Những thực phẩm cấm kỵ với trẻ
Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với trẻ nhỏ bởi chúng sẽ quyết định lượng dưỡng chất mà bé hấp thụ được. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng nên dành cho bé. Các ông bố bà mẹ nên biết một vài loại thực phẩm cần tránh để giúp trẻ phát triển tốt nhất.
Ảnh minh họa: Internet
Ở từng độ tuổi khác nhau, bé sẽ hấp thu dinh dưỡng từ những thực phẩm khác nhau. Theo Khám phá, việc sử dụng thực phẩm không phù hợp với độ tuổi của trẻ có thể làm cản trở quá trình phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Bởi vậy, tìm hiểu về những loại thực phẩm tốt hoặc không tốt cho trẻ theo từng lứa tuổi là việc nên làm của các bậc cha mẹ thông thái. Bài viết này sẽ đưa ra cho bạn một vài gợi ý giúp bạn lựa chọn được những sản phẩm tốt và phù hợp nhất đối với từng giai đoạn phát triển của trẻ.
Bé từ 4-6 tháng tuổi tránh…
Tất cả các thực phẩm và đồ uống ngoại trừ sữa mẹ hoặc sữa công thức cho bé sơ sinh trong 6 tháng đầu.
Bé từ 4-12 tháng tuổi tránh…
Mật ong
Mật ong có chứa Clostridium botulinumf – loại bào tử có khả năng gây ngộ độc. Hệ tiêu hóa đã phát triển toàn diện của một người trưởng thành có thể ngăn chặn sự phát triển của các bào tử này. Nhưng đối với hệ tiêu hóa còn non nớt của một đứa trẻ, các bào tử này có thể phát triển và sản sinh độc tố đe dọa đến tính mạng.
Sữa bò và sữa đậu nành
Tuy rất gần với sữa mẹ và sữa bột nhưng hai loại sữa này thực sự phù hợp chỉ từ sau sinh nhật một tuổi của bé. Nguyên nhân là vì bé con của bạn chưa thể tiêu hóa được protein trong sữa bò và sữa đậu nành trong năm đầu tiên. Thực tế hai loại sữa này không có tất cả các chất dinh dưỡng bé cần trong năm đầu đời và còn chứa lượng các khoáng chất có thể làm hư thận của bé.
Bơ lạc (bơ đậu phộng)
Bé dưới 2 tuổi nên tránh bơ lạc và những sản phẩm khác có chứa hạt. Cho bé ăn các loại hạt có thể gây dị ứng và chất dính như bơ lạc gây khó nuốt, làm bé dễ bị nghẹn.
Lòng trắng trứng
Video đang HOT
Tránh cho bé dưới một tuổi ăn lòng trắng trứng để phòng phản ứng dị ứng hoặc dị ứng phát triển trong tương lai. Các protein trong lòng đỏ trứng thường hiếm khi gây dị ứng nhưng protein trong lòng trắng có thể làm bé bị dị ứng.
Bé 12 – 24 tháng tuổi tránh…
Thực phẩm kích thước lớn
Bé từ 12 – 24 tháng tuổi là những nhóc tì đệ nhất hiếu kỳ. Gần như tất cả mọi thứ, bé đều muốn cho vào miệng để khám phá. Vì vậy, những thực phẩm có kích thước lớn hơn hạt đậu cũng có thể khiến bé bị nghẹn. Do đó, khi chế biến thức ăn cho bé, cần băm hoặc thái nhỏ cà rốt, cần tây, đậu xanh… trước khi nấu. Ngoài ra, mẹ cũng nên cắt những trái cây như nho, cà chua, dưa hấu… thành từng miếng nhỏ bằng hạt đậu trước khi cho bé ăn. Tương tự thịt và pho mát cũng nên được cắt thật nhỏ.
Thực phẩm nhỏ nhưng cứng
Kẹo, bỏng ngô, hạt bí, hạt hướng dương… là &’thủ phạm’ hàng đầu khiến nhiều trẻ bị hóc sặc nhiều nhất hiện nay. Các loại hạt có thể là quá nhỏ để bị nghẹt thở nhưng lại có khả năng bị kẹt trong đường hô hấp của bé và gây ra nhiễm trùng.
Thực phẩm mềm nhưng dính
Kẹo dẻo, thạch… cũng có thể khiến bé gặp khó khăn khi nuốt hoặc bị nghẹn. Vì thế, cha mẹ chớ lơ là kẻo gây ra những &’tai nạn’ đáng tiếc.
Bé 24 – 36 tháng tuổi tránh…
Mặc dù ở độ tuổi này, các bé đã có thể ăn nhiều món hơn, nhưng nếu không để ý bé sẽ vẫn có thể bị nghẹn thức ăn. Các mẹ vẫn cần tránh các mối nguy hiểm từ thực phẩm như với trẻ 12 – 24 tháng đồng thời tránh cho con ăn trong lúc đi bộ, hay vừa ăn vừa xem ti vi hoặc làm bất cứ điều gì khác mà có thể làm bé mất tập trung vào bữa ăn của mình.
Bé 36 tháng tuổi trở lên tránh…
Với trẻ từ 36 tháng tuổi trở lên, không nên cho ăn nhiều những nhóm thực phẩm sau:
Thực phẩm có màu, vị ngọt
Kẹo cao su, mỳ ăn liền và những loại đồ uống có chứa nhiều chất làm ngọt không có lợi cho sức khỏe của trẻ. Trong những loại thực phẩm này thường có chứa hàm lượng hóa chất nhất định, có thể khiến trẻ bị dị ứng thực phẩm hoặc không tốt cho hệ tiêu hóa.
Thực phẩm có chứa chất kích thích
Chocolate hay nước có ga chứa chất kích thích sẽ gây kích thích tới hệ thống thần kinh khiến nhịp tim của bé đập nhanh, khó ngủ, tâm trạng bất an.
Ngoài ra, nhân sâm, sữa ong chúa lại là những thực phẩm có chứa thành phần kích thích dậy thì sớm, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ.
Thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản
Cá muối, thịt nướng, bắp rang, bánh pudding… đều là những thực phẩm được khuyến cáo nên hạn chế cho trẻ dùng.
Thực phẩm chứa nhiều chất béo
Trứng, hạt hướng dương, gan… có chứa nhiều cholesterol, khiến khả năng mắc bệnh tim của trẻ tăng cao. Hạt hướng dương lại chứa nhiều axit béo bão hòa, khi ăn vào sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng giải độc của tế bào gan.
Theo SKGĐ
10 kiêng kỵ phải nhớ khi uống sữa đậu nành
Sữa đậu nành là thức uống bổ dưỡng và lành mạnh cho cơ thể con người. Tuy nhiên, uống sữa đậu nành không đúng cách có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.
1. Không được uống sữa đậu nành chưa đun sôi kỹ
Trong sữa đậu nành sống có chứa chất ức chế men trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác nên nếu uống sữa đậu nành sống hoặc không được đun sôi kĩ sẽ gây buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài... thậm chí ngộ độc.
2. Không nên đánh trứng với sữa đậu nành
Nhiều người cho rằng đánh trứng vào sữa đậu nành hoặc uống sữa đậu nành với trứng có thể tăng thêm chất dinh dưỡng. Thực tế hoàn toàn trái ngược, vì lòng trắng trứng kết hợp với men trypsin trong sữa đậu nành tạo thành hợp chất kết tủa làm cơ thể khó hấp thu, hơn nữa nó còn làm mất đi những chất dinh dưỡng của trứng và sữa đậu nành.
3. Không nên dùng đường đỏ pha với sữa đậu nành
Trong đường đỏ có chứa nhiều a-xít hữu cơ như a-xít lắc-tích, a-xít a-xê-tích... có tác dụng kết hợp các chất prô-tít, can-xi tạo thành các hợp chất biến tính làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.
4. Không uống sữa đậu nành mà không ăn kèm chế phẩm tinh bột
Nếu chỉ uống sữa đậu nành không thì các chất dinh dưỡng trong đậu nành khi vào cơ thể đều bị chuyển hóa thành nhiệt lượng mà tiêu thụ mất, do đó không còn tác dụng bổ nữa. Vì vậy, khi uống sữa đậu nành nên ăn thêm một chút điểm tâm như: Bánh ngọt, bánh mì, bánh bao... hay các sản phẩm chế phẩm của tinh bột. Tinh bột có tác dụng làm cho dịch vị được tiết ra khiến các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành được tiêu hóa, hấp thu hoàn toàn.
5. Không nên uống quá nhiều sữa đậu nành một lúc
Đối với người lớn, một lần không nên uống quá 500ml, nếu uống quá nhiều dễ dẫn đến đau bụng, đi ngoài do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không được hấp thu hết, ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa.
6. Không nên uống thuốc cùng sữa đậu nành
Một số loại thuốc, đặc biệt các thuốc kháng sinh như tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành.
7. Không nên đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt
Vi khuẩn rất dễ sinh trưởng, phát triển trong sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm, sau 3 đến 4 giờ sữa đậu nành sẽ bị biến chất và không thể sử dụng được nữa.
8. Không nên dùng sữa đậu nành thay thế sữa cho trẻ bú
Mặc dù hàm lượng chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành cao nhưng vẫn không đủ cho nhu cầu phát triển của trẻ.
9. Không uống sữa đậu nành khi đói
Nếu uống sữa đậu nành lúc đói, hầu hết các protein sẽ thay đổi thành nhiệt và sẽ được tiêu thụ trong cơ thể, có thể không phát huy tác dụng thuốc bổ. Nên ăn một số loại thực phẩm giàu tinh bột khi uống sữa, chẳng hạn như bánh mì, bánh ngọt bánh mì hấp... Do đó, dưới tác động của tinh bột, protein hoàn toàn có thể phản ứng với dịch dạ dày và làm cho các chất dinh dưỡng được hấp thụ hoàn toàn bởi cơ thể.
10. Không nên dùng quá nhiều sữa đậu nành trong ngày
Bởi cơ thể sẽ phải tiêu hoá protein quá mức sinh ra các triệu chứng như chướng bụng, đi ngoài... Trong trường hợp bị nhức đầu tắc nghẽn đường hô hấp và các triệu chứng khác sau khi uống sữa đậu nành, ngay lập tức phải khám và tư vấn bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Theo Trí Thức Trẻ
Sữa đậu nành: Ngon, bổ, trị nhiều bệnh Những người bị dị ứng với sữa bò thì sữa đậu nành là lựa chọn thay thế số 1 bởi nó mang lại những lợi ích chữa bệnh bất ngờ hơn bạn nghĩ rất nhiều. Một cốc sữa đậu nành trung bình chứa: 25-31% canxi, 11-31% vitamin D, 89-125 calo, 5g chất béo (trong đó 0.4g bão hòa), 6-10g protein và 1-5g đường....