Những thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh
Tủ lạnh thường là nơi bảo quản thức ăn, đồ uống của nhiều gia đình. Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm không nên cất trữ trong tủ lạnh như khoai tây, hành, tỏi…
Khoai tây được bảo quản tốt nhất ở nhiệt độ thường, không quá lạnh, quá nóng. Hơi lạnh ở tủ lạnh sẽ phá vỡ tinh bột có trong khoai tây, làm ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng, hương vị của thực phẩm này.
Hành tây sẽ nhanh hỏng, dễ mốc khi bảo quản trong tủ lạnh. Tốt nhất bạn nên để hành tây nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. Khi hành tây đã qua bóc vỏ, bạn có thể cho vào túi chân không và đặt ở ngăn mát tủ lạnh.
Tỏi sẽ giảm bớt độ nồng, cay khi lưu trữ trong tủ lạnh. Bạn nên phơi tỏi ngoài trời nắng to để tỏi tránh ẩm, mốc. Sau đó, cho vào các túi nhỏ và bảo quản ở nhiệt độ phòng.
Theo chuyên gia sức khỏe, các loại dưa như dưa hấu, dưa lưới… khi đặt trong tủ lạnh sẽ làm giảm hàm lượng chất oxy hóa. Do đó, bạn nên bảo quản dưa nguyên quả ở nhiệt độ phòng. Đối với dưa đã cắt, bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh 3-4 ngày.
Mật ong sẽ kết tinh khi giữ trong tủ lạnh. Mật ong bảo quản được lâu khi lưu trữ ở nhiệt độ phòng. Nếu mật ong đã đông đặc, bạn có thể cho chai mật ong vào nước ấm để chất lỏng trở lại trạng thái bình thường.
Bánh mì là thực phẩm dễ hỏng. Bảo quản bánh mì trong tủ lạnh để ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc là sai lầm. Bánh mì được lưu trữ tốt nhất trong các hộp đựng thức ăn khô, được hút chân không.
Các loại hạt như hạnh nhân, hạt dẻ… bảo quản trong tủ lạnh sẽ mất đi hương vị thơm ngon bởi nó hấp thụ mùi của các thực phẩm khác trong ngăn mát. Bạn nên nướng hoặc rang các loại hạt, cho vào các hộp kín để tránh hạt bị mốc.
Video đang HOT
Cà phê sẽ hút hấp thụ mùi của thực phẩm trong tủ lạnh. Do vậy, các loại hạt cà phê, bột cà phê sẽ giữ được hương vị chuẩn nhất khi để ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.
Tóm lại, các loại củ quả, hạt, trái cây nên được bảo quản ở hộp kín, nhiệt độ thường để duy trì kết cấu, hương vị. Tuy nhiên, việc làm lạnh thực phẩm được khuyến khích sau khi chúng được cắt hoặc nấu chín. Ngoài ra, bạn cũng nên vệ sinh tủ lạnh thường xuyên để thức ăn không bị bám mùi, mất đi hương vị vốn có.
Phản tác dụng khi bảo quản những thực phẩm này trong tủ lạnh
Tủ lạnh để bảo quản thực phẩm, nhưng có những loại thực phẩm lại rất "kỵ" tủ lạnh. Trong đó, có những món chúng ta cất vào tủ lạnh như một thói quen.
Cafe cần môi trường bảo quản khô, mát để tươi lâu, trong khi nhiệt độ của tủ lạnh lại quá lạnh so với hạt cafe. Các chuyên gia cafe cho hay, loại hạt này nên được bảo quản ở trong thùng kín và ở nơi ít ánh sáng hay độ ẩm cao.
Bánh mỳ sẽ bị khô cứng nếu để lâu trong tủ lạnh.
Cà chua sẽ mất đi phần nào hương vị thơm ngon và cả chất dinh dưỡng nếu cất trong tủ lạnh. Tuy nhiên, đây là thực phẩm thường thấy trong tủ lạnh tại các gia đình.
Cà tím rất nhạy cảm với nhiệt độ. Và bảo quản cà tím trong tủ lạnh sẽ phản tác dụng, vì ở môi trường dưới 10 độ C, cà tím sẽ mất đi hương vị của mình. Cách bảo quản cà tím tốt nhất là để nó tránh xa các loại trái cây và rau củ khác.
Bơ ngon nhất khi chín. Việc cất bơ trong tủ lạnh sẽ làm chậm quá trình chín tự nhiên của quả bơ. Loại quả này thơm ngon nhất khi chín tự nhiên và chỉ cần bảo quản ở nơi khô ráo.
Theo một nghiên cứu khoa học từng đăng trên Business Insider, việc bảo quản mật ong trong tủ lạnh sẽ làm nó cô đặc lại. Mật ong có thể được bảo quản vô thời hạn trong môi trường tự nhiên.
Thông thường sau khi mở nắp chai tương cà chua hay ketchup, người ta thường cất vào tủ lạnh. Tuy nhiên, món sốt cà chua đã có đủ chất bảo quản mà không cần tới tủ lạnh. Tại nhiều nhà hàng, bạn có thể thấy họ để các chai ketchup trên bàn ăn mà không bao giờ cất vào tủ lạnh.
Trái cây họ cam, quýt có độ axit cao và có thể bị hỏng nếu ở trong môi trường quá lạnh. Với cam, loại quả này có một lớp vỏ dày nên có thể bảo quản ở nhiệt độ "ấm hơn" so với tủ lạnh.
Mọi người đều có thói quen cất hoa quả trong tủ lạnh để chúng tươi lâu, song thực tế mọi loại quả sẽ ngon hơn nếu được để tránh xa tủ lạnh. Trong đó, táo vẫn sẽ tươi ngon trong 1-2 tuần khi để ở môi trường tự nhiên.
Nhiều người thích ăn trái cây lạnh, nhưng việc cất lê vào tủ lạnh quá lâu sẽ khiến loại quả này bị mềm và xốp, chứ không còn giòn ngọt.
Các nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ chỉ ra rằng, giá trị dinh dưỡng của dưa hấu sẽ bị giảm nếu để lạnh. Song với dưa hấu đã cắt lát thì vẫn nên cất vào tủ lạnh.
Lời khuyên để bảo quản đu đủ là cất trong túi giấy để loại quả này chín tự nhiên và thơm ngon nhất.
Chuối là loại quả trồng ở vùng có khí hậu nóng, nên loại quả này không phù hợp với sự mát mẻ của tủ lạnh.
Theo nghiên cứu của Đại học Minnesota (Mỹ), dưa chuột không cần bảo quản trong tủ lạnh. Với môi trường 12 độ C, dưa chuột có thể tươi ngon trong vòng 1 tuần. Nhiệt độ tủ lạnh sẽ làm hỏng lớp vỏ của dưa chuột.
Cất trong tủ lạnh là cách bảo quản ớt truyền thống và được cho rằng sẽ giúp tăng độ cay. Nhưng thực tế, đây là cách bảo quản phản tác dụng.
Bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng bí ngô sẽ bị hỏng nếu cất vào tủ lạnh.
Khoai tây ngon nhất khi được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Và bạn chỉ nên rửa khoai khi chuẩn bị chế biến. Nhiệt độ tủ lạnh sẽ khiến bị sậm màu khi nấu.
Rất nhiều người cất socola vào tủ lạnh để không bị chảy, nhưng ít ai biết rằng điều này sẽ làm thay đổi hương vị của socola./.
Hoàng Lê/VOV.VN
Những thực phẩm nên tránh bảo quản cùng nhau Những mẹo vặt đơn giản sẽ giúp bảo quản thực phẩm được tươi lâu hơn Tách dưa chuột khỏi những thực phẩm như cà chua và chuối chín do chúng sẽ rất dễ bị hỏng nếu tiếp xúc với ethylene - khí thoát ra từ các loại trái cây chín. Bảo quản các loại thảo mộc bằng cách cắt phần gốc hoặc thân...