Những thực phẩm giàu kali hàng đầu bạn nên biết
Kali là một khoáng chất được tìm thấy trong một số loại thực phẩm. Bổ sung đủ lượng kali thích hợp trong chế độ ăn uống sẽ giúp cơ thể bạn luôn khỏe mạnh.
Những thực phẩm giàu kali tốt cho sức khỏe cơ bắp. Đồ họa: Hồng Nhật
Trái cây tươi và rau quả giàu kali như chuối, cam, dưa đỏ, nấm kim châm, mơ, bưởi, rau bina, bông cải xanh, khoai tây, khoai lang, đậu Hà Lan, dưa chuột, bí ngô. Một số loại trái cây khô như mận khô, nho khô.
Một số sản phẩm từ sữa chứa nhiều kali như sữa và sữa chua (tốt nhất là ít béo hoặc không có chất béo).
Một số loại cá có chứa kali như cá ngừ Halibut, cá tuyết,…
Ngoài ra, kali còn có trong các loại thực phẩm khác như chất thay thế muối (đọc nhãn để kiểm tra nồng độ kali), mật đường, quả hạch, thịt và gia cầm, gạo lứt, cám ngũ cốc, bánh mì nguyên cám và mì ống.
Video đang HOT
Cần bao nhiêu kali là đủ?
Theo các chuyên gia Hoa Kỳ, bạn nên bổ sung 4.7 miligram kali mỗi ngày. Nhu cầu của bạn có thể khác nếu bạn bị bệnh thận. Một số người bị bệnh thận nên nhận ít kali hơn mức khuyến nghị trên. Nếu thận của bạn không hoạt động tốt, quá nhiều kali có thể tồn tại trong cơ thể, gây ra các vấn đề về thần kinh và cơ. Do đó, người bị thận cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung chất này.
Vai trò của việc bổ sung kali cho cơ thể
Kali được đánh giá là chất có lợi cho huyết áp của bạn.
Thứ nhất, với sự hỗ trợ của thận, kali giúp loại bỏ muối thừa ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Đây là một điều tốt, vì quá nhiều muối có thể gây ra huyết áp cao.
Thứ hai, kali giúp các thành mạch máu của bạn thư giãn. Vì khi quá căng thẳng, sẽ dẫn đến huyết áp cao, có thể gây ra các vấn đề về tim.
Bạn cần bổ sung đủ kali để giúp cơ có thể hoạt động linh hoạt. Và thúc đẩy dây thần kinh hoạt động bình thường.
Những vitamin sẵn có tốt cho da
Bổ sung vitamin và luôn sử dụng kem chống nắng, tẩy trang để da được thoáng sạch là những nguyên tắc cơ bản nhất giúp duy trì vùng da mặt khỏe, trẻ.
Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng giúp sản xuất vitamin D cho làn da thêm khỏe mạnh - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Các vitamin tốt cho da
Theo Bệnh viện Da liễu T.Ư (Hà Nội), một số vitamin thiết yếu tốt cho da, rất sẵn có và khá dễ để bổ sung, trong đó điển hình là vitamin D.
Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong hình thành tông màu da và giúp da khỏe mạnh. Cách đơn giản nhất giúp tăng lượng vitamin D là phơi nắng. Nên thực hiện phơi nắng khoảng 10 - 15 phút hằng ngày. Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng giúp sản xuất vitamin D trên da, nhưng lưu ý không phơi nắng vào những thời điểm ánh nắng mạnh (từ 10 giờ sáng đến 16 giờ chiều). Nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có tiền sử ung thư da.
Ngoài ra, vitamin D cũng có sẵn trong thực phẩm tự nhiên như cá hồi, cá ngừ, cá tuyết...
Vitamin C có đặc tính chống ô xy hóa, đồng thời có vai trò trong sản xuất collagen, giúp chống lại các dấu hiệu lão hóa, ngăn ngừa tình trạng da khô.
Bạn có thể bổ sung vitamin C bằng cách uống vitamin C, hoặc bổ sung thông qua chế độ ăn uống và thực phẩm giàu vitamin C như: các loại quả có múi (cam, chanh, bưởi), dâu tây, bông cải xanh...
Vitamin E cũng là một chất chống ô xy hóa. Chức năng chính của nó trong quá trình chăm sóc da là bảo vệ da chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời, ngăn ngừa sạm da và nếp nhăn.
Vitamin K được cho là giúp ích một số tình trạng da như: nám, tàn nhang, rạn da, sạm da, quầng thâm... Một số loại thực phẩm giàu lượng vitamin K là cải xoăn, rau bina, rau diếp, cải bắp, đậu xanh...
Các bước chăm sóc cần thiết
Để có một làn da khỏe, hãy tuân thủ các bước chăm sóc đơn giản. Trước hết, không bao giờ quên kem chống nắng. Kem chống nắng là vật bất ly thân, đặc biệt là vào mùa hè và ngay cả mùa đông khi nắng không gay gắt. Nếu không sử dụng kem chống nắng, mọi biện pháp làm đẹp của bạn sẽ không có kết quả.
Nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 30 hoặc hơn, tùy thuộc vào loại da và thời gian tiếp xúc với ánh nắng mỗi ngày. Nhưng cần lưu ý, không bao giờ để da khô. Kem chống nắng có thể làm khô da nên bạn cần thoa kem dưỡng ẩm khoảng 15 phút trước khi dùng kem chống nắng.
Không đưa bàn tay bẩn chạm lên mặt. Tay của bạn hằng ngày cầm nắm, tiếp xúc rất nhiều vật dụng chứa vi khuẩn, do đó chạm tay lên mặt sẽ làm lây lan vi khuẩn lên da mặt, gây mụn. Ngay cả khi đã rửa tay cũng không thể đảm bảo tay mình hoàn toàn sạch vi khuẩn, do đó cần hạn chế sờ tay lên mặt.
Luôn tẩy trang trước khi đi ngủ. Đừng bao giờ đi ngủ với khuôn mặt còn trang điểm. Nếu bạn không tẩy trang, các lỗ chân lông chứa mỹ phẩm, bụi bẩn cả ngày sẽ dễ viêm nhiễm, nổi mụn. Cũng cần lưu ý, không để mỹ phẩm trong nhà tắm vì không khí ẩm ướt khiến chúng nhanh hỏng.
Theo Bệnh viện Da liễu T.Ư, lưu ý thay vỏ gối thường xuyên giúp da mặt sạch đẹp. Nên thay vỏ gối ít nhất một lần/tuần nếu da bạn khô hoặc bình thường; 3 ngày/lần nếu da bạn là da dầu. Vỏ gối là chỗ tiếp xúc với da mặt thường xuyên khi bạn nằm ngủ, do đó cần chú ý vệ sinh sạch sẽ.
Ngoài ra, nên duy trì mát xa vùng mặt. Việc mát xa giúp kích thích sự di chuyển của bạch huyết (là dịch trong suốt bao bọc các mô của cơ thể, giữ cân bằng chất lỏng và loại bỏ vi khuẩn khỏi các mô), làm da mịn màng và cũng giảm bọng ở mắt.
Ù tai có thể là dấu hiệu của việc thiếu loại vitamin này Ù tai là một tình trạng tai có đặc điểm là nghe thấy tiếng ồn không do bất kỳ nguồn bên ngoài nào gây ra. Việc thiếu vitamin B12 làm cho sự liên lạc giữa các dây thần kinh bị kém đi, một cơ chế suy giảm có thể dẫn đến ù tai - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Theo Dịch vụ Y tế...