Những thói quen làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường
Một công bố mới đây trên Tạp chí sức khỏe Health Line cho biết, nhiều người thường cho rằng bệnh đái tháo đường là do thừa cân, béo phì hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh. Nhưng thật ra lối sống và thói quen của mỗi cá nhân mới là nguyên nhân quan trọng nhất.
Trước tiên là việc bỏ bữa sáng. Người ta cho rằng mắc bệnh đái tháo đường là do thừa năng lượng, nên đã bỏ bữa ăn sáng. Họ đã không biết rằng, nếu không ăn bữa sáng sẽ làm gián đoạn các chức năng hoạt động của chất nội tiết insulin trong cơ thể. Điều này có thể khiến lượng đường trong máu thay đổi thất thường. Kết quả có thể gây ra sự suy giảm chức năng của tế bào beta của tuyến tụy, làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường.
Theo Health Line, nếu 1 tuần bỏ 4 bữa ăn sáng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường lên 55%.
Uống không đủ nước cũng thúc đẩy bệnh đái tháo đường tiến triển. Uống nhiều nước làm giảm nguy cơ đường huyết cao: Nếu bạn uống 8 cốc nước mỗi ngày, sẽ giảm được 21% nguy cơ tăng đường huyết. Nước rất quan trọng đối với các chức năng của gan, thận để thải các chất độc ra ngoài.
Nếu cơ thể không được cung cấp đủ nước, các cơ quan sẽ không thể hoạt động bình thường. Kết quả là lượng đường huyết có thể tăng. Tệ hơn nữa với người thích đồ uống nhiều đường, sẽ nhận được lượng calo không có giá trị dinh dưỡng. Lượng calo này chỉ càng làm nâng cao mức đường huyết lên mà thôi.
Một nguyên nhân nữa cũng rất quan trọng, bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt: Đó là ngồi nhiều, ít vận động. Kể cả việc mỗi ngày bạn tập thể dục 20 phút vào buổi sáng đi chăng nhữa, nhưng nếu cứ miệt mài bên bàn làm việc hoặc dán mắt vào các thiết bị thông minh, điều đó vẫn có hại cho sức khỏe.
Video đang HOT
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Hiệp hội nghiên cứu bệnh đái tháo đường châu Âu Diabetologia, mỗi giờ ngồi, ít vận động làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường lên 3,4%.
Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến nghị nên tập thể dục cộng với đi lại hàng ngày ít nhất 60 đến 75 phút để quản lý lượng đường trong máu. Nếu không hoạt động nhiều được như vậy thì cứ sau mỗi 30 phút ngồi phải rời bàn làm việc, đi lại loanh quanh vài phút trước khi quay trở lại công việc. Nói tóm lại, theo bất kỳ cách nào hãy đảm bảo rằng bạn có hoạt động thể chất.
Thức khuya, “lệ thuộc” vào các thiết bị màn hình thông minh trước giấc ngủ tối cũng được coi là có thể dẫn đến phát triển bệnh đái tháo đường. Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Men’s Health cho rằng những người sinh hoạt khuya làm việc kiểu “cú đêm” thường có xu hướng sa vào những thói quen không lành mạnh, như hay có thêm bữa ăn muộn hoặc đồ ăn lót dạ lúc nửa đêm, hay có thói quen hút thuốc lá để giữ cho tỉnh táo và thường lười biếng trong việc cố gắng tập thể dục. Mà điều đó làm rối loạn nhịp sinh học của cơ thể và dẫn đến nguy cơ rối loạn đường huyết.
Nên uống cà phê trước hay sau khi ăn sáng?
Hàng triệu người trên thế giới không thể bắt đầu một ngày mới nếu thiếu tách cà phê!
Tốt nhất là nên uống cà phê sau khi ăn sáng
ẢNH: SHUTTERSTOCK
Nhưng nếu bạn có thói quen uống cà phê trước khi ăn sáng, hãy đọc kỹ điều này.
Thói quen này có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, theo The Health Site.
Trong một nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh mới đây, các chuyên gia đã cảnh báo, uống cà phê đầu tiên vào buổi sáng (trước khi ăn sáng - PV) có thể làm tăng lượng đường trong máu lên 50%.
Tạp chí Dinh dưỡng Anh cho biết lượng đường trong máu tăng thường xuyên - có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2.
Vì vậy, các chuyên gia cảnh báo tốt nhất là nên uống cà phê sau khi ăn sáng, theo The Health Site.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học tại Đại học Bath (Anh) đã yêu cầu các tình nguyện viên uống 1 ly cà phê đen đậm đặc, chứa khoảng 300 mg caffeine, khoảng 1 giờ sau khi thức dậy, rồi mới ăn sáng với ngũ cốc hoặc bánh mì nướng với mứt...
Các chuyên gia đã cảnh báo, uống cà phê đầu tiên vào buổi sáng, trước khi ăn sáng, có thể làm tăng lượng đường trong máu lên 50%
ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Kết quả cho thấy, lượng đường trong máu của họ tăng cao hơn khoảng 50% so với không uống cà phê trước khi ăn sáng, theo The Health Site.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, có thể caffeine có trong cà phê đã ngăn cản cơ thể hấp thu đường.
Đây có thể không phải là vấn đề ngay lập tức, nhưng lượng đường trong máu thường xuyên tăng cao trong nhiều năm có thể dẫn đến bệnh tiểu đường và bệnh tim, nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh cho biết.
Giáo sư James Betts, người giám sát nghiên cứu và là đồng giám đốc của Trung tâm Dinh dưỡng của Đại học Bath (Anh), cho biết uống cà phê đầu tiên trước khi ăn uống bất cứ thứ gì sẽ làm suy giảm khả năng kiểm soát lượng đường trong máu, đặc biệt là sau một đêm mất ngủ.
Trung tâm Thể chất và Trao đổi chất tại Đại học Bath đề nghị, có thể cải thiện điều này bằng cách ăn trước rồi uống cà phê sau. Uống cà phê theo cách này, chúng ta mới có thể tận dụng được mọi lợi ích của cà phê mà không gây thiệt hại nào cho cơ thể, theo The Health Site.
Sau nửa giờ chợp mắt, nam kiến trúc sư hốt hoảng phát hiện bị điếc đột ngột, bác sĩ chỉ ra nguyên nhân và rất nhiều người cũng đang mắc phải Nửa tiếng sau, cấp trên muốn cùng anh Tăng bàn bạc công việc nhưng gọi thế nào anh vẫn không tỉnh. Trong chương trình "Doctor is hot", bác sĩ Trần Lượng Vũ, khoa tai mũi họng, bệnh viện Asia University Hospital, chia sẻ về trường hợp bệnh nhân nam là anh Tăng hiện đang là kiến trúc sư. Do tính chất công việc...