Những thói quen xấu khiến trẻ bị la mắng nhưng bố mẹ không biết chính mình mới là người “làm hư” con
Trước khi la mắng con thì bố mẹ cần nhìn lại cách nuôi dạy vì không chừng chính mình lại là nhân tố làm hư con.
Không chỉ có trách nhiệm nuôi dưỡng, bố mẹ còn là nhân tố quan trọng nhất trong quá trình lớn lên và hình thành tính cách ở trẻ. Chính vậy nên nếu trẻ có những biểu hiện hoặc hành động sai trái, phụ huynh đừng vội la mắng chúng mà hãy nhìn lại cách nuôi dạy con của bản thân bởi sai lầm của người lớn trong quá trình nuôi dưỡng có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu đến những đứa trẻ.
Cố tình làm phiền bố mẹ
Khi trẻ liên tục đòi hoặc không ngừng khóc thét lên để gọi bố mẹ thì đây là dấu hiệu cho thấy chúng đang cảm thấy thiếu sự quan tâm và tương tác với phụ huynh. Chính vì như vậy nên trẻ mới cố ý tạo sự chú ý bằng mọi cách, ví dụ như la khóc khiến bố mẹ cảm thấy khó chịu. Bố mẹ cần gắn bó, đồng hành với con nhiều hơn trong cuộc sống, để tránh cho các bé cảm thấy sự xa cách và thiếu kết nối với 2 bên.
Vì sợ bị bố mẹ la mắng nên nhiều trẻ có xu hướng nói dối, che đậy những lỗi lầm của mình. Dần dần, chúng sẽ hình thành thói quen xấu và rất khó sửa đổi. Bố mẹ cần kiên nhẫn và kiềm chế bản thân trước sai lầm của trẻ, hướng dẫn chúng làm tốt hơn trong tương lai chứ không phải lớn tiếng la mắng, đàn áp tinh thần khiến chúng sợ hãi và bắt đầu sinh tật nói dối.
Thiếu tự tin, rụt rè
Phụ huynh là những người hướng dẫn đầu đời của trẻ nhưng điều này không đồng nghĩa với việc bố mẹ tập cho con tính ỷ lại vì lúc nào cũng giúp đỡ hay làm thay chúng mọi chuyện. Việc làm tưởng chừng như thể hiện tình yêu thương của bố mẹ hóa ra lại chính là nguyên nhân khiến trẻ ngừng nỗ lực, không thể tự mình làm được bất cứ điều gì.
Video đang HOT
Thay vì chủ động đề nghị làm thay con, bố mẹ hãy hướng dẫn và trao cho chúng cơ hội được làm điều mình muốn. Khi con làm sai, bố mẹ tận tình chỉ bảo lại cho đúng, không nên la mắng chúng ngay chốn đông người để tránh tình trạng bé bị ảnh hưởng tinh thần và trở nên rụt rè, tự ti trong tương lai chỉ vì sợ những lời la mắng, chỉ trích của bố mẹ trong lúc giận dữ.
Không chia sẻ với bố mẹ
Nhiều bố mẹ gần gũi với con cái như bạn bè trong khi không ít các bậc phụ huynh buồn phiền vì không được nghe con chia sẻ. Lúc này, người lại cần nhìn lại chính mình bởi họ phải là người chủ động trò chuyện và hỏi han con để giúp chúng cởi mở hơn. Trong lúc con kể chuyện, bố mẹ không được can thiệp hay chỉ trích và chỉ nên nhẹ nhàng khuyên bảo nếu con làm sai. Việc trò chuyện không chỉ giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về con cái của mình mà còn giúp cho mối quan hệ 2 bên càng thêm gắn bó.
Không tôn trọng người khác
Khi nhìn thấy con mình không tôn trọng hoặc xem thường những người xung quanh, bố mẹ đừng vội trách mắng chúng bởi có khi, chính bản thân mình lại là nguyên nhân khiến những đứa trẻ trở nên như vậy. Bố mẹ thường xuyên bỏ qua câu hỏi, thờ ơ trước câu chuyện con kể hay thậm chí chẳng thèm để ý đến cảm xúc của chúng. Thái độ của trẻ đối với mọi người xung quanh thực chất chỉ là tấm gương phản chiếu lại những gì bố mẹ đã làm với chúng mà thôi.
Nguồn: Sohu
Chọn đúng ngành, học đúng nghề
Thời điểm thi THPT quốc gia đang đến rất gần. Đây cũng là thời điểm nhiều gia đình và HS phân vân, lo lắng không biết nên chọn ngành nào, trường nào để học. đắn đo nên đăng ký ngành học nào cho phù hợp. Nên chọn ngành bố mẹ định hướng hay theo đuổi đam mê của chính mình? Liệu ngành nào ra trường sẽ dễ kiếm việc làm?
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Băn khoăn, lo lắng chọn ngành
Hầu hết các bạn trẻ đang đứng trước ngưỡng cửa của sựlựa chọn nghề nghiệp cuộc đời đều gặp khó khăn và không ít áp lực từ phía gia đình, xã hội.
Về phía gia đình, xuất phát từ mong muốn có một tương lai tốt đẹp cho con cái, cha mẹ thường có xu hướng muốn con theo những ngành học và làm ngành nghề theo truyền thống, có mối quan hệ quen biết để dễ xin việc và có công việc ổn định khi ra trường.
Thế nhưng mong muốn của gia đình đa phần không trùng với mong muốn, sở trường và sở thích của con.
Bản thân các bạn trẻ cũng có sự lúng túng, thiếu tự tin vào bản thân. Nhiều em còn chưa thực sự xác định được mình muốn gì, thích gì và sẽ làm được việc gì sau khi tốt nghiệp. Không hiểu rõ về năng lực của bản thân khiến các bạn loay hoay vì thiếu thông tin hoặc có quá nhiều thông tin mà không được định hướng đúng.
Nên lựa chọn ngành học nào để đăng ký nguyện vọng, xét tuyển vào trường nào thì phải tham gia kỳ thi năng lực... là những băn khoăn của học sinh và phụ huynh.
Học sinh hào hứng với những buổi tư vấn tuyển sinh (nguồn internet)
Phạm Thị Yến Nhi, HS lớp 12 Trường THPT Trương Định, thắc mắc: "Em đọc thông tin thấy các phương tiện truyền thông nói rằng học khối ngành kinh tế rất khó xin việc. Như vậy, để có việc làm thì tụi em phải học trường nào và phải trang bị kỹ năng, kiến thức gì?".
Phụ huynh Lê văn Toản,(Linh Đàm, Hà Nội) chia sẻ: Ngành Khí tượng Thủy văn là ngành truyền thống của trường ĐH Thủy Lợi. Việc đào tạo ngành thủy văn trong nhà trường như thế nào. Cơ hội nghề nghiệp sau này ra sao".
Chọn ngành phù hợp với năng lực bản thân
Chia sẻ về những băn khoăn của Hs và phụ huynh đứng trước cơ hội lựa chọn nghề nghiệp, PGS, TS Nguyễn Tuấn Anh - Trưởng phòng đào tạo Đại học và Sau Đại học, Trường Đại học Thủy Lợi cho biết: Phương án tuyển sinh năm nay vẫn giữ ổn định như năm ngoái, nhiều trường đã mở thêm ngành mới để đáp ứng như cầu của xã hội cũng như tăng cơ hội nghề nghiệp của học sinh.
Để lựa chọn đúng ngành học, các em cần tìm hiểu thông tin tuyển sinh của các trường ĐH, cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, các em nên tìm hiểu điểm chuẩn của các ngành các trường trong năm trước.
Tùy thuộc và khả năng của mình, các em có thể lựa chọn các khối ngành như giỏi Toán các em có thể chọn khối ngành của các trường khối KH tự nhiên, nếu giỏi văn các em có thể lựa chọn khối ngành thuộc XH nhân văn. Ngoài ra, các em có thể tham khảo các thông tin về thị trường lao động, những ngành nào đang hot phù hợp với năng lực bản thân.
Với tư cách vừa là phụ huynh vừa là cô giáo, GS, TS Phạm Thị Hương Lan - Trưởng khoa Thủy văn và tài nguyên nước, Trường Đại học Thủy lợi đưa ra 3 lời khuyên:
Thứ nhất, phụ huynh nên đồng hành cùng con, quan tâm, trò chuyện lắng nghe con.
Thứ hai, đối với thí sinh cần tìm niềm vui trong thi cử, các em không nên xem thi cử là áp lực mà nên biến biến áp lực thành niềm vui thi cử.
Thứ ba, khi các con đặt chân vào trường, phụ huynh nên tôn trọng sự lựa chọn của con, nên đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học.
Chọn ngành nghề là định hướng rất quan trọng trong cuộc đời. Chính vì vậy, HS nên tìm hiểu đầy đủ nhất các thông tin khi chọn ngành chọn nghề. Khi chọn đúng ngành và học đúng nghề là khi các em có thể dung hòa được giữa hai yếu tố, nhu cầu xã hội và sở thích cá nhân. Học ngành, nghề phù hợp với nhu cầu xã hội sẽ đảm bảo các em có một công việc ổn định sau khi ra trường. Và làm một công việc mà bản thân có niềm đam mê, yêu thích sẽ giúp các em vượt qua những khó khăn, áp lực và dễ dàng đạt được thành công trong nghề.
Lê Đăng
Theo giaoducthoidai
Chìa khóa thành công của CEO Alibaba School 2.500 học viên, doanh thu đạt 13,5 tỷ đồng, là những con số ấn tượng mà Giám đốc Hệ thống Anh ngữ quốc tế Alibaba School Lê Anh cùng cộng sự đạt được trong năm vừa qua. Thành công này là kết quả của việc xây dựng đội nhóm gắn kết cùng hướng tới một mục tiêu chung. Tạo dựng giá trị cốt...