Những thực phẩm đáng sợ nhất Việt Nam 2013
Cao su chiên xù, gà tẩm bột sắt, rượu nếp 29 Hà Nội là những đồ ăn thức uống được tạo ra bởi những người bất chấp pháp luật, coi thường tính mạng người tiêu dùng.
Trà chanh: 200.000 đồng/100 gram hương liệu hóa chất = 500 lít trà chanh
3 năm trở lại đây, trà chanh trở thành xu hướng hot trong giới trẻ, đến thời điểm này, món đồ uống này vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Vì tính siêu lợi nhuận của loại hình kinh doanh này mà nhiều người bán hàng đã sẵn sàng dùng những nguyên liệu chè vụn, chè rẻ tiền thậm chí cả… chất hóa học để giảm giá thành của trà chanh mà không nghĩ tới mối nguy to lớn dành cho người uống.
Hội thảo Khỏe và an toàn do Viện thực phẩm chức năng Việt Nam tổ chức ngày 23/7 đã công bố 9 mẫu trà chanh, trà xanh, trà đá, nhân trần, nước ngô, nước mía… được lấy ngẫu nhiên trên các con phố ở Hà Nội đều phát hiện chứa vi khuẩn E.coli, men mốc, các kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadmi vượt xa giới hạn cho phép.
Thực tế, chỉ cần vài loại phẩm màu, hóa chất là có thể “hô biến” thành hàng trăm lít trà chanh “thơm ngon”. 20.000 đồng/100 gram hương liệu tạo màu để pha… 500 lít trà chanh, 30.000 đến 40.000 đồng cho 100 ml hương liệu tạo vị.
Phô mai que hay cao su chiên xù
Sự việc phô mai que được làm từ cao su đã được khuyến cáo từ cuối năm 2012, nhưng tới đầu năm 2013, hàng loạt người dùng mạng xã hội đã đăng tải những cảnh báo về việc ăn phải phô mai que “dởm”, thậm chí còn có người khẳng định chắc nịch đã nghe tận tại người bán hàng nói về điều đó.
Tuy nhiên có nhiều ý kiến phản bác rằng giá phô mai không quá đắt, người bán hàng không cần thiết phải sử dụng loại “cao su” nhập khẩu từ Trung Quốc để kiếm lời như vậy, nhưng việc có pha thêm phụ liệu để phô mai dai hơn là hoàn toàn có thể.
Bún trắng đẹp nhờ hóa chất
Tháng 7/2013, cơ quan chức năng TP.HCM đã phát hiện ra bún phở trên thị trường có chứa chất làm trắng quang học Tinopal. Đây là hóa chất gây hại đến đường tiêu hóa, có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như viêm loét dạ dày, thời gian dài sử dụng có thể gây suy gan, thận và ung thư.
Video đang HOT
Ngoài ra, một số chất hóa học độc hại khác như axit oxalic hay chất bảo quản Natri Benzoat cũng được dùng tẩy trắng sai quy chuẩn.
Gà vàng là gà tẩm bột sắt
Các bà nội trợ khi lựa chọn gia cầm làm sẵn thường quan tâm tới gà thành phẩm có lớp da vàng bắt mắt mà không biết rằng mình có thể là nạn nhân của hóa chất nhuộm gà. Ngày 22/8, Đoàn kiểm tra liên ngành huyện Bình Chánh, TP.HCM phát hiện một số đối tượng đang tổ chức giết mổ gia cầm trái phép tại khu đất trống thuộc tổ 6, ấp 3, xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh.
Tại hiện trường, chỉ còn vài con vịt sống và vịt đã được giết mổ, cùng với một số dụng cụ dùng để giết mổ, đặc biệt là có một hộp hóa chất màu vàng dùng để nhuộm gia cầm sau khi giết mổ.
Nem chua làm từ bì lợn bẩn
Vào tháng 4/2013, Phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Thanh Hóa đã phanh phui một cơ sở sản xuất nem chua có dự trữ 2,5 tấn bì lợn không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không có hợp đồng mua bán hàng hoá, không có hoá đơn chứng từ và không được kiểm định chất lượng vệ sinh thực phẩm.
Số hàng này được nhập về từ Nam Định trong khoảng thời gian tháng 12/2012 và được bảo quản trong tủ cấp đông. Bình quân mỗi ngày cơ sở này bán khoảng 50kg bì lợn dạng sợi cho các cơ sở sản xuất nem chua trên địa bàn TP Thanh Hoá.
Ruốc làm bằng máy trộn bê tông
Đầu tháng 10/2013, đoàn kiểm tra liên ngành TP.HCM đã phát hiện một cơ sở tại Bình Chánh sử dụng máy trộn bê tông để sản xuất chà bông (ruốc) bẩn. Tại hiện trường, đoàn kiểm tra ghi nhận thịt gà sản xuất chà bông không rõ nguồn gốc xuất xứ, cơ sở này đã sử dụng máy trộn bê tông để sản xuất chà bông.
Điều đáng lên án hơn nữa, thành phẩm được đặt trên nền nhà đầy ruồi nhặng, khi bị kiểm tra đột xuất, chủ cơ sở còn tìm cách tẩu tấn bằng việc để chà bông vào trong…toilet.
Rượu độc gây chết người
Vào những ngày cuối năm, dư luận lại một lần nữa bàng hoàng trước thông tin 6 người tử vong do ngộ độc rượu tại Quảng Ninh. Tất cả các nạn nhân đều sử dụng cùng một loại rượu đóng trong chai nhựa 2 lít màu trắng: Rượu nếp 29 Hà Nội lô sản xuất ngày 12/10 của công ty cổ phần xuất nhập khẩu 29 Hà Nội.
Loại rượu này đã được lấy mẫu xét nghiệm có chứa hàm lượng Methanol cao gấp gần 2000 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Đây là một loại cồn công nghiệp có độc tính cao, cấm sử dụng trong ăn uống. Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế đã yêu cầu thu hồi khẩn cấp toàn bộ lô rượu trên trong phạm vi cả nước.
Khô mực làm từ xác động vật?
Ngày 27/8, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị bắt được 1,5 tấn mực khô xé nhỏ không có nguồn gốc xuất xứ. Sau đó, Chi cục gửi đi kiểm định tại Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên – Huế. Kết quả: “Mẫu xét nghiệm không phải mực khô”. Qua khai thác, được biết lô mực khô này có xuất xứ từ Trung Quốc.
Cụ thể mực khô giả làm từ nguyên liệu gì, cơ quan kiểm nghiệm không xác định được chính xác. Bằng mắt thường cũng rất khó nhận biết bởi mực khô giả đã được xé nhỏ. Kinh nghiệm cho thấy, rất có thể được làm bằng các loại xác động vật khác.
Theo Màn Ảnh Sân Khấu
Rượu nếp 29 Hà Nội được pha bằng cồn và nước lã
Để sản xuất được một lít "rượu nếp 29 Hà Nội", Cảnh pha 30% cồn với 70% nước cộng với hương liệu trộn đều rồi đóng chai tung ra thị trường.
Một ngày sau khi bị Công an Quảng Ninh bắt để điều tra vụ ngộ độc "Rượu nếp 29 Hà Nội" gây chết 6 người, Nguyễn Duy Vường (Giám đốc Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu rượu 29 Hà Nội) cùng nhân viên Đặng Văn Cảnh đều lộ rõ vẻ ân hận, hối tiếc. Vì lợi nhuận họ đã sản xuất rượu độc trong thời gian dài, đến khi xảy ra các vụ chết người thì mọi việc mới được đưa ra ánh sáng.
Giám đốc Vường khai nhập số lượng cồn từ Nguyễn Thị Thu Hà để pha chế lô rượu sản xuất ngày 12/10. Tuy nhiên mọi giao dịch đều liên lạc qua điện thoại và lấy hàng không ký hợp đồng nên hiện không biết Hà ở đâu. Do chủ quan và tin tưởng bạn hàng, Vường không cho kiểm tra xuất xứ số cồn và kiểm định chất lượng có đảm bảo hay không.
Theo nghi can Vường, những lô hàng được sản xuất trước đây, lượng cồn dùng pha chế được nhập khẩu qua các công ty lớn có uy tín trong nước. Do gần Tết, thấy nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh, Vường đã lấy thêm hàng từ Hà để kịp thời phụ vụ sản xuất.
Toàn bộ khâu pha chế, Vường giao Cảnh phụ trách. Để sản xuất một lít "rượu nếp 29 Hà Nội", Cảnh pha 30% cồn với 70% nước cộng với hương liệu trộn đều rồi đóng chai bán ra thị trường.
Vường (ở giữa) và hai nhân viên dưới quyền đã bị bắt.
Nói về lô rượu độc đã gây tử vong cho 6 người, Vường bảo không ngờ có độc tố cao đến thế. Anh ta ân hận vì đã không làm đúng quy trình trong mẻ rượu ra lò ngày 12/10. "Nếu biết có độc tố mạnh như vậy thì tôi đã không dám làm", Vường nói.
Thượng tá Nguyễn Thái Bình (Phó trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an tỉnh Quảng Ninh) đánh giá, hầu hết các nghi can đều khai báo thành khẩn. Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu rượu 29 Hà Nội có đầy đủ pháp nhân, được Sở Công thương Hà Nội cấp phép sản xuất rượu.
Theo nhà chức trách, cồn pha nước lã và hương liệu thành rượu là cách phổ biến mà một số cơ sở sản xuất rượu chui thường dùng. Người uống phải thứ rượu độc này không chỉ bị ngộ độc mà còn dẫn tới suy gan, suy thận, nặng là tử vong.
Công an tỉnh Quảng Ninh đang tiếp tục làm rõ các sai phạm của ông chủ nhãn hiệu "rượu nếp 29 Hà Nội".
Theo Công an nhân dân
Sốc: Công thức pha chế rượu độc của Cty rượu 29 Để sản xuất được 1 lít rượu nếp 29 Hà Nội, Cảnh cho biết đã pha chế 30% cồn với 70% nước cộng với hương liệu nhất định trộn đều rồi đóng chai bán ra thị trường. Như đã đưa tin, chiều 9/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra lệnh bắt khẩn cấp 3 đối tượng...