Những thông tin thí sinh đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Bách khoa TPHCM cần lưu ý
Thí sinh đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học (ĐH) Bách khoa (ĐH Quốc gia TPHCM) trong năm 2019 cần lưu ý những thông tin gì?
Ảnh minh họa
TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục (ĐH Quốc gia TPHCM): Trường ĐH Bách khoa áp dụng nhiều phương thức xét tuyển với chỉ tiêu tương ứng, áp dụng cho tất cả các nhóm ngành/ngành.
Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển bằng một hoặc kết hợp nhiều phương thức xét tuyển: Xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia 2019 (50% – 72% tổng chỉ tiêu); ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TPHCM (15% – 25% tổng chỉ tiêu); xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT (chiếm tối đa 3% tổng chỉ tiêu); xét tuyển theo kết quả kỳ đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TPHCM (10% – 40% tổng chỉ tiêu). Ngoài ra, trường này còn có phương thức khác đó là tuyển thí sinh là người nước ngoài, hoặc tốt nghiệp THPT nước ngoài (tối đa 1% tổng chỉ tiêu).
Đối với ngành Kiến trúc, thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi THPT quốc gia 2019 và đăng ký xét tuyển vào ngành này theo tổ hợp môn V00 (Toán, Lý, Năng khiếu) hoặc V01 (Toán, Văn, Năng khiếu). Đồng thời thí sinh phải đăng ký dự thi môn năng khiếu tại cổng tuyển sinh Trường ĐH Bách khoa và lấy điểm để xét tuyển. Điểm thi môn năng khiếu không được dưới 5 điểm và không sử dụng kết quả môn năng khiếu từ các trường khác.
Riêng các ngành đào tạo tại Phân hiệu ĐH Quốc gia TPHCM tại tỉnh Bến Tre, thí sinh phải đáp ứng các điều kiện và có đủ hồ sơ theo quy định của ĐH Quốc gia TPHCM. Thí sinh đăng ký hồ sơ xét tuyển tại phân hiệu theo quy định từ tháng 4 đến tháng 6-2019.
Video đang HOT
Theo SGGP
Gian lận thi cử đã tàn phá giáo dục như thế nào
222 thí sinh được nâng điểm tại Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang. Đó chưa phải là hệ quả cuối cùng của vụ việc gian lận thi cử tại những địa phương này. Sức tàn phá của gian lận thi cử ở phần chìm khủng khiếp hơn rất nhiều so với những con số được nhìn thấy.
Tính đến thời điểm hiện tại, Hòa Bình đã khởi tố 6 bị can. Trong đó có Trưởng phòng, chuyên viên phòng Khảo thí và Quản lý thi Sở GD&ĐT Hòa Bình. Cùng với đó là 1 hiệu phó và 3 giáo viên THPT. Hàng loạt cán bộ, giáo viên "dính án" đã khiến nhân sự của ngành giáo dục Hòa Bình bị thiếu hụt trong khi chưa có phương án chuẩn bị.
Theo tìm hiểu của Tiền Phong, sau khi có kết quả chấm thẩm định, Bộ GD&ĐT có công văn kèm danh sách gửi Sở GD&ĐT Hòa Bình để cập nhật lại điểm thi cho 64 thí sinh được nâng điểm. Thế nhưng, khó khăn lúc đó của Hòa Binh là không có nhân lực để làm công việc này.
Vì những người trước đó được tâp huấn, có trình độ chuyên môn để cập nhật điểm thi vào phần mềm chung của Bộ đều đã bị khởi tố và bắt giam. Để có nhân lực, Sở đã phải điều chuyển một chuyên viên của phòng trung học sang làm việc và nhờ Bộ "tập huấn" cấp tốc. Không những thế, một phó giám đốc sở đã phải kiêm luôn công việc này.
Tại Sơn La, Liên quan tới vụ án gian lận thi cử, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Sơn La đã khởi tố 7 bị can. Trong đó gồm: 1 Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La; 1 trưởng phòng, 1 chuyên viên Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng; 1 Hiệu Phó trường THPT Tô Hiệu, 1 Phó phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD&ĐT Sơn La; Như vậy riêng ngành giáo dục đã có 5 người bị khởi tố. Giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La cũng sắp về hưu.
Không những thế, trong khi vụ án còn đang trong quá trình điều tra thì Sở GD&ĐT Sơn La khủng hoảng nhân sự nghiêm trọng khi 1 phó giám đốc được cho là có con nằm trong danh sách được nâng điểm, giám đốc Sở GD&ĐT nghỉ hưu. Ngay trong phòng Thanh tra của Sở GD&ĐT Sơn La có 3 người thì trưởng phòng cũng được cho là có con nằm trong danh sách được nâng điểm, phó phòng về hưu, và chỉ còn 1 chuyên viên.
Trong khi đó, theo quan điểm của Bộ GD&ĐT, những cán bộ, chuyên viên của ngành dù chỉ được cho là có con nằm trong danh sách được nâng điểm đều không được tham gia tập huấn hay tất cả các khâu tổ chức của kỳ thi THPT quốc gia.
Kỳ thi THPT quốc gia đang đến gần, nhân sự chủ chốt cho kỳ thi tại các địa phương này hiện đang bị khởi tố, bắt hay nghỉ hưu sẽ là một khó khăn rất lớn cho ngành giáo dục.
Niềm tin bị ảnh hưởng
N.V.H đang học năm thứ nhất tại một trường ĐH ở Hà Nội. H đến từ Sơn La và em thi THPT quốc gia năm 2018. Kỳ nghỉ lễ vừa rồi, H về Sơn La chơi, em cho biết dường như khắp các nơi đều xì xào, xôn xao về các trường hợp các bạn bị các trường ĐH trả về.
H cho hay, những bạn cùng lớp với em thi thật học thật vui lắm. Em nghe các bạn trường chuyên Sơn La từng kể là lúc biết điểm thi, có ý kiến nghi ngờ một số bạn điểm cao là do gian lận, những bạn này còn lên tiếng chỉ trích lại.
Thế nhưng bây giờ, khi bị các trường công an trả về, đến facebook, các bạn này cũng khóa.
Tuy nhiên, theo H, những uất ức trong em cũng như các bạn học thật thi thật cũng mới chỉ được giải tỏa một phần. Còn những thiệt thòi mà các bạn và em phải chịu ngay từ lúc thi xong đến giờ vẫn không thể hết được.
"Những ảnh hưởng, những tiêu cực từ việc chạy điểm không thể xóa nhòa đi chỉ qua việc đuổi học đâu" - H nói.
Trong số 44 thí sinh của tỉnh nhà được nâng điểm, H biết một số là thí sinh tự do, tức là các anh chị khóa trên của H. Có anh thi năm 2017 không đỗ, lại từng học chuyên Địa của Sơn La, thế mà năm 2018, thi các môn không liên quan đến môn chuyên, điểm cao vọt.
Theo H, trong số những thí sinh bị trả về, mới có N.D.A quyết định đi du học, còn một số bạn thì nói quyết tâm năm 2019 thi tiếp.
Được biết, trong số 25 thí sinh của Sơn La bị buộc thôi học tại các trường công an thì có tới 12 thí sinh là chiến sĩ công an nghĩa vụ. Tức là thí sinh tự do.
NGHIÊM HUÊ
Theo Tiền phong
Sở GDĐT Sơn La "khủng hoảng" nhân sự sau vụ nâng điểm thi Sau khi hàng loạt cán bộ của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Sơn La bị khởi tố bị can vì liên quan đến vụ nâng điểm thi gây chấn động dư luận, Sở này đang lâm vào cảnh... nhìn đâu cũng thiếu lãnh đạo. Sau những sự việc đã xảy ra, dường như ông Hoàng Tiến Đức - Giám đốc Sở...