Những thực phẩm người bị viêm đại tràng mạn tính cần tránh
Viêm đại tràng mạn là bệnh rất hay gặp ở nước ta. Bệnh xuất hiện sau khi nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh vật ở ruột, bệnh mạn tính có từng đợt tiến triển.
Ảnh minh họa
Hỏi: Mẹ tôi bị viêm đại tràng mạn tính, ngoài việc dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, mẹ tôi nên ăn uống thế nào? Bình Minh (Nam Định)
Trả lời:
Viêm đại tràng mạn là bệnh rất hay gặp ở nước ta. Bệnh xuất hiện sau khi nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh vật ở ruột, bệnh mạn tính có từng đợt tiến triển.
Ngoài ra, viêm đại tràng mạn còn có thể do yếu tố tâm thần kinh do xúc động tâm lý và những lo lắng, stress ảnh hưởng tới sự điều tiết của hệ thống thần kinh thực vật gây tăng tiết ra các chất acid làm loét ruột. Bệnh gặp nhiều ở lứa tuổi trung và cao tuổi.
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn là đủ thành phần các chất dinh dưỡng: chất đạm (protein): 1 g/kg/ngày; nên dùng các loại thực phẩm như thịt nạc, cá nạc, sữa chua, sữa đậu nành…
Năng lượng: 30-35 Kcal/kg/ngày tùy theo từng bệnh nhân.
Chất béo: ăn hạn chế không quá 15 g/ngày.
Đủ nước, muối khoáng và các vitamin.
Các loại thực phẩm nên ăn là gạo, khoai tây, thịt nạc, cá, sữa đậu nành, sữa không có lactose, sữa chua.
Khi ăn các thức ăn tanh như tôm, cua, cá, trứng nên ăn ít một và ăn ngay sau khi chế biến.
Video đang HOT
Các loại rau xanh nhiều lá: rau ngót, rau muống, rau cải… nên nhặt phần rau non để ăn. Các rau họ cải: bắp cải, củ cải.
Ngoài ra, cần hạn chế trứng, sữa, nem rán, thịt mỡ, đậu đen, hành sống, dưa cà muối, rượu bia, cà phê, nước ngọt có ga vì các loại thực phẩm này gây đầy hơi, trướng bụng.
Theo BS Nguyễn Hải/Suckhoedoisong.vn
Uống một cốc nước ấm mỗi sáng theo cách này, công dụng hơn 'thần dược'
Mỗi buổi sáng thức dậy, bạn hãy uống một cốc nước ấm và thời gian sẽ trả lời cho bạn về sự 'thần kỳ' của cách uống nước này đối với sức khỏe và sắc đẹp của bạn.
Ảnh minh họa: Internet
70% cơ thể tạo ra từ nước, vì vậy, nước rất cần thiết để giúp cho cơ thể tỉnh táo và khỏe mạnh. Nhu cầu của cơ thể không được đáp ứng có thể gây ra những hậu quả sức khỏe tiêu cực trước mắt và lâu dài.
Mất nước kéo dài có thể dẫn tới viêm khớp dạng thấp, đau nửa đầu, đau thắt ngực, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, huyết áp cao, béo phì, bệnh trĩ, ung thư vú, bệnh lao phổi, sỏi thận, viêm xoang và ung thư tử cung.
Hãy giúp cơ thể phòng tránh những tình trạng này bằng cách uống nước ngay sau khi thức dậy và đảm bảo cơ thể có đủ nước cả ngày. Tuy nhiên bạn hãy nhớ nước cần uống là một cốc nước ấm.
Nước ấm giúp đào thải độc tố
Nước cùng với các chất lỏng khác sẽ thúc đẩy phân rã thực phẩm trong dạ dày, tăng cường tiêu hóa thức ăn.
Tăng cường trao đổi chất
Một ly nước ấm vào buổi sáng khi bụng rỗng còn giúp tăng cường trao đổi chất và đảm bảo duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể giúp bạn thoát khỏi tình trạng đau bụng do táo bón.
Ảnh minh họa: Internet
Giảm đau
Nhiều người tin rằng nước ấm là phương thuốc tự nhiên hiệu quả nhất giúp giảm đau bụng kinh. Nhiệt độ của nước sẽ giúp các cơ bụng thư giãn, làm nhẹ cơn đau. Nước ấm cũng cực kì tốt để chữa lành mọi loại đau đớn khác, do nó giúp tăng cường lưu thông mao mạch và xoa dịu cơ bắp.
Giúp tóc trơn, bóng và khỏe mạnh
Mất nước có thể có ảnh hưởng nghiêm trọng lên sự phát triển của tóc. Uống nhiều nước nuôi dưỡng mái tóc của bạn từ trong ra ngoài.
Nước chiếm gần trọng lượng của một sợi tóc. Hấp thu đủ không đủ nước có thể khiến sợi tóc giòn và mảnh, nhưng uống nước khi đói có thể cải thiện chất lượng tóc
Ngăn ngừa sỏi thận và nhiễm trùng bàng quang
Uống nước ngay sau khi thức dậy có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa sỏi thận và nhiễm trùng bàng quang. Có một sự thật rằng uống nước khi đói làm loãng axit do vậy ngăn ngừa hình thành sỏi trong thận. Bạn càng uống nhiều nước (tới giới hạn khỏe mạnh), bạn càng tránh được các nhiễm trùng bàng quang gây ra bởi độc tố.
Ảnh minh họa: Internet
Giúp bạn đốt calo nhiều hơn
Đó là vì nước ấm làm tăng thân nhiệt và kích thích các cơ quan hoạt động tăng tốc. Bằng cách này, bạn sẽ đốt được nhiều calorie hơn. Chức năng thận và cơ quan bài tiết cũng vận hành tốt hơn.
Tăng cường tuần hoàn
Nước ấm giúp tống hết độc tố và cặn bã ra ngoài, từ đó thúc đẩy hệ tuần hoàn hoạt động trơn tru.
Tăng cường hệ miễn dịch
Uống nước khi đói giúp loại bỏ và cân bằng hệ bạch huyết, dẫn đến tăng cường hệ miễn dịch. Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp bạn an toàn trước nhiều bệnh và phòng ngừa ốm thường xuyên.
Ảnh minh họa: Internet
Làm chậm quá trình lão hóa
Độc tố trong cơ thể đã thúc đẩy quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn. Vì vậy, hãy giúp cơ thể thải độc đồng thời làm tăng độ đàn hồi của làn da bằng cách uống nước ấm.
Giảm bớt chứng ợ nóng và khó tiêu
Khó tiêu là do hàm lượng axit tăng trong dạ dày. Bạn bị ợ nóng khi axit trào ngược trong thực quản. Khi uống nước lúc đói, axit này bị đẩy xuống và bị loãng đi, rối loạn này được giải quyết. Ngoài ra, cách này cung cấp sự khởi đầu tuyệt vời cho dạ dày để chuẩn bị cho bữa sáng sắp tới.
Cải thiện làn da
Mất nước gây ra nếp nhăm sớm và lỗ chân lông sâu trên da. Trong một nghiên cứu, người ta phát hiện ra rằng uống 500 ml nước khi đói làm tăng lưu thông máu trên da và làm sáng da. Ngoài ra, uống nhiều nước cả ngày có nghĩa cơ thể giải phóng được độc tố, điều này sẽ giúp làn da của bạn rạng rỡ hơn.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Nước vối: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh kẻo rước họa vào người Không chỉ có tác dụng giải khát, thanh nhiệt cơ thể, nước lá vối còn là một vị thuốc chữa được nhiều căn bệnh. Tuy nhiên nước vối không 'lành' như mọi người vẫn nghĩ, một số đối tượng phải 'tránh cho xa' loại nước này nếu không muốn mang bệnh. Ảnh minh họa: Internet "Khắc tinh" của bệnh gout Gout thường được...