Những thói quen khiến trẻ lười ăn
Không ít trẻ “ lười” ăn là do thói quen ăn uống không tốt. Những thói quen này lại xuất phát từ sự chăm sóc “lơ là” và không đúng cách của các ông bố bà mẹ.
1. Không chú ý giai đoạn ăn dặm
Khi bước vào giai đoạn ăn dặm, không chỉ nhu cầu dinh dưỡng của bé tăng lên mà đây còn là một cách “tập luyện” giúp phát triển vị giác và khả năng nhai.
Nếu “vô tâm” trong giai đoạn này sẽ làm cho chức năng nhai phát triển chậm chạp. Sau này, trẻ chỉ thích tiếp nhận những thực phẩm “lỏng”, từ chối những thức ăn cần nhai như rau xanh, hoa quả, thịt băm nhỏ….
Lời khuyên của chuyên gia:
Ngoài 4 tháng tuổi, bạn cần dần dần từng bước cho trẻ ăn thêm thức ăn ngoài, nguyên tắc là từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc, từ mềm đến cứng, từ nhỏ đến to và từ một loại đến nhiều loại.
Từ 6 – 8 tháng tuổi là lúc quan trọng để trẻ học cách nhai và khả năng nhai nuốt thức ăn, ở giai đoạn này bạn cần phải thường xuyên cho trẻ ăn những thực phẩm có độ cứng như: bánh mỳ, bánh quy.
2. Cho trẻ ăn vặt tuỳ ý
Khi bắt đầu biết ăn, những loại kẹo ngọt và socola thường rất hấp dẫn trẻ. Nếu cho trẻ ăn tùy tiện sẽ dẫn tới tình trạng “lửng dạ”, không hào hứng với các bữa chính.
Hình minh họa
Lời khuyên của chuyên gia:
Hạn chế cho trẻ ăn vặt tối đa vì nó ảnh hưởng đến khẩu vị và cảm giác thèm ăn của trẻ.
Chọn những đồ ăn vặt có giá trị dinh dưỡng cao và thích hợp với từng độ tuổi của trẻ như lương khô, hoa quả khô, mứt trái cây, sữa chua…
Cũng “lập thời gian biểu” cho bữa phụ giống như bữa chính. Lưu ý trước khi ăn cơm và trước khi ngủ không nên cho trẻ ăn vặt.
Đối với những trẻ không thích ăn cơm thì càng phải kiểm soát các bữa ăn phụ. Nên cất giữ các đồ ăn vặt ở nơi trẻ không chú ý đến.
3. Ăn tốt nhưng ít vận động
Video đang HOT
Qua tham khảo, bạn biết chế độ dinh dưỡng cho bé rất hợp lý, các món rất ngon miệng nhưng không hiểu sao bé ngày càng lười ăn. Phải chăng bạn đã quên mất một điều là khuyến khích bé vận động?
Lời khuyên của chuyên gia:
Bạn nên thường xuyên cho bé ra ngoài hoạt động, chạy nhảy, không nên để bé cả ngày ở trong nhà “ôm” lấy cái ti vi hay chơi điện tử.
4. Giờ ăn “tùy hứng”
Một số bà mẹ cho rằng nếu trẻ không muốn ăn thì mặc kệ trẻ, đợi trẻ đói rồi tức khắc sẽ đòi ăn nhưng càng chờ càng sốt ruột. Thực tế, nếu để tình trạng kéo dài sẽ gây ra rối loạn khả năng hấp thụ của trẻ.
Một số bà mẹ lại quá bận rộn, bản thân không ăn uống đúng giờ nên trẻ cũng đương nhiên theo luôn nếp đó
Lời khuyên của chuyên gia:
Là tấm gương để con soi vào nên hãy gắng ăn ngày 3 bữa vào một giờ nhất định. Trước bữa ăn khoảng 5 – 10 phút nên nhắc nhở trẻ chuẩn bị đến giờ ăn.
Nếu trẻ khoảng 5 – 6 tuổi thì có thể để cho trẻ tham gia chuẩn bị bữa ăn như nhặt rau, sắp chén bát. Như vậy trẻ sẽ có một quá trình chuẩn bị tâm lý, dịch vị được tiết ra, ăn sẽ “vào” hơn.
Vào bữa, các thành viên trong gia đình nên tạo không khí ăn cơm đầm ấm vui vẻ. Nếu trẻ nhất thời không muốn ăn, bạn cần nhắc nhở trẻ: “Nếu bây giờ không ăn thì phải chờ đến bữa tối mới được ăn đấy” hoặc “Con không ăn thì sẽ bị mọi người ăn hết phần đó”.
Hình minh họa
5. Dung túng thói quen ăn uống không tốt
Trong mắt của trẻ, mọi hoạt động đều là “trò chơi”, ăn cơm cũng không ngoại lệ.
Một số trẻ có thói quen vừa ăn vừa chơi, có trẻ còn thích vừa ăn vừa xem ti vi, nếu không cho xem thì không ăn. Những thói quen không tốt này đều làm cho trẻ phân tán sự tập trung khi ăn, từ đó ảnh hưởng đến cảm giác ăn uống.
Lời khuyên của chuyên gia:
Vào giờ ăn, bạn nên thu hết tất cả mọi đồ chơi của trẻ, tắt ti vi để cho trẻ tập trung vào bữa ăn. Khi trẻ ngoan ngoãn ăn cơm và ăn ngon miệng thì nên kịp thời cổ vũ bé.
Trong thời gian ăn cơm, nếu trẻ có ngó ngoáy hay chạy vòng quanh rồi quay lại bàn ăn ngay thì bạn cũng không nên ngăn cấm. Tuyệt đối không chạy theo sau để cố đút cơm cho trẻ.
6. Chỉ ăn món “khoái khẩu
“Bố mẹ là tấm gương vì thế nếu trẻ nói “con không ăn” thì bạn cũng đừng vội bực bội.
Mỗi bà mẹ đều có món khoái khẩu và những món “nghĩ đã sợ” và rất có thể bé cũng đang học bạn điều đó.
Lời khuyên của chuyên gia:
Bạn không nên tỏ thái độ thích ăn món này ghét ăn món kia trước mặt trẻ. Bạn nên cho trẻ thấy mỗi loại thực phẩm đều có hương vị rất ngon và đều rất có lợi cho cơ thể.
7. Cho trẻ ăn riêng
Một số bà mẹ muốn trẻ ăn được nhiều nên có thói quen cố ý cho trẻ ăn trước hoặc sau bữa ăn với gia đình. Có thể các ông bố bà mẹ không biết, trẻ ăn cơm cũng cần có một không khí đầm ấm. Nếu ăn cùng với cả gia đình thì trẻ sẽ ăn ngon hơn, nhiều hơn so với khi ăn một mình.
Lời khuyên của chuyên gia:
Hãy sắp xếp cho trẻ một chỗ ngồi cố định trên bàn ăn, động viên trẻ cùng ăn cơm với cả gia đình. Nếu trẻ chưa thể tự xúc thì bạn có thể vừa ăn vừa đút cho trẻ. Sau khi trẻ nắm vững được “kỹ năng” ăn uống thì bạn nên để cho trẻ tự lập và tự giác có thói quen ăn uống.
8. Không chú ý tạo dựng không khí ăn uống
Bữa cơm nên kết thúc ở trong không khí vui vẻ nhưng rất nhiều bà mẹ không chú ý đến vấn đề này. Khi trẻ thể hiện không muốn ăn, những người mẹ nóng vội sẽ thể hiện tính không kiên nhẫn, không đánh thì sẽ mắng, ép cho trẻ ăn được thì mới thôi. Ở trong môi trường như thế thì ai còn có “hứng thú” để ăn nữa?
Lời khuyên của chuyên gia:
Ép buộc trẻ ăn cơm không phải là giải pháp tốt nhất. Nếu trẻ thực sự không muốn ăn thì cũng không nên quá ép.
Đợi 30 phút sau hãy thử bón cho trẻ ăn lại. Đói là sự “bắt ép” tốt nhất với trẻ. Nếu sau khi bỏ 1 bữa mà trẻ vẫn chưa có cảm giác đói thì nhất định là đường tiêu hoá của trẻ có vấn đề. Lúc này bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện khám, không nên tuỳ tiện cho trẻ bổ sung vitamin hay thực phẩm dinh dưỡng.
Theo vietbao
2.400 phụ nữ Việt chết vì virus HPV mỗi năm
Việt Nam có 9 phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung mỗi ngày hơn 5.100 trường hợp mắc mới và khoảng 2.400 người chết vì căn bệnh này hàng năm. Virus HPV lây qua đường tình dục cũng gây ra hàng loạt các bệnh ung thư khác.
Bác sĩ Lê Thị Kiều Dung thuyết trình tại hội thảo.
Dễ lây nhiễm hơn HIV
PGS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cho biết, ung thư cổ tử cung (UTCTC) là bệnh gây chết người thứ 2 trong các loại ung thư mà phụ nữ mắc phải.
Đặc biệt, UTCTC thường xuất hiện ở phụ nữ từ 35 đến 60 tuổi. Đây là bệnh khó nhận biết do không gây đau và không có những dấu hiệu khác lạ.
Tại Việt Nam, ước tính, cứ 100 nghìn phụ nữ thì có 20 người mắc bệnh và 11 trường hợp tử vong. TS Lê Quang Thanh, Phó giám đốc Bệnh viện Từ Dũ (TPHCM) cho biết, nhiều người lầm tưởng virus HPV gây nên UTCTC là chính, nên nam giới không quan tâm.
Thực tế, các quý ông cũng có nguy cơ vướng HPV, biểu hiện cụ thể là mụn cóc sinh dục, đa bướu gai hô hấp tái diễn và ung thư dương vật. Trong đó, ung thư hậu môn, ung thư hầu họng (lưỡi, amiđan, họng và khẩu cái mềm) là vấn đề cấp thiết mà nam giới cần quan tâm.
Tại hội thảo Cập nhật thông tin liên quan đến an toàn tiêm chủng và HPV vaccine diễn ra gần đây tại Nha Trang, TS Thanh cho hay, theo thống kê mới nhất tại Bệnh viện Từ Dũ, mỗi năm, bệnh viện này có 560 ca UTCTC mắc mới, trong đó lứa tuổi sinh sản chiếm phần lớn.
Các xét nghiệm gần đây, cho thấy, HPV có mặt trong 99,7% trường hợp UTCTC. HPV dễ lây nhiễm hơn cả HIV, bởi ngoài lây truyền qua đường tình dục, virus này nhiễm trực tiếp qua da trong những trường hợp dùng chung quần áo, dụng cụ cắt móng tay...
Tại Việt Nam, mỗi ngày có 17 phụ nữ được chẩn đoán UTCTC và 9 người chết vì căn bệnh này, bác sĩ Lê Thị Kiều Dung, Giảng viên bộ môn Sản, ĐH Y dược TPHCM, cho biết.
Xét nghiệm để ngừa bệnh
Th.S, BS Huỳnh Xuân Nghiêm, Bệnh viện Hùng Vương (TPHCM), cho hay các nhà khoa học đã chứng minh, tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh hoạt tình dục sẽ nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời.
Đa số bệnh sẽ tự hết, nhưng một số tiếp tục tiến triển và trở thành UTCTC, ung thư âm hộ hoặc ung thư âm đạo. Một vấn đề quan trọng là không ai có thể biết mình sẽ sạch nhiễm hay tiếp tục âm thầm tiến triển thành ung thư.
Điều đó cho thấy, tiêm ngừa là việc mỗi người cần làm và nên làm sớm. Có những yếu tố tạo thuận lợi cho tiến triển UTCTC từ nhiễm HPV như sinh con nhiều, giao hợp sớm, nhiều bạn tình, hút thuốc lá...
ThS, BS Trần Đặng Ngọc Linh, Bệnh viện Ung bướu TPHCM, cho biết xét nghiệm PAP (phết tế bào âm đạo cổ tử cung) là xét nghiệm đơn giản, rẻ tiền, không gây tác động trên người được làm, dễ áp dụng đại trà.
Đã có 2 loại vaccine được công nhận và cho phép sử dụng đại trà trên người. Những theo dõi trên người sử dụng các vaccine này đã qua năm thứ 4 và cho thấy nồng độ kháng thể vẫn còn có hiệu quả bảo vệ với các nhóm HPV tương ứng.
Vaccine phòng UTCTC trên thị trường Việt Nam có 2 loại: Loại Gardasil bao gồm HPV 16, 18 (gây UTCTC) và HPV 6,11 (gây mụn cóc, sùi mào gà) ở bộ phận sinh dục cả nam và nữ. Vaccine này có giá là 1.250.000 đồng/lần tiêm (mỗi người cần tiêm 3 mũi trong vòng 6 tháng). Loại Cervarix ngừa HPV 16 và 18 với giá là 750.000 đồng/lần tiêm (tiêm 3 mũi trong vòng 6 tháng). PGS.TS Nguyễn Trần Hiển cho biết Việt Nam đang xem xét đưa vaccine này vào chương trình tiêm chủng mở rộng.
Thái Hà
Theo thanhnien.vn
Thương ấu ta, xa ấu tàu Vừa qua, một bệnh nhân nam 51 tuổi được nhập khoa hồi sức tích cực, bệnh viện E Trung ương trong tình trạng tê bì miệng, lưỡi, tứ chi khó thở, tức ngực, mạch 95 lần/phút, không đều huyết áp 90/60mmHg... Bệnh nhân cho biết trước đó có ăn cháo củ ấu tàu nhằm "tăng cường sinh lực đàn ông". Đây không phải...