Những thực phẩm để lâu trong bếp sẽ sinh ra độc tố
Những thực phẩm tự nhiên ở trong nhà bếp vốn an toàn nhưng có thể gây hại cho sức khỏe người ăn bởi nguy cơ sinh ra độc tố.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên Giảng viên viện Công nghệ thực phẩm, trường Đại học Bách Khoa, Hà Nội, cho biết, các thực phẩm con người ăn được hầu như an toàn nhưng trong quá trình chế biến và bảo quản có thể sinh ra độc tố gây ngộ độc nhưng người ăn không biết.
Dưới đây là những thực phẩm sinh ra độc tố khi được bảo quản ở gian bếp bạn cần lưu ý:
Khoai tây mọc mầm bạn cần bỏ ngay tức thì không tiếc. Ăn khoai tây mọc mầm có thể dẫn tới tử vong vì khi khoai già và mọc mầm, việc chuyển hóa thành các loại đường trong quá trình thúc đẩy sinh trưởng của mầm khoai sinh ra alcaloit.
Người ngộ độc alcaloit ít có thể gây các vấn đề nhẹ ở đường tiêu hóa như đau bụng, nôn ói, tiêu chảy. Nhưng ngộ độc nặng gây mê sảng, ảo giác, đau đầu, hạ thân nhiệt, đau bụng, thậm chí tử vong.
Do đó, bạn không nên ăn khoai tây mọc mầm và có mảng màu xanh, héo, sâu. Bởi dù khoét mầm, bạn vẫn không thể loại bỏ được alcaloit. Khi ăn nên chọn khoai tây mới rỡ, tươi ngon.
Khoai tây mọc mầm hay có màu xanh tuyệt đối không nên ăn. Ảnh: Dreamstime
Lưu ý, khoai lang, hành mọc mầm không sinh ra độc tố. Bạn có thể gọt bỏ phần mọc mầm trong khoai lang, ngâm trong nước muối loãng trong vòng 30 phút trước khi sử dụng.
Dưa chuột là loại quả nhiều người yêu thích của nhiều gia đình. Dưa chuột chứa nhiều nước, chất xơ tốt cho sức khỏe.
Video đang HOT
Tuy nhiên, dưa chuột chứa tới 90% nước nên dễ thối, hỏng. Vị đắng của quả dưa chuột là do cucurbitacin vốn có ở thân cây. Với liều lượng nhỏ cucurbitacin giúp lợi tiểu, tốt cho cơ thể nhưng hàm lượng cao có thể gây ngộ độc. Cucurbitacin ở quả dưa đắng không gây chết người nhưng tốt nhất không nên ăn vì khiến sẽ bạn khó tiểu, tiểu nhiều gây mất nước.
Khi ăn dưa chuột, tốt nhất bạn nên chọn dưa tươi, ngon, không ăn dưa đắng, xốp, héo. Bạn có thể ngâm dưa chuột trong nước muối 3-5 phút để loại bỏ nhựa của quả này.
Tương tự các loại bí, mướp, bầu có vị đắng bạn cũng không nên ăn vì có thể ngộ độc Cucurbitacin.
Lạc, gạo mốc
Bạn tuyệt đối không ăn lạc và các loại ngũ cốc khác bị mốc, đặc biệt, không rửa đi để ăn lại. Bởi nấm mốc của ngũ cốc sinh ra độc tố aflatoxin, độc tố này có khả năng gây ung thư gan.
Độc tố này không bị hủy bởi nhiệt hay qua việc làm sạch. Mức độ ảnh hưởng của nấm mốc aflatoxin phụ thuộc vào những yếu tố như tuổi tác, giới tính, mức độ, thời gian phơi nhiễm, sức miễn dịch, chế độ ăn uống và các yếu tố môi trường.
Độc tố không nhìn được bằng mắt thường, vì vậy, nếu thấy gạo ngả màu, ngô, lạc mốc bạn nên bỏ ngay tránh đưa độc tố này vào cơ thể.
Mía mốc đỏ
Lượng đường trong cây mía khá cao. Nếu để trong thời gian dài, dưới điều kiện nhiệt độ tăng cao, mía rất dễ sản sinh nấm mốc, ví dụ các chấm màu đỏ là chất Arthrinium sản sinh một loại độc tố Axit 3-nitropropionic, gây tổn thương tới hệ thống thần kinh trung ương. Loại độc tố này không loại bỏ được bằng cách rửa hay nhiệt. Tốt nhất, bạn không nên ăn mía mốc đỏ để tránh nhiễm độc và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Tiếc mấy cũng đừng để 3 món này vào tủ lạnh, không ngộ độc cũng ôm bệnh
Theo các chuyên gia, có một số thực phẩm sau khi nấu xong đừng trữ trong tủ lạnh để lần sau ăn, bởi chúng rất dễ sinh ra độc tố.
Hầu như gia đình nào cũng từng để thừa đồ ăn do nấu quá nhiều. Lúc này, vì muốn tiết kiệm nên đa phần mọi người đều cất trữ trong tủ lạnh, khi nào cần sẽ mang ra hâm nóng ăn cho đỡ phí. Tuy nhiên các chuyên gia cảnh báo rằng, không phải thực phẩm nào cũng có thể bảo quản bằng cách này được.
Cụ thể, đồ ăn đã chế biến để càng lâu thì nguy cơ hỏng càng cao, vi khuẩn sinh sôi càng nhiều. Một khi bạn ăn phải các vi khuẩn này, bạn dễ mắc các bệnh như viêm dạ dày, ruột cấp tính, thậm chí là các bệnh nguy hiểm như ung thư... Chưa kể đồ ăn để tủ lạnh còn bị hao hụt giá trị dinh dưỡng, ăn vào không còn tốt nữa.
Trữ đồ ăn thừa trong tủ lạnh là việc quen thuộc của nhiều gia đình.
Theo Amritha K - chuyên gia dinh dưỡng tại Boldsky, sau đây là 3 thực phẩm không nên để tủ lạnh vì hâm nóng lại ăn sẽ không tốt cho sức khỏe:
- Trứng đã qua chế biến
Có lẽ một trong những món "khoái khẩu" của nhiều người là các loại trứng chiên tái, trứng lòng đào... vì chúng khá thơm ngon. Thế nhưng, bạn chỉ nên ăn lúc vừa chế biến xong và tuyệt đối đừng cất trong tủ lạnh. Bởi trứng là món ăn giàu dưỡng chất nên có môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
Ngoài ra, khi trứng để bên ngoài môi trường có nhiệt độ từ 10 độ C trở lên, nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật gây hại, tạo nên tác nhân gây hại cho dạ dày và đường ruột. Nếu ăn trứng đã để qua đêm, bạn sẽ những triệu chứng như đầy hơi, tiêu chảy hay thậm chí là rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng.
Thêm vào đó, nếu luộc trứng chín hoàn toàn, nấm trong trứng sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn. Nhưng nếu để qua đêm, nấm sẽ phát triển mạnh và sản sinh cực nhanh. Protein trong trứng bị phân hủy một lượng lớn sinh ra chất độc hại, gây khó chịu đường tiêu hóa sau khi ăn và các triệu chứng như chướng bụng, tiêu chảy, đau bụng...
Trứng để qua đêm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và sinh sôi.
Vậy nên hãy chế biến trứng vừa đủ ăn, không nên để thừa rồi cất tủ lạnh. Nếu có lỡ thừa thì nên bỏ đi, tốt nhất đừng tiết kiệm kẻo "ôm bệnh vào thân".
- Khoai tây
Khoai tây là một loại thực phẩm được nhiều người yêu thích, đặc biệt là khi chiên lên sẽ giòn và thơm, già hay trẻ đều thích. Chính vì thế, nhiều gia đình thường làm nhiều khoai tây để ăn, đôi lúc thừa sẽ để vào tủ lạnh cho lần sau. Tuy nhiên các chuyên gia cảnh báo rằng, đây là một việc bạn nên bỏ ngay kẻo gây hại sức khỏe.
Tuy khoai tây giàu protein và chất xơ, nhưng nếu bạn hâm đi hâm lại quá nhiều lần, những dưỡng chất này sẽ mất đi, thậm chí khiến khoai tây có mùi khó chịu. Thêm vào đó, khoai tây để lâu ngày sẽ bị vi khuẩn xâm nhập, làm biến đổi dinh dưỡng thành những độc tố gây ngộ độc, đầy bụng, khó tiêu... cho người ăn phải.
Khoai tây cũng không nên bỏ tủ lạnh nếu ăn thừa, rất dễ sản sinh nhiều độc tố.
Những món ăn từ khoai tây như khoai tây chiên, hay canh khoai tây, khoai tây nghiền... khi chế biến xong thì nên ăn hết. Trong trường hợp không ăn hết cũng không nên giữ lại tới ngày hôm sau. Tốt nhất các chị em hãy nấu vừa đủ ăn, không nên "thừa còn hơn thiếu" để tránh trường hợp phải bảo quản trong tủ lạnh.
- Các loại rau xanh
Cũng như 2 loại thực phẩm trên, rau xanh cũng thường được nhiều gia đình để tủ lạnh vì ăn không hết. Tuy nhiên, bạn không nên để rau qua đêm vì chúng sẽ mất hết vitamin. Ăn vào chẳng những không còn bổ mà còn dễ gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng... cùng một số bệnh liên quan khác.
Nguy hiểm hơn, các loại rau xanh đậm như rau ngót, rau cải, rau muống... thường có hàm lượng nitrat cực cao. Nếu để qua đêm, lượng nitrat này sẽ biến đổi và sản sinh ra nitrite - một chất được Tổ chức Y tế Thế giới WHO công nhận là có khả năng kích thích sự hình thành tế bào ác tính, gây ung thư cho con người.
Rau để qua đêm có thể gây ung thư, tốt nhất hãy nấu vừa phải.
Nhiều bà nội trợ hay tiếc của nên cất lại để mai hâm nóng ăn mà không biết rằng, họ đã vô tình đã gây hại cho cả gia đình. Tốt nhất nên ăn rau xanh trong vòng 4 giờ sau khi chế biến, nhất là vào mùa hè. Cho dù để trong tủ lạnh, nếu dùng nhiều và lâu dài có khả năng gây ung thư.
9 loại rau quả giàu vitamin C nhất, bạn nên ăn thường xuyên Vitamin C rất cần thiết cho hệ miễn dịch của cơ thể con người, dưới đây là một số loại củ, quả giàu vitamin C mà bạn có thể tham khảo dưới đây. VitaminC là loại vitamin cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường. Cơ thể cần phải được bổ sung vitamin C thường xuyên để ngăn ngừa sự...