Những thực phẩm đại kỵ với thịt bò, đừng vô tư nấu chung kẻo rước bệnh vào người
Thịt bò là nguyên liệu phổ biến trong nấu ăn, nhưng bạn cần lưu ý một số món đại kỵ với thịt bò để tránh gặp rắc rối về sức khỏe.
Sau đây là những thực phẩm đại kỵ với thịt bò
Sở dĩ nói thịt lợn là thực phẩm kỵ thịt bò vì thịt lợn có tính hàn, không sinh nhiệt, phù hợp với người có cơ địa nóng, dễ bị mụn nhọt, táo bón. Trong khi đó thịt bò có tính ôn, có tác dụng kích thích quá trình chuyển hóa, phù hợp với người có thể trạng yếu, bị suy giảm chức năng chuyển hóa.
Như vậy thịt lợn và thịt bò đối nghịch nhau. Nếu kết hợp nấu chung hoặc ăn chung hai loại thực phẩm này với nhau sẽ làm triệt tiêu tác dụng của nhau, không mang lại tác dụng cho sức khỏe của con người.
Hải sản cũng là một trong những thực phẩm kỵ thịt bò. Trong thịt bò có chứa rất nhiều photpho còn trong hải sản lại chứa hàm lượng lớn magie và canxi. Do vậy, khi ăn chung hai loại thực phẩm này với nhau sẽ tạo thành phản ứng kết tủa tạo muối, làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của con người. Không những thế, việc kết hợp thịt bò với hải sản sẽ khiến người ăn kém ngon miệng hơn, thậm chí gây hại cho sức khỏe người dùng.
Lươn
Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng việc ăn chung thịt bò với lươn sẽ khiến người ăn bị đầy bụng, khó tiêu, hấp thu dinh dưỡng kém. Đặc biệt, nếu sử dụng chung hai loại thực phẩm này trong một thời gian dài sẽ làm cơ thể người ăn bị nhiễm độc, gây nguy hại đến tính mạng và sức khỏe.
Thịt bò ăn chung cùng với lươn gây hại cho người ăn, đặc biệt là trẻ nhỏ. Hệ bài tiết, thải độc của cơ thể trẻ còn non nớt, chưa hoàn thiện nếu ăn thịt bò và lươn cùng lúc sẽ cực kỳ nguy hiểm.
Sở dĩ không nên kết hợp chung thịt bò với đậu nành vì cả thịt bò và đậu nành đều chứa hàm lượng cao purin. Hoạt chất này tồn tại trong cơ thể sẽ gây tình trạng tích tụ acid uric trong máu, là nguyên nhân gây nên bệnh gout cùng một số bệnh lý khác liên quan đến xương khớp rất nguy hiểm.
Các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành không nên ăn với thịt bò bởi chúng chứa nhiều purin là nguyên nhân gây ra sự tích tụ axit uric trong cơ thể, dẫn đến bệnh gút.
Video đang HOT
Đỗ đen
Thịt bò chứa rất nhiều khoáng chất sắt, có tác dụng trong việc tăng số lượng hồng cầu trong cơ thể, sản sinh ra máu. Trong khi đó, đỗ đen lại chứa nhiều chất xơ, làm trở ngại cho quá trình hấp thụ sắt của cơ thể. Do đó, việc kết hợp thịt bò với đỗ đen là không thích hợp. Bạn nên sử dụng 2 loại thực phẩm này cách nhau tối thiểu 4 giờ đồng hồ để toàn bộ công dụng của chúng.
Hạt dẻ
Thịt bò ngoài tác dụng bổ máu còn chứa hàm lượng đạm cao. Bên cạnh đó hạt dẻ lại giàu vitamin C. Khi ăn cùng lúc thịt bò và hạt dẻ hoặc ăn cách nhau khoảng thời gian ngắn, không kịp để cơ thể hấp thụ dinh dưỡng thì vitamin C trong hạt dẻ sẽ làm biến đổi đạm trong thịt bò, khiến thịt bò mất đi giá trị dinh dưỡng vốn có.
Nước trà
Lượng acid tannic trong trà kết hợp với protein trong thịt bò sẽ gây viêm mạch ruột, làm tích tụ chất độc ở nhu động ruột gây táo bón cho người ăn. Do đó, bạn nên uống trà sau khi ăn thịt bò tối thiểu là 2 giờ đồng hồ.
Không chỉ không nên uống trà sau khi ăn thịt bò mà bạn cũng không nên kết hợp nước trà với các loại thịt đỏ khác nói chung để tránh gặp tình trạng tương tự.
Rượu trắng
Thói quen ăn thịt bò kèm với rượu trắng sẽ gây ra một bất lợi lớn chính là có thể gây ra các bệnh về răng lợi như viêm chân răng. Rượu trắng vốn thuộc tính cực nóng, nhiệt cao vì vậy những người có thể chất nóng nhiệt, trong giai đoạn bốc hỏa lại ăn thêm thịt bò và uống rượu trắng sẽ làm cho cơ thể nóng lên ở mức bốc hỏa.
Như vậy, thịt bò rất bổ dưỡng nhưng phải sử dụng đúng cách. Bạn nên tránh sử dụng chung các loại thực phẩm kỵ thịt bò chung với thịt bò cũng như các loại thịt đỏ khác để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm, đồng thời để bảo vệ sức khỏe của bạn và cả gia đình.
Những người “đại kỵ” với thịt bò
Người bệnh gút không nên ăn thịt bò
Dù trong thịt bò chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng người đang mắc bệnh gút không nên tiêu thụ quá nhiều. Nguyên nhân là do trong thịt bò có chứa rất nhiều lượng đạm, điều này sẽ làm tăng nồng độ axit uric trong máu – đây là nguyên nhân gây ra bệnh gút. Việc ăn quá nhiều thịt bò sẽ khiến bệnh gút thêm trầm trọng.
Dù vậy, bệnh nhân gút cũng không cần kiêng tuyệt đối loại thịt này. Để đảm bảo năng lượng và sức khỏe, người bệnh vẫn có thể ăn thịt bò nhưng với số lượng vừa phải. Tốt nhất là thay thịt đỏ bằng thịt trắng để ngừa bệnh phát triển nặng.
Bệnh nhân sỏi thận không nên ăn thịt bò
Không chỉ thịt bò, bệnh nhân sỏi thận nên hạn chế ăn cả thịt gia cầm và cá. Những thực phẩm này đều giàu protein, khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên, hình thành các loại sỏi.
Người bị ngứa da
Những người bị dị ứng da không thích hợp để ăn thịt bò bởi khi ăn vào sẽ khiến cho da có cảm giác nóng và khô hơn. Ăn quá nhiều thịt bò sẽ làm nặng thêm tình trạng ngứa da, cản trở sinh hoạt.
Người có vấn đề về chức năng tiêu hóa
Dù có thích thịt bò đến mấy, bạn cũng không nên ăn loại thịt này thường xuyên, tốt nhất là 1 lần/tuần bởi đây là loại thực phẩm khó tiêu.
Cũng vì thế, người có vấn đề về chức năng tiêu hóa cũng cần cân nhắc trước khi ăn thịt bò. Thịt bò có thể tăng gánh nặng tiêu hóa, dễ dẫn đến tăng nặng các bệnh đường tiêu hóa, và thậm chí gây ra bệnh viêm dạ dày ruột. Bên cạnh đó, trẻ em đang tập ăn cũng không nên ăn loại thịt này.
5 thực phẩm "xung khắc" với thịt lợn mà rất nhiều không hề hay biết
Thịt lợn nấu chung với những thực phẩm này vừa có hương vị không hấp dẫn, vừa không tốt, bạn nên chú ý.
5 thực phẩm "xung khắc" với thịt lợn
G an dê
Người xưa có câu: "Thịt lợn mà có gan dê, não tâm hư khí khó bề hấp thu" để nói về sự kỵ nhau của hai thực phẩm này. Theo Đông y, gan dê có tính hàn lạnh, trong khi đó thịt lợn có thể sinh nhiệt. Ăn hai loại thực phẩm này cùng lúc có thể gây chướng bụng, khó chịu và đau.
Ngoài ra, gan dê có mùi hôi, nếu chế biến cùng thịt lợn thì có thể khiến món ăn có mùi vị khó chịu, khó ăn.
Thịt lợn kỵ với những thực phẩm nào?
Rau mùi tây
Theo Đông y, thịt lợn có tác dụng ích khí còn mùi tây tính ôn. Nếu kết hợp hai thực phẩm này với nhau thì có thể gây phản tác dụng, sinh ra chướng bụng, khó tiêu nếu ăn quá nhiều.
Nước trà
Theo y học cổ truyền, không nên uống trà đá và ăn thịt lợn cùng thời điểm vì nó dễ gây táo bón.
Thịt bò
Thịt bò và thịt lợn là hai loại thịt có nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, không nên kết hợp chúng với nhau vì có thể làm giảm công dụng của từng loại thịt. Tốt nhất bạn nên nấu riêng hai loại thịt để đảm bảo mùi vị và dinh dưỡng.
Đậu tương
Theo Sohu, thịt lợn và đậu tương là hai thực phẩm kỵ nhau. Nguyên nhân là do đậu tương có hàm lượng phốt pho cao (khoảng 60-80% là phốt pho ở dạng axit phytic). Nếu ăn đậu tương cùng thịt lợn thì giá trị dinh dưỡng của cả hai thực phẩm có thể bị giảm, đặc biệt là giảm các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm...
Lưu ý khi mua thịt lợn
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), khi đi mua thịt lợn, người tiêu dùng cần ghi nhớ một số nguyên tắc để chọn được loại thịt ngon, đảm bảo chất lượng.
Đầu tiên, hãy chọn những miếng thịt có màu hồng sáng, phần bì mềm mại, thớ thịt săn. Khi dùng tay ấn vào miếng thịt thì thấy độ đàn hồi tốt. Dùng dao cắt có thể thấy có máu tiết ra. Cầm miếng thịt có cảm giác chắc chắn, không lỏng lẻo.
Nếu thấy thịt có mùi hôi, ra nhớt thì không được mua.
Nên mua thịt lợn ở những địa chỉ tin cậy.
Khi mua thịt về, nên rửa sạch trước khi chế biến. Có thể dùng muốt hạt hoặc nước muối pha loãng để rửa thịt.
Cách làm thịt viên sốt kiểu Thụy Điển siêu hấp dẫn Thịt viên là món ăn quen thuộc mà có lẽ ai cũng đã từng nếm thử. Tuy nhiên, hôm nay bạn hãy thử làm mới món ăn này bằng một chút biến tấu nhỏ qua nền ẩm thực của Thủy Điển với tên gọi giản dị thịt viên sốt kiểu Thủy Điển. Món ăn này là sự kết hợp giữa thịt gà với...