Kỳ lạ giếng nước nóng bốc hơi nghi ngút giữa đồng
Không biết từ bao giờ nơi cánh đồng thôn Hà Bắc, xã Sơn Hạ (Sơn Hà, Quảng Ngãi) lại xuất hiện một giếng nước nóng. Cứ chiều đông về, người làng lại kéo nhau ra đồng tắm… nước nóng!
Bất cứ ai ngược xuôi trên tuyến Tỉnh lộ 623 qua xã Sơn Hạ vào mỗi chiều tà đều bắt gặp trên cánh đồng Gò Rộc, thôn Hà Bắc có rất nhiều người lưng trần vây quanh một cái giếng đang bốc hơi nghi ngút. Họ đang tắm!
“Bình nước nóng của làng”
Bỏ qua một chút tâm lý ngại ngùng, tôi quyết định dừng xe xuống xem mọi người… tắm! Nói đúng hơn là nghe những câu chuyện kể về cảm giác thú vị của họ khi tắm nước nóng giữa đồng. Đi bộ men theo bờ ruộng nhỏ, quanh co, sau 10 phút tôi đã đứng trước một giếng đang bốc hơi nghi ngút. Nước tràn đến tận miệng giếng.
Đám trẻ con tranh nhau những hòn đá làm chỗ ngồi và bắt đầu dùng ca nhựa múc nước xối bung từ trên đầu xuống. Vừa tắm chúng vừa nói cười, trò chuyện bằng tiếng Hrê. Tôi nghe không hiểu. Anh Đinh Văn Xa, thôn Hà Bắc (Sơn Hạ) đứng cạnh “phiên dịch”: “Bọn trẻ bảo trời mấy hôm nay lạnh, tắm thích hơn mấy ngày trước. Tắm xong về ăn cơm ngon lắm”.
Trẻ con thôn Hà Bắc thích thú khi “tắm nước nóng giữa đồng”.
Video đang HOT
Tiến lại gần giếng, nhìn vào mặt nước trong veo tôi thật sự cảm thấy bất ngờ. Nước không sâu, nhưng từ dưới lòng giếng có một lực nào đấy cứ đẩy nước lên mãi, cuộn từng vòng kêu ùng ục. Hàng chục người múc liên tục để tắm nhưng nước chẳng vơi. Tôi đưa tay khoát nước lên rửa mặt, nước ấm nóng chẳng khác gì đã được pha “đủ độ” theo cách hiện đại của bình nước nóng.
Quanh cái miệng giếng nhỏ được ví như “bình nước nóng của làng”, bao câu chuyện làm ăn, nuôi dạy con cái cứ râm ran mãi. Rồi cả cái chuyện tắm nước nóng giữa đồng mà cả làng chẳng ai còn bị bệnh ghẻ ngứa, vẩy nến nữa. Nghe câu chuyện của chính những người làng này, tôi hiểu thêm rằng, họ ra đồng tắm nước nóng mỗi ngày không chỉ vì thích thú, hiếu kỳ mà cả vì sức khỏe nữa.
Giếng lành
Chị Nguyễn Thị Hương, thôn Hà Bắc có nhà bên tuyến Tỉnh lộ 623 trước kia từng bị vẩy nến rất nặng. Thuốc đông tây y trong Nam ngoài Bắc đủ cả nhưng bệnh chẳng thuyên giảm. Thế mà từ ngày nghe các già làng ở Hà Bắc bảo rằng cứ đi tắm nước nóng ở cái giếng giữa cánh đồng kia sẽ khỏi. Và thế là chị kiên trì mỗi chiều như vậy, giờ đã khỏi hẳn. Chị nhớ lại: “Cái bệnh vẩy nến khiến tôi khổ tâm lắm. Sau mấy năm trời kiên trì tắm nước nóng ở giếng làng, bệnh tôi khỏi hẳn. Tôi khuyên mọi người, ai mắc bệnh như tôi, hãy về đây mà tắm”.
Lời mời của chị Hương phần nào đó lại là nỗi lo của làng. Chuyện lành từ giếng nước nóng ở thôn Hà Bắc này lan nhanh, người tìm về đây tắm mỗi ngày nhiều hơn. Giếng nằm giữa đồng, không có lối đi, muốn xuống tắm phải men theo bờ ruộng nhỏ. Không ít người đã dẫm đạp nát hết lúa của bà con. Bà con buồn nên không muốn có thêm người về giếng này tắm nữa.
Người dân Hà Bắc tự hào về cái giếng nước nóng giữa đồng nhưng lại không muốn nhiều người biết đến, tìm về là có nguyên do. Bởi thế “cái giếng quý” chẳng được sửa soạn sạch đẹp mà trái lại rất tạm bợ. “Mình mong có ai đó đứng ra đền bù đất cho dân làm con đường đi để mọi người đi tắm. Rồi làm cái nơi tắm cho đàng hoàng hơn” – già làng Đinh Văn Tía, thôn Hà Bắc chia sẻ.
Theo Quảng Ngãi Online
Chủ tịch nước: "Nên hỗ trợ cần câu cơm cho người dân vùng lũ"
Đó là chia sẻ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong chuyến thăm và tặng quà cho người dân vùng lũ ở Quảng Ngãi vào ngày 14/12.
Tại huyện miền núi Sơn Hà, Chủ tịch nước đến thăm người dân và học sinh, giáo viên thuộc xã Sơn Nham - địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất toàn huyện, ước tính ban đầu khoảng 57 tỷ đồng.
Chủ tịch nước thăm hỏi, động viên bà Đinh Thị Ron
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến thăm hỏi gia đình bà Đinh Thị Ron (89 tuổi, thôn Xà Nay, xã Sơn Nham) có nhà bị nước lũ cuốn trôi hoàn toàn. Hiện bà Ron đang sống cùng 1 người con gái bị bệnh tâm thần dưới mái lều bạt nằm trên nền nhà cũ.
Bà Đinh Thị Ron xúc động chia sẻ: "Giờ thì tôi già yếu rồi, không biết làm gì được để mà ăn. Tôi còn có đứa con gái bị tâm thần nên nó cũng không làm ăn được, chỉ chờ nhà nước hỗ trợ thôi. Nay có Chủ tịch nước đến thăm, vui lắm. Cảm ơn Đảng và Nhà nước đã quan tâm và chăm lo đời sống gia đình tôi nhiều".
Tiếp tục hành trình, Chủ tịch nước đến thăm trường Tiểu học và THCS Sơn Nham - ngôi trường có dãy phòng nhà ở công vụ cho giáo viên bị lũ đánh sập hoàn toàn.
Chứng kiến vết tích bị lũ tàn phá, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chia sẻ: "Với tinh thần sống chung với lũ, tôi hoan nghênh địa phương đã chủ động đối phó tốt với lũ lụt, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người. Sau lũ, địa phương chủ động và tranh thủ các nguồn lực kịp thời khắc phục hậu quả, đặc biệt là vấn đề an ninh lương thực, đời sống người dân, hiện tượng sa bồi, thủy phá đồng ruộng do lũ lụt gây ra. Tôi đề nghị địa phương cần tư vấn, tham mưu cho các đơn vị tài trợ tập trung hỗ trợ cho người dân bằng tiền để họ có chi phí xây và sửa nhà, khắc phục đồng ruộng, tu bổ phương tiện, buôn bán trở lại, đó chính là cần câu cơm lâu dài mà người dân cần hỗ trợ".
Chủ tịch nước tặng quà cho người dân vùng lũ
Qua đó, Chủ tịch nước cùng đoàn công tác đã tặng 40 suất quà (mỗi suất gồm 900.000 đồng tiền mặt và 100.000 đồng tiền quà). Bên cạnh đó, trao tượng trưng 300 con bò cho tỉnh Quảng Ngãi cấp phát đến người dân vùng lũ
Ngoài ra, trong chiều cùng ngày, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đến thăm hỏi 5 gia đình có người nhà thiệt mạng, 40 suất quà và 10 con bò ở xã Hành Tín Tây (Nghĩa Hành); thăm 4 gia đình có người thân bị thiệt mạng, 40 suất quà và 10 con bà ở xã Nghĩa Kỳ (Tư Nghĩa).
Được biết, toàn bộ số bò tài trợ trên thuộc Chương trình Ngân hàng bò của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vận động.
Hồng Long
Theo Dantri
Cô bé 6 tuổi ở Quảng Ngãi chỉ mê... cấy lúa Dù mới 6 tuổi nhưng bé Đinh Thị Xia, học lớp 1, trường Tiểu học Nước Nia, thôn Nước Nia, thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, đã tỏ ra thành thạo không kém người lớn trong việc cấy lúa. Không nũng nịu hay rong chơi và nô đùa như những đứa trẻ cùng lứa khác sau mỗi lúc tan học, với bé...