Những thói quen xấu hút kiệt năng lượng của bạn
Dưới đây là những thủ phạm gây rút kiệt năng lượng của bạn. Hãy dừng lại ngay những thói quen không tốt này
Dù chỉ thiếu nước ở mức độ nhẹ, cơ thể của bạn cũng rơi vào tình trạng thiếu sức sống. Điều này thật khó tin, nhưng thực tế, tình trạng mất nước sẽ làm giảm thể tích máu, khiến máu trở nên đặc hơn, đồng nghĩa với việc tim sẽ phải làm việc nhiều hơn để bơm oxy và dưỡng chất đi nuôi các tế bào trong cơ thể, điều đó khiến bạn luôn thấy uể oải.
Làm việc không nghỉ
Bạn là người nghiện công việc? Bạn làm việc liên tục quên cả nghỉ trưa? Hãy suy nghĩ lại vì thói quen này có thể làm giảm năng lượng. Nghiên cứu cho thấy, dành 20 phút nghỉ trưa là cần thiết để tăng cường năng lượng.
Dùng quá nhiều caffeine
Cafferin có ngay trong cốc cà phê của bạn. Bạn sẽ cảm thấy cạn kiệt năng lượng nếu tiêu thụ quá nhiều caffeine. Một chút cà phê có thể mang lại cho bạn sự tỉnh táo, song nếu lạm dụng sẽ gây tác dụng ngược hoặc thậm chí khiến bạn mất ngủ.
Duy trì bữa ăn sáng đều đặn để mang đến nguồn năng lượng cho cơ thể. Việc bỏ bữa sáng thường xuyên là nguyên nhân gây nên tình trạng cơ thể mệt mỏi, chậm chạp trong suốt một ngày. Bữa sáng rất quan trọng để cơ thể lấy năng lượng khởi động lại sự trao đổi chất sau giấc ngủ đêm.
Trong lúc ngủ, các hoạt động cơ thể của bạn vẫn “thức”, quá trình tiêu thụ năng lượng để trao đổi chất vẫn diễn ra đều đều. Điều này dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu năng lượng vào sáng hôm sau. Vì vậy, bữa ăn sáng đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung năng lượng cho cơ thể, giúp bạn tràn đầy năng lượng để khởi đầu một ngày mới
Ngồi sai tư thế
Ngồi sai tư thế cũng tác động đến mức năng lượng. Bạn cần duy trì tư thếđúng để giảm sản sinh cortisol, hormone stress rút kiệt năng lượng của bạn.
Uống rượu bia
Video đang HOT
Rượu bia có thể làm gián đoạn giấc ngủ vào ban đêm.
Khi mệt mỏi, nhiều người uống rượu bia vì cảm thấy nó giúp họ thư giãn và dễ ngủ hơn. Nhưng thực tế, rượu bia có thể làm gián đoạn giấc ngủ vào ban đêm.
Ban đầu, chất cồn trong rượu sẽ ức chế hệ thần kinh và tạo ra hiệu ứng an thần giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Nhưng trong lúc bạn ngủ, cơ thể sẽ đào thải chúng, việc này sẽ tạo ra làn sóng năng lượng đánh thức bạn dậy vào ban đêm, khiến cho quá trình phục hồi năng lượng bị gián đoạn. Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi vào sáng hôm sau.
Cách tạo ra năng lượng cho cả ngày làm việc dài:
Trên đó, bạn đã tìm ra nhiều “thủ phạm” gây uể oải, nhưng biên pháp nào giúp cơ thể luôn tràn đầy sức sống? Cách tốt nhất là chế độ ăn uống điều độ. Nguyên tắc chung khi bạn muốn thực hiện chế độ ăn uống giàu năng lượng là ăn thực phẩm nhiều chất xơ nhưng có mức đường huyết thấp. Một số thực phẩm có lượng đường huyết thấp tốt cho cơ thể bạn: Cà chua, Đậu đen.
Ngoài việc bổ sung đầy đủ năng lượng cần thiết thì tinh thần lạc quan, yêu đời cũng đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể khỏe mạnh. Dù bạn luôn bận rộn thì điều quan trọng nhất vẫn là dành thời gian chăm sóc bản thân. Điều đó giúp bạn dễ dàng loại bỏ sự căng thẳng – nguyên nhân của sự mệt mỏi kéo dài.
Bạn cũng đừng quên tham gia những hoạt động ngoài trời, tập yoga và tập thể dục thường xuyên nhé. Những hoạt động này không chỉ cung cấp oxy và dưỡng chất đến các tế bào của bạn mà còn sản sinh ra một lượng endorphins giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng và yêu đời hơn.
Theo www.phunutoday.vn
Căn bệnh khiến anh em Quốc Cơ, Quốc Nghiệp phải hủy show, dân văn phòng mắc rất nhiều
Chứng bệnh thoái hóa đốt sống cổ mà Quốc Nghiệp mắc phải hóa ra lại là căn bệnh mà dân văn phòng ngày này rất dễ gặp phải.
Ngày hôm qua anh em "Hoàng tử xiếc" Quốc Cơ - Quốc nghiệp đã phải tuyên bố hủy show diễn vào ngày 28/6 vì lý do sức khỏe. Được biết nguyên nhân là do kết quả chụp xương cổ của Quốc Nghiệp cho thấy anh bị rạn xương, thoát cổ đĩa đệm và bị thoái hóa đốt sống cổ.
Với nghiệp diễn xiếc đầy tính mạo hiểm cũng màn biểu diễn chống đầu liên tục thì việc Quốc Nghiệp bị thoái hóa đốt sống cổ có lẽ là điều dễ hiểu.
Anh em Quốc Cơ - Quốc Nghiệp phải hủy buổi diễn vì Quốc Nghiệp bị thoái hóa đốt sống cổ.
Tuy nhiên thực tế đây là căn bệnh khá phổ biến với dân văn phòng - những người tưởng như không hề phải lao động nặng nhưng lại có nguy cơ bị thoái hóa cột sống, đốt sống cổ rất cao.
Thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Thoái hoá đốt sống cổ là tình trạng suy thoái đốt sống ở khớp và đốt sống ở cổ do lão hóa. Xương, sụn và đĩa đệm ở vùng cổ theo thời gian sẽ yếu dần. Do đó, căn bệnh này thường phổ biến ở người lớn tuổi.
Tuy nhiên hiện nay, bệnh đang có xu hướng gia tăng ở những người trẻ tuổi trong độ tuổi từ 25-30, đặc biệt là dân văn phòng - những người thường xuyên làm việc với tư thế cổ hoạt động nhiều như cúi gập liện tục trong thời gian dài. Nếu không điều trị, người bệnh sẽ thường xuyên bị các cơn đau hành hạ, khó khăn trong các cử động cổ, lâu dần có thể dẫn đến bại liệt.
Nguyên nhân dẫn tới thoái hóa đốt sống cổ
Xương và sụn bảo vệ cổ của bạn có thể bị rách, dẫn tới thoái hóa. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do:
- Sự phát triển xương quá mức
- Đĩa đệm bị mất nước, khiến cho các đốt sống chà xát vào nhau;
- Thoát vị đĩa đệm ở cổ;
- Chấn thương cổ;
- Các dây chằng bị cứng theo thời gian.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ ngoài lý do tuổi tác:
- Chấn thương ở cổ như va đập mạnh, bị tai nạn,...;
- Lao động nặng, thường xuyên mang vác vật nặng lên vai;
- Duy trì cổ ở một tư thế cúi gập trong thời gian dài, đây là thói quen thường gặp của dân văn phòng;
- Yếu tố di truyền;
- Hút thuốc lá;
Các cấp độ thoái hóa đốt sống cổ cần đề phòng
Thoái hóa đốt sống cổ có 10 cấp độ từ nhẹ nhất tới nghiêm trọng nhất. Nếu bạn thường xuyên nhức mỏi cổ, vai gáy, hãy thử xem bản thân ở mức độ nào để kịp thời chữa trị:
Mức độ 1: Khi ngửa đầu nhìn trần nhà, có cảm giác bị cứng và đau ở cổ.
Mức độ 2: Thường xuyên đau mỏi cổ, thậm chí cảm giác đau và cứng lan sang vai và lưng.
Mức độ 3: Khi ngủ dễ bị tụt khỏi gối. Tỉnh dậy thấy cổ khó vận động, đau, khó chịu ở cổ.
Mức độ 4: Cánh tay đôi khi có cảm giác bị tê và thậm chí có lúc cảm giác mắt mờ.
Mức độ 5: Dáng đi xiêu vẹo, thị lực giảm dẫn, đi lại trên một đường thẳng thấy khó khăn.
Mức độ 6: Hoạt động của cổ, vai, cánh tay bị hạn chế và thậm chí không thể cầm bút viết được bình thường.
Mức độ 7: Phải dùng thìa để ăn, không thể dùng đũa để gắp thức ăn như bình thường.
Mức độ 8: Cảm thấy yếu, đi lại gần như không có sức lực, cảm giác chân bước đi như trên bông, không có trọng lượng.
Mức độ 9: Hoạt động đi tiểu đại tiện và khả năng sinh dục khó khăn hơn.
Mức độ 10: Tình hình trở nên rất nghiêm trọng, không thể rời khỏi giường, chỉ ngồi nằm ở một chỗ.
Phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ
- Tập thể dục thường xuyên như chạy bộ, bơi lội,...;
- Khi sử dụng các thiết bị công nghệ, đặc biệt lúc cầm điện thoại di động phải luôn giơ tay cao lên trước mặt, không nên cúi đầu xuống.
- Thay đổi các tư thế xấu, không nên ngồi nhiều và ngồi quá lâu;
- Sau thời gian làm việc, nên dành thời gian xoa bóp và chăm sóc vùng vai gáy cổ.
- Chú ý phân bổ thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, để tránh những căng thẳng cho vùng cột sống cổ. Những người thường xuyên ngồi trước máy tính nên đứng lên vận động, vươn vai sau 1-2 giờ làm việc.
- Bàn ghế nơi làm việc cân điều chỉnh độ cao phù hợp sao cho 2 cánh tay thẳng song song với nền nhà, giữ tư thế lưng thẳng và 2 vai ngang bằng. Đặt màn hình cách mắt 50-66 cm và dưới tầm nhìn mắt khoảng 10-20 độ, tránh để màn hình quá cao hoặc quá thấp so với tầm mắt.
- Bổ sung các loại thực phầm giàu canxi như tôm, cua, ốc, sữa và các loại rau, trái cây chứa nhiều vi chất, đặc biệt vitamin nhóm B vào bữa ăn hằng ngày để giúp xương chắc khỏe.
Theo Dương Dương
Khám Phá
11 thói quen xấu trước khi ngủ này đang hủy hoại sức khỏe và nhan sắc của bạn Buộc tóc, đeo nhiều trang sức, để tóc ướt,... trước khi đi ngủ là những thói quen nguy hiểm nhất sẽ phá hoại sức khỏe và nhan sắc của bạn. 1. Không tẩy trang Trang điểm là điều không thể thiếu ở hầu hết các nàng để gia tăng sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều chị em do...