Những thực phẩm giúp thai nhi tăng cân nhanh trong tháng cuối nhất định mẹ bầu phải biết
Mẹ bầu ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh trong những tháng cuối thai kỳ? Mẹ hãy lưu lại ngay những gợi ý dưới đây.
Để bé phát triển khỏe mạnh và tăng cân đều đặn luôn là điều mà mẹ bầu quan tâm và tìm hiểu trong suốt thai kỳ. Đặc biệt là giai đoạn cuối thai kỳ, con sẽ tăng cân nhanh hơn để đạt mốc tiêu chuẩn từ 3 đến 3,5 kg khi chào đời.
Theo đó, có rất nhiều nguyên nhân khiến thai nhi có thể chậm phát triển ở giai đoạn cuối như: chế độ dinh dưỡng, hoạt động cung cấp chất dinh dưỡng từ nhau thai, bé hấp thu chậm,…Chính vì thế, bài viết sẽ gợi ý về một số chế độ dinh dưỡng có thể giúp hỗ trợ bé hấp thu và tăng cân nhanh hơn trong tháng cuối thai kỳ.
So với gạo trắng, gạo lức/ngũ cốc là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào và còn bổ sung thêm nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất quan trọng. Hàm lượng chất xơ cao trong các loại thực phẩm này sẽ giúp thúc đẩy nhu động ruột, giảm tình trạng táo bón thường gặp ở phụ nữ mang thai. Bạn có thể thay thế một phần tinh bột bằng gạo lức hoặc các loại ngũ cốc và cũng có thể dùng chúng như bữa phụ hoặc món ăn vặt thay cho các loại bánh ngọt.
Trứng
Chứa nhiều axit cần thiết cho cả bà mẹ và em bé. Lòng đỏ trứng gà rất tốt cho cơ bắp và tăng cường trí thông minh em bé. Lưu ý: Không nên ăn quá nhiều trứng (không quá 5 quả/tuần). Nhiều bà mẹ có cho rằng ăn trứng ngỗng tốt cho thai nhi, tuy vậy, xét về dinh dưỡng và độ ngon thì trứng gà hơn hẳn.
Ngoài trứng gà, trứng vịt lộn cũng là một món ăn bổ dưỡng, giúp thai nhi tăng cân tốt. Một quả trứng vịt lộn cung cấp khoảng 182kcal năng lượng, 13,6g protein, 12,4g lipit, 82mg canxi, 212mg phốtpho, 600mg cholesterol… Không chỉ vậy, trứng vịt lộn cũng chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe như vitamin A, B, C… Thậm chí, hàm lượng chất sắt trong trứng vịt lộn còn nhiều hơn trong trứng gà. Mỗi tuần, mẹ bầu có thể ăn 3-4 quả trứng lộn, để thai nhi nhanh lớn.
Lưu ý, trứng vịt lộn có hàm lượng đạm khá cao nên không thích hợp ăn buổi tối vì có thể gây khó tiêu, đầy hơi. Đối với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao hoặc các bệnh tim mạch, nên hạn chế không ăn trứng vịt lộn để tránh tình trạng tắc nghẽn mạch máu do lượng cholesterol cao.
Video đang HOT
Bắp ngô
Bắp ngô là loại thực phẩm dân dã chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho phụ nữ mang thai và em bé trong bụng. Với lượng chất béo, chất xơ, protein và folate đặc biệt cao, thực phẩm này giúp các thai phụ ngăn chặn được bệnh tiểu đường, táo bón, gia tăng thị lực cho mẹ và kích thích tế bào thần kinh thai nhi phát triển hoàn thiện, không bị dị tật bẩm sinh. Tuy mang nhiều lợi ích là thế, nhưng mẹ không nên dùng bắp ngô để thay thế cho bữa chính và không nên ăn quá nhiều trong cùng một lúc sẽ gây hại cho sức khỏe vì mất cân bằng dinh dưỡng.
Sữa tươi không đường và tách béo
Sữa là một thức uống giàu dinh dưỡng. Với lượng protein cao, cùng với lượng canxi dồi dào, việc chọn các loại sữa ít béo và không đường sẽ rất có lợi cho mẹ. Việc uống sữa bầu có thể khiến mẹ nhanh lên cân nhanh vì có hàm lượng đường cao. Tuy nhiên, những loại sữa bầu ngọt có thể gây nên tình trạng khó tiêu, do cơ thể không đủ men lactase để tiêu hóa lượng đường trong sữa. Việc uống sữa tươi không đường, tách béo sẽ giúp cơ thể mẹ bầu hấp thu dễ dàng và thai nhi cũng được hưởng lợi từ đó mà lên cân.
Trái cây ít ngọt
Ăn hoa quả rất tốt cho mẹ bầu, tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn những loại hoa quả ngọt quá nhiều vì sẽ khiến mẹ nhanh lên cân nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro bệnh tật như tiểu đường, phù nề, huyết áp cao. Vì vậy, mẹ bầu nên chọn những loại trái cây nhiều vitamin và chất xơ, vừa tốt cho thai nhi vừa tốt cho quá trình hấp thu sắt cho cơ thể như: cam, bưởi, kiwi, bơ…
Thịt
Đứng đầu danh sách đó chính là thịt. Tất cả các loại thịt nạc như lợn, gà, bò,… đều mang lại một lượng lớn chất đạm lý tưởng giúp thai nhi hấp thụ dễ dàng và tăng cân nhanh. Đặc biệt là thịt bò được xem là loại thịt có hương vị hấp dẫn cùng lượng protein, chất sắt cao ngất ngưởng vừa giúp thai nhi khỏe mạnh lớn nhanh, tăng cơ bắp và cân nặng, mẹ bầu thì hồng hào bổ máu, không lo băng huyết, hậu sản sau khi sinh. Phụ nữ mang thai cần chú ý không nên ăn các loại thịt tái, sống vì rất dễ nhiễm các loại ký sinh trùng có hại gây sinh non, thai nhi chậm phát triển.
Quả bơ
Là loại trái cây được rất nhiều người yêu thích. Trái bơ chứa nhiều giá trị dinh dưỡng cực kỳ cao đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho mẹ và thai nhi phát triển. Nổi bật đó chính là lượng protein ngang ngửa với sữa và thuộc hàng cao nhất trong tất cả các loại quả khác.
Bên cạnh đó, bơ còn chứa các chất béo không bão hoà vô cùng tốt cho sức khỏe, dưỡng chất này không chỉ khiến thai nhi khỏe mạnh, thông minh mà còn giúp mẹ có được một làn da mịn màng, tươi trẻ như thời con gái. Nếu có điều kiện, mẹ bầu nên duy trì việc ăn từ 2 – 3 trái bơ mỗi tuần sẽ rất tốt cho cả thai phụ và thai nhi.
Lưu ý cho bà bầu tháng cuối
- Mẹ tuyệt đối không được tự ý giảm cân hay giảm khẩu phần ăn bởi đây là giai đoạn bé cần được cung cấp đủ năng lượng để phát triển hoàn thiện.
- Khi tăng khẩu phần ăn lên mẹ cần thận trọng với tình trạng tiểu đường thai kỳ.
- Mẹ tránh ăn quá mặn để giảm áp lực cho thận, hạn chế tình trạng phù chân tháng cuối.
- Tránh ăn các loại thức ăn không đảm bảo vệ sinh hay chưa chế biến kỹ, thực phẩm đóng hộp dễ có chất bảo quản.
- Tránh uống nước đá vì không chỉ kém vệ sinh, dễ bị viêm họng, mà còn có khả năng gây co thắt huyết mạch.
Theo Phunutoday
Độ mờ da gáy thai nhi bao nhiêu cảnh báo bé bị Down?
Mang thai tuần 12, độ mờ da gáy thai nhi 2.3. Cần làm thêm xét nghiệm máu hay chọc ối để phát hiện sớm dị tật của em bé? (Mai)
Ảnh minh họa
Trả lời:
Đo độ mờ da gáy thai nhi được thực hiện trong quý 1 của thai kỳ, tức là thai dưới 12 tuần và cao nhất 13 tuần để làm khảo sát Trisomy 13, 18, 21. Trong đó độ mờ da gáy được quy định đo trong khoảng 11 đến 13 tuần.
Kết quả cuối cùng nếu độ mờ da gáy trên 3 mm, em bé có nguy cơ hội chứng Down. Kết quả của bạn là 2.3 mm, chưa gọi là nguy cơ.
Để kết luận có nguy cơ thì phải làm thêm một xét nghiệm rút máu của người mẹ và làm theo phần mềm trong ngưỡng cắt. Cứ 250 người, có thể một người có nguy cơ hội chứng Down. Nếu kết quả cao hơn ngưỡng cắt, nghĩa là con bạn có nguy cơ hội chứng Down cao hơn bình thường và ngược lại.
Vì kết quả xét nghiệm đó chỉ mang tính chất tầm soát đại trà, nên chỉ chiếm 80-90%. Còn 10% còn lại có thể mang bệnh nhưng kết quả xét nghiệm không chỉ ra được. Nếu kết quả của bạn trên 1/1.250, bạn sẽ chờ đến tuần lễ thứ 16 để làm phương pháp chọc ối. Tuy nhiên, xét nghiệm chọc ối có tỷ lệ 100-200 bà mẹ sẽ có một bà mẹ bị sẩy thai.
Bác sĩ sẽ cân nhắc nên hay không nên làm xét nghiệm chọc vào ối. Hoặc bạn sẽ thực hiện phương pháp NIPT, kết quả 99% (lấy DNA em bé gián tiếp). Còn chọc ối kết quả 100% (lấy DNA em bé trực tiếp).
Bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến
Theo VNE
Mang thai lần đầu: Những điều mẹ bầu chưa biết Với những mẹ mang thai lần đầu tiên thì việc tìm hiểu và trang bị thêm nhiều kiến thức để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé lại càng cần thiết. Ảnh minh họa Dưới đây là những chia sẻ của các bác sĩ Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội về những điều mà phụ nữ mang thai lần đầu cần...