có thể tăng lên gấp đôi, gấp 3. Vì vậy, ăn nho quá nhiều và thường xuyên có thể khiến bạn tăng cân.
Biến chứng thai kỳ
Nho có chứa chất resveratrol, một loại polyphenol mạnh được tìm thấy ở rượu vang đỏ. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, chất bổ sung resveratrol sẽ gây ra các vấn đề về tuyến tụy ở thai nhi đang phát triển.
Gây ngộ độc
Nguyên nhân gây ngộ độc nho thường không xuất phát từ quả nho mà do các chất bảo quản thực phẩm, nấm mốc và vi khuẩn ở trên vỏ nho. Do vậy nên chú ý mua nho rõ nguồn gốc, ngâm rửa cẩn thận trước khi ăn.
Gây dị ứng
Tuy rất hiếm nhưng nho vẫn có thể gây dị ứng, nguyên nhân là do trong nho có một loại protein làm nhiệm vụ chuyển hóa lipid đã được chứng minh có khả năng tạo ra phản ứng dị ứng ở người. Nếu bị dị ứng với nho, bạn có thể bị nổi mề đay, mẩn đỏ trên da. Trong trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể bị khó thở và sốc phản vệ.
Vấn đề về thận
Theo báo cáo của Viện Tiểu đường, Bệnh tiêu hóa và Thận Quốc gia Mỹ, những người mắc bệnh thận mãn tính và bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn một số loại thực phẩm, trong đó có nho. Tuy hiện nay chưa có nghiên cứu nào chỉ ra mối quan hệ trực tiếp giữa bệnh thận với nho nhưng những người mắc bệnh thận vẫn nên thận trọng khi ăn nho.
Những người không nên ăn nho
Người béo phì
Nho chứa tương đối ít calo, nhưng khoảng 30 quả nho chứa chưa đến 105 calo. Nếu bạn thấy ngon miệng mà ăn hết cả túi thì lượng calo nạp vào cơ thể tương đương với cả một bữa ăn. Nếu bạn thường xuyên ăn nho mà không định trước suất ăn của mình thì số calo thêm vào này sẽ khiến bạn tăng cân.
Nho có nhiều chất xơ, lượng chất xơ này không ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của đường ruột. Song khi ăn quá nhiều nho, lượng chất xơ sẽ tăng lên. Nếu không thường xuyên ăn nhiều chất xơ, bạn sẽ thấy khó chịu trong bụng khi nạp vào một lượng lớn chất xơ từ nho. Khi cơ thể không tiêu hóa được hết chất xơ, lượng chất xơ ứ đọng lại khó thải ra ngoài, đó là một dấu hiệu của táo bón. Đôi khi, chất xơ lại có tác dụng ngược lại, gây tiêu chảy vì cơ thể cố gắng để thải chất xơ ra ngoài.
Người bị viêm loét dạ dày
Trong 125 mL ( cốc) nước ép nho chứa tới 23-66 mg vitamin C sẽ không tốt cho những người mắc bệnh viêm loét dạ dày. Chính vì thế những người mắc bệnh này nên hạn chế hoặc không nên ăn nho.
Người bị tiểu đường
Trong 100 gam thịt quả nho sẽ chứa 10 đến 12 gam đường gluco và fructose dễ hấp thụ. Vì thế, khi ăn loại quả này, lượng đường huyết trong máu sẽ tăng cao. Do đó, nếu bạn mắc phải căn bệnh tiểu đường thì nên hạn chế sử dụng loại quả này, ăn càng ít càng tốt và nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ điều trị.
Người bị bệnh răng miệng
Người mắc bệnh răng miệng nếu ăn nhiều nho tươi hay uống nhiều nước nho sẽ khiến bệnh bị nặng hơn. Người bị tăng huyết, bệnh nhân ghép tim, thận và giác mạc… không nên ăn nho và nước nho đỏ.
Người đang điều trị bệnh tăng huyết áp
Nho với thuốc ức chế calcium làm chậm chuyển hóa thuốc. Cho nên đang điều trị bệnh tăng huyết áp nên kiêng hoặc ăn ít, uống ít nước nho để tránh gây tăng hiệu lực của thuốc không kiểm soát được (Diltiagem, Verapamil). Các thuốc ức chế men chuyển (Benzapril, captopril) để chữa tăng huyết áp cũng tương tác với kali trong nho, cho nên khi dùng thuốc đó tránh hoặc ăn ít nho.
5 kiểu ăn dễ 'nuôi' tế bào ung thư
Ăn các món chiên, rán, thực phẩm chế biến sẵn, cá muối; dưa và cà muối... trong thời gian dài có thể tạo điều kiện cho bệnh ung thư phát triển.
Ung thư là một trong những bệnh lý gây tử vong hàng đầu thế giới. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thay đổi lối sống như duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh hoặc chế độ ăn uống không khoa học có thể gây ung thư.
Dưới đây là 5 dạng đồ ăn rất nhiều người Việt vẫn thường sử dụng, được Tổ chức Y tế Thế giới WHO liệt vào danh sách những đồ ăn gây tổn hại cơ thể, béo phì, bệnh lý tim mạch, đặc biệt là tạo điều kiện cho ung thư phát triển, rút ngắn tuổi thọ.
Các món chiên, rán
Đó là các món ăn gà rán, thịt chiên, khoai tây chiên... những đồ ăn này có hàm lượng chất béo bão hoà (chất béo xấu) cao. Nếu bạn dung nạp một thời gian dài sẽ gây tăng cân, béo phì. Đặc biệt, các dạng đồ ăn này được xếp vào Nhóm 2 theo WHO về khả năng gây ung thư.
Dưa muối, cà muối
Trong dưa, cà muối vừa có nồng độ muối cao, vừa có khả năng sản sinh thành nitrat trong quá trình lên men. Chất này chính là tác nhân gây nên một số loại ung thư như ung thư dạ dày, đại trực tràng, ung thư vòm mũi họng...
Thực phẩm chế biến sẵn
Đó là xúc xích, thịt xông khói, giăm bông... Thịt chế biến sẵn được xếp vào Nhóm 1 các thực phẩm có nguy cơ gây ung thư theo WHO từ 2015. Mức độ nguy hiểm này tương đương với hút thuốc lá. Rất nhiều người bệnh ung thư đường tiêu hoá đều có thói quen sử dụng các loại thịt chế biến sẵn như vậy.
Cá muối
Các nước châu Á có thói quen ăn đồ muối mặn, trong đó có cá muối. Tuy vậy, chính các đồ ăn này lại được xếp vào nhóm đồ ăn có nguy cơ cao gây ung thư vòm, ung thư họng miệng.
Món ăn quá nóng
Nhiệt độ cao sẽ làm thay đổi niêm mạc của vùng hầu họng, khoang miệng, thực quản, đường ruột. Thậm chí, nó còn có thể gây ra những biến đổi ác tính của các cơ quan trên, từ đó, các khối u ác tính sẽ hình thành.
Đây là 5 dạng đồ ăn dễ liên quan tới việc hình thành các tổn thương ác tính, rất nhiều người dân yêu thích. Nếu có thể, bạn hãy hạn chế sử dụng những thực phẩm này, để giúp cơ thể trở nên khoẻ mạnh hơn, phòng tránh các bệnh lý.
Dùng những thứ này thường xuyên, cẩn thận răng đổi màu ố vàng Dưới đây là 7 thực phẩm mà chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên hạn chế tiêu thụ để ngăn ngừa răng bị đổi màu và ố vàng. Một số thực phẩm bạn thường ăn hoặc uống đôi khi vô tình khiến răng bị đổi màu. Theo thời gian, răng mất đi độ sáng bóng và bị ố vàng. Mặc dù các cơ...